Táo Bón Và Đau Vùng Hậu Môn Là Bệnh Gì?
Táo bón và đau vùng hậu môn là bệnh gì? Rất nhiều người có xu hướng chủ quan trước tình trạng táo bón và đau hậu môn, nghĩ rằng đây là triệu chứng bình thường có thể tự khỏi. Tuy nhiên, theo các bác sĩ phòng khám Đa Khoa Quốc Tế Cộng Đồng chia sẻ đây có thể là dấu hiệu của các bệnh lý như trĩ, nứt kẽ hậu môn, áp xe hậu môn…
Táo bón và đau vùng hậu môn cảnh báo bệnh gì?
Bất kỳ ai cũng có thể gặp tình trạng táo bón và đau vùng hậu môn ít nhất một lần trong đời. Nhiều người thường chủ quan đây là triệu chứng bình thường không cần điều trị.
Tuy nhiên đây lại là dấu hiệu cảnh báo những căn bệnh nguy hiểm vùng hậu môn trực tràng. Vậy hãy cùng chúng tôi tìm hiểu táo bón và đau bụng vùng hậu môn là bệnh gì?
Một số bệnh lý có thể gặp phải khi có triệu chứng táo bón và đau vùng hậu môn như:
1. Bệnh trĩ
Bệnh trĩ là bệnh lý phổ biến hiện nay, theo thống kê có tới 50% dân số nước ta có nguy cơ mắc bệnh trĩ. Bệnh trĩ khiến vùng tĩnh mạch ở hậu môn bị sưng và căng giãn quá mức.
Bệnh trĩ được chia làm 2 loại: trĩ nội và trĩ ngoại. Trĩ nội không gây đau đớn nhưng có thể tạo ra hiện tượng chảy máu bên trong. Ngược lại, trĩ ngoại khiến người bệnh có cảm giác đau rát hậu môn và ngứa ngáy mỗi lần đi đại tiện.
Bệnh trĩ thường gặp ở phụ nữ mang thai và sau sinh, người có chế độ ăn ít chất xơ hoặc người ngồi lâu một tư thế. Để ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh này bạn nên duy trì cân nặng ổn định, bổ sung nhiều chất xơ vào bữa ăn hàng ngày. Tuy bệnh trĩ không gây nguy hiểm nhưng gây ra rất nhiều phiền toái cho người bệnh nên cần rèn cho mình một lối sống sinh hoạt lành mạnh để phòng tránh bệnh.
2. Nứt kẽ hậu môn
Hậu môn xuất hiện vết nứt có thể do táo bón kéo dài, chấn thương, quan hệ tình dục đường hậu môn, sinh con qua âm đạo…Lúc này, người bệnh bị đau rát, khó chịu sau mỗi lần đi đại tiện thậm chí có máu đỏ tươi kèm phân hoặc trên giấy vệ sinh. Phần lớn các trường hợp nứt kẽ hậu môn tự hết sau 2 – 3 tuần nhưng nếu tái phát thời gian đau lâu hơn và cần điều trị.
3. Bệnh lây qua đường tình dục
Một số bệnh lây nhiễm qua đường tình dục đặc biệt là bệnh Herpes sinh dục, nấm Chlamydia do virus gây nên sẽ khiến người bệnh đi ngoài bị hậu môn bị nóng rát, đau nhức nhất là khi đi đại tiện.
4. Viêm đại trực tràng
Viêm đại trực tràng là bệnh lý đường tiêu hóa gây tổn thương niêm mạc đại trực tràng, nếu không được điều trị gây ra nhiều phiền toái cho người bệnh. Nếu bệnh tiến triển nặng hơn có thể dẫn tới các biến chứng như thủng đại tràng, hẹp đại tràng, ung thư đại tràng…Người bệnh đi ngoài bị đau hậu môn dữ dội, đại tiện nhiều lần trong ngày…
5. Polyp đại trực tràng
Polyp xảy ra do sự tăng sinh quá mức của niêm mạc đại trự tràng tạo nên những khối u nhỏ, lồi . Polyp đại trực tràng hầu như không gây ra triệu chứng đặc biệt gì. Nhưng cũng có một số trường hợp có triệu chứng đi ngoài đau rát hậu môn, đại tiện ra máu.
6. Rò hậu môn
Bệnh còn có tên gọi khác là mạch lươn, nguyên nhân gây nên do áp xe hậu môn bị vỡ khiến cấu trúc đường rò bên trong niêm mạc xuất hiện. Rò hậu môn là bệnh lý phức tạp, điều trị khó khăn nên cần được thăm khám và điều trị sớm. Các triệu chứng thường gặp là đau rát hậu môn, sưng nóng, chảy dịch ở hậu môn có mùi khó chịu
7. Tiêu chảy kéo dài
Tiêu chảy kéo dài cũng là bệnh lý khiến mỗi lần đi đại tiện người bệnh cảm thấy đau rát. Số lần đi đại tiện trong ngày nhiều lần hơn so với bình thường, mỗi ngày có thể đi đại tiện từ 5 – 10 lần. Khi bị đi đại tiện nhiều lần trong ngày khiến niêm mạc hậu môn bị tổn thương gây ra đau rát hậu môn mỗi lần đi đại tiện. Có nhiều nguyên nhân gây tiêu chảy như ăn thực phẩm không đảm bảo vệ sinh, đồ cay nóng…
8. Ung thư đại tràng, hậu môn
Đây là bệnh lý rất nguy hiểm có thể khiến người bệnh mất mạng. Bệnh gây ra các triệu chứng như đi đại tiện ra máu, đau rát hậu môn, sụt cân đột ngột, người mệt mỏi, cơ thể không hấp thụ thức ăn…Cần phát hiện sớm và điều trị bệnh kịp thời tránh để xảy ra các biến chứng gây ảnh hưởng tới các bộ phận khác trong cơ thể.
