Đi ngoài ra máu kèm chất nhầy là dấu hiệu của bệnh gì?

Tham vấn y khoa: Tiến sĩ, Bác sĩ Trịnh Tùng ngày 21/01/2022

Đi ngoài ra máu kèm chất nhầy là hiện tượng khiến không ít người phải lo lắng khi gặp phải. Hiện tượng này xuất hiện liệu có phải là dấu hiệu của bệnh lý không hay chỉ là triệu chứng bình thường. Những chia sẻ ngay sau đây của các chuyên gia tại Đa Khoa Quốc Tế Cộng Đồng sẽ giúp bạn tìm được cho mình câu trả lời chính xác nhất. 

I. Đi ngoài ra máu kèm chất nhầy là bệnh gì?

Theo ý kiến của các chuyên gia, đi ngoài ra máu kèm chất nhầy không phải là bệnh mà nó là dấu hiệu của nhiều bệnh lý nguy hiểm. Hiện tượng này nếu chỉ xảy ra một vài lần rồi khỏi thì có thể là do bạn bị rối loạn tiêu hóa, nhưng nếu hiện tượng này kéo dài thường xuyên thì rất có thể bạn đã mắc một trong các bệnh lý sau:

Táo bón

1. Táo bón

Khi gặp phải tình trạng táo bón người bệnh phải dùng nhiều sức để đi đại tiện khiến phân có thể cọ xát vào thành hậu môn gây ra chảy máu kèm chất nhầy. Nếu người bệnh đi đại tiện ít hơn 3 lần/ tuần, phân vón cục, khô cứng và có màu đen thì chính là dấu hiệu của bệnh táo bón. Tình trạng táo bón kéo dài có thể khiến chất độc bị hấp thụ ngược trở lại dẫn đến tình trạng ngộ độc thần kinh khiến người bệnh bị mất ngủ, da nổi mẩn ngứa, cáu gắt.

2. Kiết lỵ

Kiết lỵ cũng là một bệnh lý gây nên bởi hiện tượng đi ngoài ra máu kèm chất nhầy, kèm theo biểu hiện đi đại tiện nhiều lần trong ngày, đau hậu môn, đau bụng và có cảm giác mót rặn. Bệnh kiết lỵ tuy không chỉ gây ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt hàng ngày và công việc, mà nó còn là nguyên nhân hàng đầu gây nên bệnh trĩ.

3. Viêm đại tràng

Bệnh viêm đại tràng có thể khiến người bệnh bị đi ngoài ra máu kèm chất nhầy, kèm theo đó là cảm giác mót rặn, bụng đau từng cơn dưới khu vực rốn. Viêm đại tràng gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe người bệnh, khiến người bệnh thường xuyên bị đau bụng, mệt mỏi. Nếu không được thăm khám và điều trị, về lâu dài bệnh viêm đại tràng có thể tiến triển thành mãn tính, ác tính thậm chí là có thể chuyển thành ung thư đại tràng.

Viêm đại tràng

4. Bệnh lý về hậu môn trực tràng

Đi ngoài ra máu kèm chất nhầy cũng có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý vùng hậu môn trực tràng như bệnh trĩ, áp xe hậu môn, nứt kẽ hậu môn, polyp hậu môn

5. Ung thư hậu môn trực tràng

Nếu đi ngoài ra máu kèm chất nhầy là do bị ung thư vùng hậu môn trực tràng thì đây là tình trạng khá nguy hiểm. Ngoài ra, người bị ung thư hậu môn trực tràng khi đi ngoài phân thường ở dạng dẹt và lẫn chất nhầy màu trắng đục. Tuy nhiên, biểu hiện này chỉ xuất trong một thời gian ngắn sau đó tự biến mất, lúc này các cơ quan vẫn hoạt động bình thường. Do vậy, nếu thấy tình trạng này, bạn nên đi thăm khám ngay để được sàng lọc ung thư đại trực tràng bởi đây rất có thể là dấu hiệu của ung thư đại trực tràng ở giai đoạn sớm.

Ung thư hậu môn trực tràng

II. Đi ngoài ra máu kèm chất nhầy có nguy hiểm không?

Từ những thông tin được nêu trên có thể thấy, đi ngoài ra máu kèm chất nhầy rất có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh lý nguy hiểm. Nếu để lâu không được điều trị sẽ gây ra nhiều biến chứng ảnh hưởng tới sức khỏe của người bệnh.

1. Ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của người bệnh

Đi ngoài ra máu kèm chất nhầy khiến người bệnh luôn có cảm giác đau đớn, mệt mỏi, tâm lý bất an thường trực khiến chất lượng cuộc sống và hiệu quả công việc bị suy giảm nghiêm trọng.

2. Ảnh hưởng đến đời sống tình dục

Hầu hết các trường hợp người bệnh bị đi ngoài ra máu tươi kèm chất nhầy thường có cảm giác ngứa rát, đau đớn tại hậu môn, nhất là khi đứng quá lâu, ngồi quá nhiều, lao động nặng nhọc và khi quan hệ tình dục. Chính tình trạng đau đớn mỗi khi quan hệ tình dục khiến người bệnh có tâm lý sợ yêu, lảng tránh bạn tình từ đó chất lượng đời sống tình dục bị suy giảm, ảnh hưởng đến hạnh phúc gia đình.

Ảnh hưởng đến đời sống tình dục

3. Suy giảm sức đề kháng

Không chỉ ảnh hưởng đến tâm lý, hiện tượng đi ngoài ra máu kèm chất nhầy còn còn nguyên nhân khiến người bệnh bị suy giảm sức đề kháng. Từ đó người bệnh dễ mắc phải những bệnh lý nguy hiểm khác như sùi mào gà, giang mai, bệnh lậu…

4. Một số tác hại khác

Có rất nhiều nguyên nhân gây nên hiện tượng đi ngoài ra máu kèm chất nhầy. Nếu không được thăm khám và điều trị sớm bệnh sẽ biến chứng nguy hiểm gây hoại tử, nhiễm trùng máu đe dọa trực tiếp đến tính mạng của người bệnh.

[Shortcode tư vấn hậu môn]

III. Cách điều trị khi bị đi ngoài ra máu kèm chất nhầy

Để khắc phục tình trạng đi ngoài ra máu kèm chất nhầy, bác sĩ có thể chỉ định cho người bệnh sử dụng thuốc hoặc điều trị bằng ngoại khoa. Bên cạnh đó, một số mẹo trị bệnh tại nhà cũng có thể hữu ích trong việc kiểm soát tình trạng đi ngoài ra máu kèm chất nhầy và cải thiện các triệu chứng khác liên quan.

1. Sử dụng thuốc

Tùy theo nguyên nhân gây bệnh mà bác sĩ có thể kê đơn các thuốc dưới đây để cải thiện tình trạng đi ngoài ra máu kèm chất nhầy:

  • Thuốc kháng sinh dùng cho các trường hợp bị nhiễm khuẩn
  • Thuốc chống viêm
  • Thuốc nhuận tràng chống táo bón, bệnh trĩ
  • Thuốc làm bền thành mạch
  • Thuốc giảm đau, hạ sốt…

Sử dụng thuốc

Việc sử dụng thuốc tân dược có hiệu quả tốt trong các trường hợp bị đi ngoài ra máu kèm chất nhầy ở mức độ từ nhẹ đến trung bình. Người bệnh nên uống thuốc đúng theo chỉ dẫn và tái khám thường xuyên đến khi triệu chứng này được điều trị dứt điểm.

2. Điều trị bằng ngoại khoa

Phẫu thuật có thể được chỉ định cho những người bị đi ngoài ra máu kèm chất nhầy xuất phát từ những nguyên nhân như:

  • Người bị bệnh trĩ độ 3, độ 4: Khi búi trĩ lòi ra ngoài hậu môn gây đau đớn, nguyên tắc cần phải phẫu thuật cắt bỏ.
  • Polyp đại trực tràng có kích thước lớn
  • Viêm loét đại tràng nghiêm trọng gây chảy máu nhiều
  • Bệnh rò hậu môn
  • Người bị ung thư đại tràng ở giai đoạn đầu cũng được tiến hành làm phẫu thuật để cắt bỏ một phần hay toàn bộ đại tràng.

3. Phương pháp hỗ trợ điều trị tại nhà khi bị đi ngoài ra máu kèm chất nhầy

Bên cạnh áp dụng các phương pháp điều trị theo chỉ định của bác sĩ thì việc thay đổi chế độ ăn uống, thói quen sinh hoạt và sử dụng một số bài thuốc dân gian cũng có thể giúp cải thiện tình trạng đi ngoài ra máu kèm chất nhầy. Người bệnh cần chú ý một số điểm sau:

  • Tăng cường các thực phẩm có lợi cho sức khỏe vào trong thực đơn hàng ngày như: các loại thực phẩm chứa nhiều magie, vitamin C, sắt, chất xơ và probiotic; các thực phẩm có tác dụng nhuận tràng, cải thiện sức khỏe đường tiêu hóa và ngăn ngừa thiếu máu như sữa chua, mồng tơi, rau lang, rau đay, thịt bò, trái cây có múi, gan động vật, rau dền. Tránh uống bia rượu, sử dụng đồ cay nóng, nhiều dầu mỡ và cắt giảm đồ ngọt để đảm bảo cho việc tiêu hóa luôn diễn ra thông suốt.
  • Xây dựng thói quen sinh hoạt hợp lý: đi ngủ sớm, tích cực tập luyện thể dục thể thao mỗi ngày, hạn chế ngồi nhiều, đứng lâu và tránh căng thẳng để ngăn ngừa và giảm thiểu hiện tượng đi ngoài ra máu kèm chất nhầy.
  • Áp dụng các bài thuốc chữa đi ngoài ra máu và chất nhầy từ thảo dược như ngải cứu, rau sam… Với tác dụng tiêu viêm, giải độc, nhuận trạng những loại thảo dược này giúp hỗ trợ điều trị hiệu quả tình trạng đi ngoài ra máu kèm chất nhầy.

Phương pháp hỗ trợ điều trị tại nhà khi bị đi ngoài ra máu kèm chất nhầy

Trên đây, các chuyên gia tại Đa Khoa Quốc Tế Cộng Đồng đã giúp các bạn đọc biết được những nguyên nhân gây đi hiện tượng đi ngoài ra máu kèm chất nhầy. Hiện tượng này có thể xuất phát vì những bệnh lý thông thường ở đường tiêu hóa như táo bón, bệnh trĩ nhưng đôi khi lại là dấu hiệu cảnh báo ung thư. Vì vậy, nếu có dấu hiệu đi ngoài ra máu kèm chất nhầy người bệnh cần đi thăm khám để được bác sĩ tư vấn và đưa ra phác đồ điều trị hiệu quả, hạn chế những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.

Các từ khóa liên quan:

  • Trẻ em đi ngoài ra máu và chất nhầy
  • Đi ngoài ra chất nhầy máu đỏ
  • Người lớn đi ngoài ra chất nhầy màu vàng
  • Đi ngoài ra chất nhầy màu đỏ
  • Đi ngoài ra chất nhầy màu nâu
  • Đi ngoài ra máu nên ăn gì
  • Be đi ngoài ra chất nhầy màu trắng đục
  • Trẻ 3 tuổi đi ngoài ra máu tươi

Để không mất cước phí điện thoại

Bạn hãy để lại số điện thoại tại đây
Bác sĩ chuyên khoa sẽ gọi ngay cho bạn

Cam kết bảo mật thông tin tuyệt đối