Không Đi Vệ Sinh Được Phải Làm Sao – Mách Bạn 7 Cách
Tình trạng táo bón không đi vệ sinh được sẽ khiến bạn rất khổ sở trong sinh hoạt hàng ngày, đặc biệt lúc đi đại tiện. Nếu để tình trạng này kéo dài, nguy cơ cao sẽ dẫn đến các bệnh lý về hậu môn – trực tràng phổ biến là trĩ.
Giúp bạn đọc giải đáp thắc mắc không đi vệ sinh được phải làm sao? Hãy tham khảo bài viết dưới đây và thử áp dụng một số phương pháp đơn giản dưới đây để cải thiện chất lượng cuộc sống, bảo vệ sức khỏe của bạn.
Nguyên nhân tại sao không đi vệ sinh được
Không đi vệ sinh được phải làm sao? Hiện tượng này phần lớn nguyên nhân do là bị táo bón. Tuy nhiên bạn cũng nên chú ý một số các biểu hiện đi kèm để nhận biết tình trạng không đi vệ sinh được có phải đang cảnh báo bệnh lý hậu môn – trực tràng hay không? Nhận biết được nguyên nhân sẽ hỗ trợ cho việc điều trị đúng cách đạt hiệu quả tốt.
Một số nguyên nhân dẫn đến tình trạng không vệ sinh được, đáng kể như:
1. Bệnh táo bón
Một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây ra cảm giác muốn đi đại tiện nhưng không đi được là bệnh táo bón. Táo bón có thể xuất hiện nhiều lần trong đời, khi người bệnh có chế độ ăn không hợp lý như: ăn quá ít chất xơ, nhiều chất đạm, thường xuyên ăn cay nóng, uống ít nước…. cùng với việc ít vận động dẫn tới tình trạng táo bón.
Táo bón khiến phân ứ đọng lâu ngày trong đại tràng, bị hút nước trở nên khô cứng và gây khó khăn trong quá trình đào thải phân ra ngoài. Lúc này người bệnh đã cố rặn nhưng phân khó đi ra ngoài có thể là không đi được. Kèm theo đó là cảm giác chướng bụng, đầy hơi thường xuyên.
Khi táo bón kéo dài có thể gây chảy máu, tổn thương hậu môn-trực tràng và có thể tiến triển các bệnh khác như trĩ, áp xe hậu môn, polyp trực tràng…
2. Đại tràng co thắt
Đại tràng co thắt (hội chứng ruột kích thích) là một bệnh lý phổ biến của đại tràng với đặc điểm co thắt các cơ bất thường mà không có tổn thương, viêm nhiễm gì trên niêm mạc đại tràng.
Khi bị đại tràng co thắt, bạn thường xuyên có cảm giác đi đại tiện. Bới các cơ đại tràng liên tục co thắt dù đã tống hết phân ra ngoài, nhưng người bệnh vẫn mót rặn, đi ngoài cảm giác không hết phân, muốn đi đại tiện nhưng không đi được.
Ngoài ra còn có một số triệu chứng kèm theo như: Cảm giác đầy bụng, chướng hơi, bị táo bón, tiêu chảy thất thường. Cũng giống như tao bón, bệnh không đe dọa trực tiếp đến tính mạng nhưng lại có thể gây ra căn bệnh “phiền toái” trĩ.
3. Do nhu động ruột kém
Một số đối tượng có thói quen lười vận động, đứng hoặc ngồi quá lâu khiến cho hoạt động nhu động ruột bị giảm. Phân ứ đọng lâu bị đại tràng hút nước dẫn đến phân khô cứng gây khó khăn cho việc đi đại tiện.
4. Do tác dụng phụ của một số thuốc
Ở các bệnh nhân đang điều trị bệnh bằng một số thuốc như: Trầm cảm, bệnh về thần kinh,…các thuốc có thành phần như sắt, canxi,…cũng có thể là nguyên nhân gây ra tình trạng khó đi đại tiện.
Không đi vệ sinh được phải làm sao – 7 cách khắc phục hiệu quả
Không đi vệ sinh được phải làm sao, là vấn đề thắc mắc của không ít bệnh nhân. Nếu hiện tượng táo bón diễn ra trong thời gian dài, mức độ trầm trọng
1. Uống nước nóng giúp đi vệ sinh dễ dàng
Những loại thức uống nóng có tác dụng lớn trong quá trình khởi động co bóp ở ruột. Kích thích các múi cơ và giúp ruột nhanh chóng đẩy các chất thải xuống trực tràng.
Vừa cung cấp chất dinh dưỡng cho cơ thể vừa cải thiện được chứng táo bón, bạn nên kết hợp sử dụng thức uống nóng với một bữa sáng đầy đủ chất xơ, ví dụ như: Ngũ cốc nguyên hạt, cháo yến mạch kết hợp với quả hạch( hạnh nhân, chà là, hạt dẻ cười, óc chó….) Đây sẽ một cách kết hợp tuyệt vời giúp bạn đi vệ sinh dễ dàng hơn.
Ngoài ra, các chuyên gia đã phát hiện được caffeine có trong cà phê có tác dụng thúc đẩy và kích thích ruột, khiến quá trình co bóp của ruột hiệu quả hơn 60% so với việc chỉ uống nước nóng và hơn 23% so với cà phê không chứa caffeine.
Các thành phần trong cà phê có khả năng kích thích cơ thể sản xuất một số loại nội tiết tố giúp bạn dễ tiêu hóa và dễ đi vệ sinh hơn. Do đó, bạn có thể thử uống 1 ly cà phê nóng trước khi đi đại tiện khoảng 30 phút (đây là khoảng thời gian trung bình, ở mỗi người sẽ có sự thay đổi tùy vào cơ địa) để kích thích hệ tiêu hóa.
Tuy nhiên bạn nên lưu ý không nên lạm dụng cà phê quá nhiều, đặc biệt với nữ giới. Việc làm dụng cà phê có thể khiến nữ giới bị rối loạn chu kỳ kinh nguyệt, bị sạm da, nổi mụn….
2. Mát xa thông ruột
Bài tập mát xa thông ruột là việc mát xa kết hợp của vùng tai, gan bàn chân và hít thở đều. Ở nửa sau của bàn chân là các huyệt kết nối với khu phản xạ đại tràng, kết tràng và hậu môn. Khi mát xa bàn chân sẽ tạo kích thích lớn cho khu phản xạ này, từ đó cải thiện được đại tiện khó, thúc đẩy nhu động ruột. Song song với đó là việc mát xa làm nóng vùng tai có ý nghĩa đánh thức các dây thần kinh việc kích thích khu phản xạ sẽ dễ dàng hơn.
Bạn có thể thực hiện bài tập mát xe thông ruột đơn giản qua 3 bước sau, để cải thiện tình trạng táo bón:
- Bước 1: Vuốt tai
Dùng tay vuốt nhẹ nhàng vành tai theo hình vòng cung ra ngoài, vuốt liên tục khoảng 30 – 60s làm nóng vành tai. Có thể lặp lại 3 – 4 lần
- Bước 2: Thở bằng bụng
Ngồi với tư thế thoải mái, đầu gối vuông góc với thành ghế, thẳng lưng, mở vai, hai tay ôm ở bụng dưới. Hít một hơi thật sâu khiến cơ vai và lưng đều căng ra, bụng đầy hơi. Sau đó thở từ từ ra bằng mũi. Lặp lại ít nhất 10 lần.
- Bước 3: Mát xa gan bàn chân
Ngồi xếp bằng, chân vắt chéo giống như ngồi thiền. Một tay cầm ở phía mắt cá chân để cố định, một tay ấn mạnh vào huyệt giữa gan bàn chân. Thực hiện mỗi bên khoảng 2 -3 phút.
Hãy chăm chỉ thực hiện bài tập mát xa này mỗi ngày hoặc trước khi muốn đi đại tiện để phân có thể dễ dàng được tống ra ngoài.
3. Thay đổi tư thế đi đại tiện
Việc kiểm soát đào thải các chất cặn bã ra khỏi cơ thể được điều khiển bằng các nút cơ thắt ở giữa trực tràng và đại tràng. Khi ngồi ở tư thế bệt thông thường, các cơ thắt này chỉ được thả lỏng một phần. Tuy nhiên, nếu ngồi xổm, cơ thắt hậu môn sẽ được thả lỏng hoàn toàn. Từ đó sẽ giúp bạn tống các chất thải ra khỏi cơ thể dễ dàng hơn.
Bạn có thể thử thay đổi tư thế đi đại tiện bằng cách dùng một chiếc ghế nhỏ cao khoảng 20cm để kê ở dưới chân. Nâng cao đầu gối lên vị trí cần thiết sẽ giúp bạn dễ đi cầu hơn. Đồng thời thả lỏng cơ thể, thở đều, không nín thở hay hít thở sâu khi bắt đầu.
4. Đi bộ hoặc vận vận động nhẹ nhàng
Không đi vệ sinh được phải làm sao? Việc bạn cần làm để khắc phục tình trạng này đó là vận động nhẹ nhàng mỗi ngày, ví dụ như đi bộ. Đi bộ nhẹ nhàng sẽ kích thích nhu động ruột, thúc đẩy quá trình hô hấp, tăng nhịp tim. Từ đó sẽ kích thích sự co bóp tự nhiên của các cơ trơn trong ruột giúp việc đi cầu trở nên dễ dàng hơn.
Ngoài ra bạn có thể tập các bài tập yoga, tập bụng nhẹ nhàng cũng có tác dụng tương đương.
5. Ngâm hậu môn với nước nóng
Ngâm hậu môn với nước nóng bạn sẽ thấy thoải mái, dễ chịu ngay tức thì. Nước nóng sẽ giúp làm mềm phân, các cơ co thắt hậu môn – trực tràng được giãn nở dễ dàng cho việc đào thải phân ra ngoài.
6. Tưởng tượng sẽ đi vệ sinh
Thoạt nghe điều này, người bệnh sẽ thấy có vẻ khó tin. Những thực tế đã chứng minh việc tưởng tượng rằng mình có thể đi vệ sinh sau nhiều ngày táo bón có mang lại cho bạn một số lợi ích.
Sự kết hợp giữa cơ thể và nhận thức có thể thả lỏng các múi cơ sàn xương chậu. Khi dần với việc tưởng tượng, bạn có thể điều khiển và thả lỏng các múi cơ của mình theo ý muốn, từ đó giúp việc đi đại tiện dễ dàng hơn rất nhiều.
Nhiều chuyên gia vẫn thường áp dụng phương pháp hình dung này để điều trị cho các bệnh nhân bị táo bón
7. Thức dậy sớm
Theo các chuyên gia, buổi sáng là thời gian tốt nhất để đi vệ sinh, bởi vì tại thời điểm này đại tràng thường dễ bị kích thích. Khi bạn vừa thức dậy, đại tràng sẽ bắt đầu co bóp ngay lập tức và truyền tín hiệu đến não bộ, khiến bạn muốn đi cầu và việc tống chất thải ra ngoài vào khoảng thời gian này sẽ dễ dàng hơn.
Các nhà khoa học giải thích, cơ thể giống như một cỗ máy được lập trình với nhiều hoạt động nhất định. Nếu chúng ta hỗ trợ và giúp cơ thể thực hiện những hoạt động ấy đúng lúc cơ thể muốn, các hoạt động này sẽ hiệu quả hơn. Ngược lại, nếu bạn thường xuyên không đáp ứng tín hiệu của cơ thể, chúng sẽ thay đổi theo những thói quen xấu của bạn, dẫn đến rối loạn mọi hoạt động chức năng.
Ví dụ như việc nhịn tiểu, nhịn đi đại tiện lâu ngày sẽ có hậu quả là cơ thể không còn cảm giác muốn đi vệ sinh, dẫn đến chứng đầy hơi chướng bụng và cảm giác khó chịu.
Do đó, khi cơ thể có nhu cầu đi vệ sinh trước khi rời khỏi nhà, bạn hãy cố gắng dậy sớm để bản thân có thời gian thư giãn và giúp việc đi vệ sinh dễ dàng hơn.
Qua bài viết trên đây hy vọng quý độc giả đã có câu trả lời cho mình về vấn đề không đi vệ sinh được phải làm sao, và tìm ra được cách cải thiện tình trạng này phù hợp với bản thân. Nếu thấy chứng táo bón nghiêm trọng hãy chủ động thăm khám sức khỏe để tầm soát bệnh tật, kịp thời điều trị nếu có. Cuối cùng, nếu bạn đọc còn bất cứ thắc mắc gì về vấn đề sức khỏe hãy liên hệ với bác sĩ chuyên khoa của chúng tôi để nhận được giải đáp và tư vấn miễn phí.