Cách khắc phục tình trạng táo bón và đau vùng hậu môn
Táo bón, đau vùng hậu môn khiến người bệnh có cảm giác khó chịu, sợ đi đại tiện. Đối với những trường hợp tình trạng kéo dài liên tục, tái phát thường xuyên thì cần sớm đến các cơ sở y tế thăm khám và tìm hiểu nguyên nhân. Từ đó điều trị bệnh nếu có. Dù tình trạng táo bón và đau bụng hậu môn do nguyên nhân bệnh lý hay không phải bệnh lý, bạn cũng nên chú ý lại thói quen sinh hoạt, chế độ ăn uống của bản thân. Để khắc phục triệu chứng tránh tái phát gây ảnh hưởng đến cuộc sống và sức khỏe.
Những cách khắc phục tình trạng táo bón và đau vùng hậu môn cụ thể như:
1. Ngâm hậu môn bằng nước muối
Nước muối ấm có tác dụng sát khuẩn, thư giãn và làm giảm triệu chứng đau rát hậu môn sau khi đi đại tiện. Lưu ý, không nên pha quá nhiều muối có thể gây xót, khiến vùng hậu môn bị tổn thương. Nên pha với tỷ lệ vừa phải, ngâm hậu môn từ 10 – 15 phút hoặc cho tới khi nước nguội. Mỗi ngày nên thực hiện khoảng 3 lần để cải thiện triệu chứng bệnh.
2. Tắm nước ấm trong bồn
Phương pháp này có tác dụng giúp lưu thông máu tốt hơn ở khu vực hậu môn. Biện pháp này phù hợp với những người mắc bệnh trĩ khi các tĩnh mạch vùng hậu môn bị sưng phồng. Xả tối thiểu 30cm và ngâm cơ thể trong bồn khoảng 30 phút với nước ấm cho tới khi nước nguội.
3. Chườm đá lạnh
Đá lạnh có tác dụng giảm triệu chứng đau hậu môn khá an toàn và hiệu quả. Để thực hiện bạn lấy một miếng gạc lạnh hoặc một túi đá để chườm lên vùng hậu môn chừng 10 phút. Một ngày có thể thực hiện nhiều lần làm giảm các triệu chứng đau nhức hậu môn mà không mất nhiều công sức.
4. Rau diếp cá cải thiện triệu chứng đau hậu môn
Rau diếp cá không chỉ là loại rau gia vị mà còn được sử dụng điều trị nhiều bệnh lý. Rau diếp cá có tác dụng thanh nhiệt giúp giải độc, lợi tiểu, sát trùng và làm giảm triệu chứng đau hậu môn sau khi đi đại tiện. Cách dùng rau diếp cá cải thiện tình trạng đau rát hậu môn sau khi đi đại tiện:
- Cách 1: Bạn có thể dùng rau diếp cá rửa sạch, ngâm với muối hạt rồi đem giã nát và đắp lên hậu môn. Trước khi đắp cần vệ sinh vùng hậu môn sạch sẽ, không nên đắp trong thời gian quá lâu.
- Cách 2: Dùng nắm lá diếp cá tươi rồi đem ngâm với nước muối loãng, đun sôi khoảng 10 phút, lấy phần nước đem rửa hậu môn, phần bã để đắp hậu môn.
5. Xây dựng chế độ ăn uống khoa học
- Bổ sung các loại thực phẩm giàu chất xơ, ăn nhiều hoa quả, trái cây, rau xanh
- Hạn chế thực phẩm cay nóng như hạt tiêu, mù tạt, ớt…
- Không uống bia rượu, cà phê, trà đặc, đồ uống có ga
6. Thay đổi thói quen sinh hoạt không tốt
- Hạn chế ngồi lâu một chỗ, chế độ tập luyện thể dục thể thao hàng ngày để tăng cường sức khỏe\
- Không nên nhịn đi vệ sinh, cần đi vệ sinh ngay khi có nhu cầu
- Tránh quan hệ tình dục qua đường hậu môn
- Tập thói quen đi đại tiện vào một khung giờ nhất định trong ngày, sau khi đi đại tiện cần vệ sinh vùng hậu môn sạch sẽ
7. Dùng thuốc bôi
Hiện nay, có nhiều loại thuốc bôi giúp giảm triệu chứng đi ngoài xong bị đau hậu môn. Tuy nhiên, sử dụng thuốc cần được thăm khám và được sự chỉ định của bác sĩ để được tư vấn về liều dùng và cách dùng.
Những cách trên đây chỉ là phương pháp để giảm triệu chứng đau hậu môn, cải thiện tình trạng táo bón. Còn đối với những trường hợp bị táo bón và đau hậu môn do bệnh lý thì người bệnh cần đến bệnh viện, phòng khám uy tín để điều trị bệnh càng sớm càng tốt.
Địa chỉ điều trị bệnh vùng hậu môn tốt nhất ở Hà Nội
Hiện nay Phòng Khám Đa Khoa Quốc Tế Cộng Đồng đang là địa chỉ y tế số 1 thăm khám và điều trị các bệnh lý vùng hậu môn – trực tràng.
Những lý do tạo nên sự uy tín chất lượng của phòng khám Đa Khoa Quốc Tế Cộng Đồng như:
1. Đội ngũ bác sĩ chuyên môn cao, nhiều năm kinh nghiệm
Phòng khám hiện nay có hai bác sĩ chuyên khoa trực tiếp thăm khám và điều trị bệnh hâu môn trực tràng gồm:
- PGS. TS. Bác sĩ Nguyễn Mạnh Nhâm – Nguyên Trưởng khoa Phẫu thuật tiêu hóa , