{ Đi Ngoài Ra Máu Tươi Nhỏ Giọt } – Danh Sách 5 Nên Cần Lưu Ý

Tham vấn y khoa: Tiến sĩ, Bác sĩ Trịnh Tùng ngày 21/01/2022

Đi ngoài ra máu tươi nhỏ giọt là hiện tượng bất thường người bệnh chớ chủ quan. Thực tế, đại tiện ra máu nhỏ giọt không hiếm gặp và ai cũng có nguy cơ mắc phải.

Hỏi: “Chào bác sĩ! Bác sĩ cho em hỏi triệu chứng đi cầu ra máu tươi và nhỏ giọt, càng đi càng ra nhiều, đau ít hoặc gần như không đau có nguy hiểm không ạ? Có cách nào khắc phục triệt để? Rất mong nhận được sự tư vấn và giải đáp từ bác sĩ. Em cảm ơn!

(Bạn Trần Minh Q. 23 tuổi, Hà Nội)

Trả lời: Bạn Trần Minh Q. thân mến! Cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi câu hỏi về Phòng khám Đa Khoa Quốc Tế Cộng Đồng. Vấn đề bạn thắc mắc đang nhận được sự quan tâm của rất nhiều người. Theo dõi nội dung dưới đây để tìm ra câu trả lời chính xác.

I. Đại tiện ra máu tươi nhỏ giọt triệu chứng bệnh gì?

Đi ngoài ra máu tươi nhỏ giọt xuất hiện một vài lần rồi chấm dứt là hiện tượng bình thường. Tuy nhiên, nếu tình trạng này kéo dài liên tục không hết thì vô cùng nguy hiểm. Người bệnh tuyệt đối không được chủ quan vì có thể cảnh báo bạn đang mắc một số bệnh nguy hiểm liên quan đường tiêu hóa hoặc bệnh lý hậu môn trực tràng.

1. Đi cầu ra máu nhỏ giọt cảnh báo bệnh trĩ

Trĩ xuất hiện khi tĩnh mạch ở hậu môn – trực tràng bị viêm, sưng. Tùy thuộc vị trí, trĩ được chia thành trĩ nội và trĩ ngoại. Thông thường, trĩ nội gây đi ngoài ra máu nhưng không đau hậu môn.

Hầu hết các trường hợp trĩ không nguy hiểm tính mạng. Nhưng gây phiền toái, khó chịu cho bệnh nhân. Người bệnh có thể cải thiện bằng nhiều biện pháp tại nhà hoặc can thiệp phẫu thuật để loại bỏ búi trĩ.

Tình trạng đại tiện khó cảnh báo điều gì?

Xem thêm: Chi phí cắt trĩ hết bao nhiêu tiền bảng giá niêm yết 2020 tại Hà Nội

2. Đi vệ sinh ra máu cảnh báo Polyp đại trực tràng 

Nguyên nhân: Chế độ ăn nhiều chất béo, ăn quá nhiều thịt đỏ, ăn ít chất xơ, hút thuốc lá, béo phì…

Triệu chứng: Chảy máu từ trực tràng hoặc máu lẫn trong phân, đau bụng tại vị trí khung đại tràng… Polyp lớn có thể gây đau bụng, tắc ruột. Trường hợp hiếm gặp là polyp trực tràng dài, sa xuống và lòi ra khỏi hậu môn.

Xem thêm: Địa chỉ chữa polyp hậu môn ở đâu chất lượng uy tín nhất hiện nay

3. Đi ỉa ra máu tươi nhỏ giọt do viêm, nứt kẽ hậu môn

Nguyên nhân: Viêm nhiễm vùng hậu môn – trực tràng, viêm xơ cơ thắt trong hậu môn, chấn thương, yếu tố cơ địa, HIV, giang mai, quan hệ tình dục đường hậu môn…

Triệu chứng: Đau hậu môn dữ dội, cảm giác nóng rát sau đại tiện. Bệnh nhân sợ đại tiện, mất ngủ, xanh xao… Có máu tươi dính ở phân hoặc giấy vệ sinh, ngứa quanh hậu môn, có da thừa và u nhú hậu môn phì đại gần vết nứt…

4. Đi ị ra máu tươi nhỏ giọt cảnh báo ung thư đại trực tràng

Nguyên nhân: Hút thuốc lá nhiều năm, uống rượu, béo phì, không hoạt động thể lực, chế độ ăn giàu thịt đỏ, thịt chế biến sẵn, ăn ít trái cây tươi và rau, thiếu ánh sáng tự nhiên…

