Đi đại tiện ra máu ở cuối bãi là bị bệnh gì? Có nguy hiểm không?

Tham vấn y khoa: Tiến sĩ, Bác sĩ Trịnh Tùng ngày 21/01/2022

Đi đại tiện ra máu ở cuối bãi là triệu chứng mà nhiều người gặp phải khi mắc các bệnh lý vùng hậu môn trực tràng như trĩ, viêm hậu môn, viêm đại tràng…. Nếu hiện tượng này kéo dài sẽ gây ra tình trạng thiếu máu, mệt mỏi và suy giảm sức khỏe người bệnh.

Bài viết ngay sau đây sẽ đưa ra một số lời khuyên hữu ích giúp bạn khắc phục tình trạng đi đại tiện ra máu ở cuối bãi.

1. Biểu hiện đi đại tiện ra máu ở cuối bãi

Đi đại tiện ra máu ở cuối bãi được hiểu là sự xuất hiện của máu dính ở cuối phân hay chảy máu sau khi đi đại tiện. Bất cứ ai cũng có thể gặp phải tình trạng này, đặc biệt phổ biến nhất là ở trẻ nhỏ.

Biểu hiện đi đại tiện ra máu ở cuối bãi

Tùy theo lượng máu nhiều hay ít và tần suất xuất hiện mà hiện tượng đi đại tiện ra máu ở cuối bãi được chia thành các cấp độ khác nhau:

  • Cấp độ nhẹ: Lượng máu ra ít, chỉ dính lượng nhỏ ở cuối phân, người bệnh phải quan sát kỹ mới phát hiện ra. Số lần chảy máu sau khi đi đại tiện ít, lâu lâu mới bị một lần hoặc chỉ bị vài lần rồi tự hết.
  • Cấp độ vừa: Lượng máu xuất hiện khi đi đại tiện ra máu ở cuối bãi tăng lên, có thể dính nhiều ngoài cửa hậu môn, khi dùng giấy lau người bệnh sẽ thấy rất rõ. Đi cùng với máu, tần suất đi đại tiện trong ngày cũng nhiều bất thường, phân có thể lẫn chất dịch nhầy màu trắng đục. Đồng thời, người bệnh có thể bị đi đại tiện ra máu ở cuối bãi liên tục.
  • Cấp độ nặng: Lượng máu chảy ra nhiều, có thể xuất hiện trong mỗi lần đi đại tiện.

2. Đi đại tiện ra máu ở cuối bãi là bệnh gì?

Đi đại tiện ra máu ở cuối bãi là dấu hiệu thường gặp của các bệnh lý liên quan đến đường tiêu hóa như:

  • Táo bón: nếu bạn đi đại tiện ít hơn 3 lần/ tuần kèm theo tình trạng phân khô cứng, phải rặn mạnh mới đi được đại tiện thì khi đó được gọi là táo bón. Việc ma sát mạnh giữa phân với niêm mạc hậu môn trực tràng trong quá trình đi đại tiện có thể khiến cho các tĩnh mạch bị tổn thương, từ đó gây nên hiện tượng đi đại tiện ra máu ở cuối bãi.
  • Bệnh polyp đại trực tràng: đây cũng là một trong những nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng đi đại tiện ra máu ở cuối bãi. Máu thường xuất hiện dưới dạng máu tươi hoặc máu cục, kèm theo các triệu chứng tiêu chảy, đau quặn bụng, tắc ruột. Trong một số trường hợp, polyp đại trực tràng có thể tiến triển ác tính gây ung thư hậu môn, trực tràng. Do đó, nếu thấy thường xuyên xuất hiện các triệu chứng bất thường trên bạn cần đề cao cảnh giác.
  • Bệnh trĩ: nguyên nhân gây ra bệnh trĩ là do tĩnh mạch ở hậu môn trực tràng chịu nhiều áp lực nên căng phồng quá mức dẫn đến sự xuất hiện của búi trĩ. Triệu chứng thường gặp của bệnh trĩ là đi ngoài ra máu. Hiện tượng này có thể xuất hiện ngay từ giai đoạn đầu của bệnh, máu có thể dính bên ngoài phân hoặc xuất hiện ở cuối bãi. Bên cạnh đó, người bị bệnh trĩ còn có thể xuất hiện các triệu chứng như táo bón kéo dài, ngứa và ẩm ướt hậu môn, có búi trĩ sa ra ngoài giống cục thịt thừa, đau và có cảm giác vướng víu mỗi khi đi đại tiện.
  • Viêm hậu môn: khi bạn vệ sinh hậu môn không đúng cách, mặc quần quá bó sát… tạo điều kiện thuận lợi cho các loại vi khuẩn shigella hay salmonella tấn công vào bên trong hậu môn. Chúng gây viêm nhiễm lớp mô quanh hậu môn và khiến cho khu vực này dễ bị nứt, rách khi phân đi qua. Khi đó hiện tượng đi đại tiện ra máu ở cuối bãi chính là điều không thể tránh khỏi.
  • Nứt kẽ hậu môn: bệnh nứt kẽ hậu môn chủ yếu do tình trạng táo bón kéo dài. Phân khô cứng kèm theo tác động từ việc rặn mạnh mỗi khi đi đại tiện khiến hậu môn bị tổn thương và tạo thành vết nứt. Bệnh nứt kẽ hậu môn thường gây đau cho người bệnh, đặc biệt là khi ngồi xổm. Đồng thời, việc đi đại tiện cũng có thể tác động đến vết nứt dẫn đến tình trạng chảy máu ở cuối bãi hoặc máu xuất hiện ngoài khuôn phân.
  • Bệnh viêm đại tràng: Đại tràng hay còn được gọi là ruột già là bộ phận có thể bị viêm do nhiễm khuẩn, hoặc do sử dụng thuốc kháng sinh kéo dài, lạm dụng rượu bia và các thức ăn cay nóng. Triệu chứng phổ biến của bệnh viêm đại tràng là đi ngoài ra máu, máu có thể có màu đỏ tươi hoặc màu đen xuất hiện bên ngoài khuôn phân, ở cuối bãi hoặc trộn lẫn khiến phân có màu đen. Bên cạnh đó, bệnh viêm đại tràng cũng có một số triệu chứng khác để nhận biết như đau âm ỉ hoặc dữ dội dọc theo khung đại tràng hoặc ở vùng bụng dưới, tiêu chảy hoặc táo bón kéo dài, ăn lâu tiêu, phân lẫn chất nhầy như mũi, chán ăn…
  • Bệnh kiết lỵ: bệnh này do vi trùng amip gây ra. Bệnh kiết lỵ gây nhiễm trùng ở ruột dẫn đến tiêu chảy, đi đại tiện ra máu cuối bãi kèm theo hiện tượng đau bụng, sốt nhẹ, cảm giác đi đại tiện xong vẫn còn phân.

Đi đại tiện ra máu ở cuối bãi là bệnh gì?

Nếu hiện tượng đi đại tiện ra máu ở cuối bãi xuất hiện không thường xuyên và bạn vẫn khỏe mạnh bình thường, tiêu hóa tốt thì không có vấn đề gì đáng lo ngại. Tuy nhiên, ở mức độ nặng, tình trạng đi đại tiện ra máu ở cuối bãi kéo dài có thể gây mất máu, thiếu máu, suy nhược cơ thể, xanh xao, đầu óc kém tập trung và hay bị choáng váng. Rất có thể đây là dấu hiệu tiềm ẩn các vấn đề về sức khỏe, người bệnh cần đi thăm khám để được điều trị sớm.

3. Đi đại tiện ra máu ở cuối bãi phải làm sao?

Khi bị đi đại tiện ra máu ở cuối bãi, nhiều người khá lo lắng, không biết nên xử lý tình trạng này như thế nào. Một số lời khuyên sau sẽ giúp bạn khắc phục hiệu quả tình trạng này:

* Thăm khám và điều trị sớm

Cách tốt nhất, bạn nên đến ngay các cơ sở y tế uy tín để được các bác sĩ chuyên khoa thăm khám và điều trị sớm, đặc biệt là khi tình trạng đi đại tiện ra máu ở cuối bãi xảy ra liên tục trong một thời gian dài.

Chi phí thăm khám ban đầu

Bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám tổng quát và thực hiện các kỹ thuật cần thiết như nội soi, xét nghiệm máu, xét nghiệm phân… để có thể chẩn đoán phân biệt bệnh, tìm ra nguyên nhân gây bệnh và mức độ bệnh. Căn cứ vào kết quả thăm khám, bác sĩ sẽ tư vấn cho bạn phương pháp điều trị phù hợp.

Tùy vào mức độ của bệnh mà bác sĩ có thể chỉ định điều trị bằng phương pháp nội khoa hay ngoại khoa.

  • Đối với điều trị nội khoa: bác sĩ có thể kê đơn thuốc kháng sinh, chống viêm, thuốc làm bền tĩnh mạch hoặc thuốc nhuận tràng tùy theo các triệu chứng và bệnh lý mà bạn mắc phải.
  • Đối với một số trường hợp bệnh trĩ, polyp hậu môn, viêm đại tràng ở mức độ nặng thì có thể được chỉ định phẫu thuật.

Xem thêm: Chi phí cắt polyp hậu môn giá niêm yết công khai tại Hà Nội 2020

[Shortcode tư vấn hậu môn]

* Cách khắc phục tình trạng đi đại tiện ra máu ở cuối bãi

Điều chỉnh chế độ sinh hoạt và thói quen ăn uống hằng ngày cũng là một trong những cách giúp bạn đẩy lùi được tình trạng đi đại tiện ra máu ở cuối bãi. Dưới đây là một số vấn đề bạn nên lưu ý:

  • Tăng cường các thực phẩm có tính mát, có chứa nhiều chất xơ trong thực đơn để phòng chống táo bón – một trong những nguyên nhân chính gây ra tình trạng đi đại tiện ra máu ở cuối bãi.
  • Uống từ 2–2,5 lít nước mỗi ngày. Tùy vào từng thời điểm mà lượng nước có thể tăng lên như khi vận động mạnh, những ngày thời tiết nóng… Bên cạnh nước lọc  thì các loại nước ép trái cây, nước luộc rau cũng được khuyến khích sử dụng.
  • Tránh sử dụng các loại thức ăn gây hại cho tiêu hóa như: các món chiên xào, gia vị cay.
  • Kiêng uống bia rượu và hạn chế sử dụng cà phê, trà, nước ngọt có ga.
  • Trong quá trình làm việc, thỉnh thoảng nên đứng dậy đi lại vài phút để máu được lưu thông, tránh táo bón, bệnh trĩ hay nứt kẽ hậu môn. Với trẻ nhỏ, cha mẹ nên khuyến khích bé vận động nhiều hơn.
  • Vệ sinh hậu môn sạch sẽ với nước ấm sau mỗi lần đi vệ sinh hoặc có thể dùng khăn giấy mềm để lau trước khi rửa lại với nước. Không sử dụng các loại khăn giấy thô cứng, kém chất lượng dễ gây nhiễm trùng hậu môn.
  • Tránh mặc quần lót bó sát khiến hậu môn bị tổn thương, viêm và chảy máu.
  • Không rặn mạnh, tập trung khi đi đại tiện, đồng thời từ bỏ ngay thói quen chơi điện thoại, đọc báo khi đang đi vệ sinh.

Cách khắc phục tình trạng đi đại tiện ra máu ở cuối bãi

Bài viết trên đây vừa cung cấp các thông tin giúp bạn đọc hiểu rõ hiện tượng đi đại tiện ra máu ở cuối bãi là bị bệnh gì và cách khắc phục hiệu quả. Dù xuất phát từ nguyên nhân nào thì tình trạng này kéo dài sẽ không tốt cho sức khỏe. Do đó, hãy nhờ đến sự giúp đỡ của bác sĩ nếu vấn đề này đang khiến bạn phải lo lắng.

Các từ khóa liên quan:

  • Trẻ đi ngoài ra máu cuối bãi
  • Đi đại tiện ra máu nhưng không đau
  • Đi ngoài ra máu cuối bãi
  • Đi ngoài ra máu nên ăn gì
  • Tiêu chảy ra máu
  • Cách chữa trẻ đi ngoài ra máu
  • Trẻ sơ sinh đi ngoài ra máu cuối bãi
  • Táo bón ra máu

Để không mất cước phí điện thoại

Bạn hãy để lại số điện thoại tại đây
Bác sĩ chuyên khoa sẽ gọi ngay cho bạn

Cam kết bảo mật thông tin tuyệt đối