Triệu chứng: Rối loạn tiêu hóa kéo dài, chán ăn, khó tiêu, đầy chướng bụng vùng rốn, giảm cân bất thường, xuất hiện máu trong phân, cơ thể mệt mỏi, suy nhược… Ngoài ra, khi ung thư muộn, người bệnh sờ thấy cả khối u nổi ở dưới da bụng, vàng da, bụng to dần…

Các dấu hiệu thường thấy của bệnh trĩ nhẹ:

5. Đi ngoài ra máu nhỏ giọt do xuất huyết đường tiêu hóa

Xuất huyết đường tiêu hóa là tình trạng máu thoát ra khỏi lòng mạch chảy vào trong ống tiêu hóa. Bệnh có thể xảy ra ở bất kỳ vị trí nào như thực quản, dạ dày, ruột, hậu môn…

Triệu chứng nhận biết: Xuất hiện cơn đau đột ngột và dữ dội ở vùng thượng vị. Người bệnh cảm thấy mệt, hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn, đi ngoài ra máu và phân đen…

[Shortcode tư vấn hậu môn]

II. Đi cầu ra máu tươi nhỏ giọt chữa bằng mẹo dân gian có hiệu quả?

Sử dụng bài thuốc dân gian chữa chứng đi ngoài ra máu tươi nhỏ giọt nhận được nhiều sự quan tâm của bệnh nhân. Hầu hết bài thuốc dân gian có nguyên liệu dễ tìm, dễ thực hiện, không gây ra tác dụng phụ… (tìm hiểu chi tiết qua bài viết “Uống rau diếp cá trị bệnh trĩ có thực sự hiệu quả?” của Haumontructrang.com.vn nhé)

1. Rau diếp cá

Tác dụng: Thanh nhiệt, giải độc, lợi tiểu, làm bền mao mạch…

Cách thực hiện:

Cách 1. Rửa sạch một nắm rau diếp cá tươi, cho ít nước vào xay, uống trước ăn một giờ. Uống 3 ngày liên tiếp để biết kết quả.

Cách 2. Lấy khoảng 30g lá diếp cá khô đem rửa sạch rồi cho vào nồi đun trong 15 phút. Đổ ra chậu rồi xông vào vùng vết thương dưới hậu môn. Xông tới khi nào nước ấm, lấy nước đó rửa hậu môn. Thực hiện liên tục 1 lần/ngày.

Bài thuốc từ rau diếp cá

2. Lá ngải cứu

Tác dụng: Khả năng kháng viêm nhiễm, nhuận tràng, chữa bệnh đường tiêu hóa như táo bón, trĩ, đại tiện ra máu…

Cách thực hiện: Ăn lá ngải cứu với trứng hoặc giã nát lá ngải cứu và đắp vào khu vực hậu môn. Thực hiện hàng ngày đến khi chứng đại tiện ra máu chuyển biến tốt.

3. Rau sam

Tác dụng: Kháng viêm nhiễm, nhuận tràng, kích thích lưu thông máu… Sử dụng chữa bệnh liên quan đến hậu môn – trực tràng như kiết lỵ, đi cầu ra máu tươi…

Cách thực hiện khá đơn giản: Bệnh nhân giã nát nước rau sam để chắt lấy nước, pha thêm đường hoặc mật ong vừa đủ, uống khi đói. Mỗi ngày uống một lần.

Khuyến cáo:

Hầu hết những bài thuốc dân gian chữa chứng đại tiện ra máu tươi nhỏ giọt chỉ có tác dụng hỗ trợ giảm triệu chứng, hoàn toàn không có tác dụng trị dứt điểm.

Trong thời gian sử dụng, người bệnh cần kiên trì thực hiện. Nếu không kiên trì thì hầu như không có hiệu quả. Đặc biệt, tùy thuộc cơ địa từng người, có người sử dụng giảm triệu chứng, có người triệu chứng nặng thêm.

Nếu đại tiện ra máu kèm sa búi trĩ, người bệnh cần chủ động đi thăm khám bác sĩ chuyên khoa để được can thiệp ngoại khoa.

III. Phương pháp ngoại khoa điều trị đi ngoài ra máu nhỏ giọt 

Áp dụng phương pháp ngoại khoa điều trị chứng đi ngoài ra máu tươi nhỏ giọt trong trường hợp xuất phát từ nguyên nhân bệnh lý trĩ, nứt kẽ hậu môn, polyp,… Hoặc khi áp dụng bài thuốc dân gian hoàn toàn không có tác dụng…

ĐỘI NGŨ CHUYÊN GIA, BÁC SĨ CHUYÊN KHOA CÓ CHỨNG CHỈ HÀNH NGHỀ

Hiện nay, Phòng khám Đa Khoa Quốc Tế Cộng Đồng điều trị bệnh trĩ, nứt kẽ hậu môn, polyp… theo phương pháp:

  • Đông – tây y kết hợp kỹ thuật xâm lấn tối thiểu HCPT II

Ưu điểm:

  • Độ an toàn và chính xác khá cao, hạn chế sai sót có thể xảy ra.
  • Hạn chế tổn thương trong quá trình điều trị
  • Hạn chế đau đớn và chảy máu vì sử dụng kỹ thuật xâm lấn tối thiểu, không ảnh hưởng tới tế bào, mô lân cận trong quá trình thực hiện thủ thuật.
  • Hạn chế nguy cơ biến chứng và tái phát nếu bệnh nhân thực hiện đúng theo chỉ dẫn của bác sĩ
  • Thuốc đông y có tác dụng nhuận tràng, giảm chứng táo bón, hạn chế tác dụng phụ của thuốc tây y, tăng cường sức đề kháng cho cơ thể…

IV. Đi vệ sinh ra máu tươi nhỏ giọt nên ăn gì?

Đi ngoài ra máu tươi nhỏ giọt nên ăn gì để khắc phục tình trạng bất thường này. Dưới đây là danh sách các loại thực phẩm nên ăn, mọi người có thể tham khảo để lập cho mình một thực đơn hợp lý, khoa học.

  • Bổ sung nhiều chất xơ

Chất xơ có tác dụng dự trữ nước trong ruột, làm mềm phân, đại tiện dễ dàng… Một số thực phẩm giàu chất xơ: rau xanh, trái cây tươi, bánh mì, các loại đậu,…

  • Các loại ngũ cốc

Ngũ cốc chứa nhiều vitamin, chất xơ, không chỉ tốt cho tim mạch, còn tốt cho bệnh đại tràng, đại tiện ra máu. Một số ngũ cốc dinh dưỡng cao như: ngô, lúa mạch, yến mạch, đậu nành…

  • Sữa chua

Rất tốt cho hệ tiêu hóa, tránh táo bón, phòng và hạn chế tình trạng đại tiện ra máu… Bên cạnh đó, sữa chua có tác dụng: tăng cường hệ thống miễn dịch, giảm cholesterol “xấu”, giữ ổn định trọng lượng cơ thể, giúp xương chắc khỏe, giảm viêm…

  • Thực phẩm chứa nhiều magie

Thực phẩm chứa nhiều magie có trong sữa, rau đay, rau khoai lang, củ khoai,… Có tác dụng làm mềm phân, nhuận tràng… Mỗi ngày, nên ăn một vài quả chuối giúp giảm chứng đi cầu ra máu.

  • Thực phẩm chứa nhiều vitamin C

Thực phẩm chứa nhiều vitamin C có tác dụng hỗ trợ đề kháng, giảm nhiễm trùng như cảm cúm, giúp vết thương mau lành, tăng cường hấp thụ chất sắt… Thực phẩm chứa nhiều vitamin C: cà chua, lê, ổi, táo, dâu tây, đu đủ, cam…

  • Nguồn thực phẩm giàu Rutin

Rutin có tác dụng chống oxy hóa, tăng cường sức bền tĩnh mạch. Nên sử dụng trong trường hợp bị suy yếu mạch máu, tổn thương niêm mạc… Nguồn thực phẩm giàu rutin: lúa mạch, kiều mạch, cam, bưởi, rau má, diếp cá,…

Trên đây là những thông tin hữu ích về hiện tượng đi ngoài ra máu tươi nhỏ giọt cảnh báo bệnh nguy hiểm nào? Cách điều trị ra sao cho hiệu quả? Người bệnh tuyệt đối không chủ quan, cần chủ động đi khám bác sĩ kịp thời để được chữa trị sớm nhất.

Để không mất cước phí điện thoại

Bạn hãy để lại số điện thoại tại đây
Bác sĩ chuyên khoa sẽ gọi ngay cho bạn

Cam kết bảo mật thông tin tuyệt đối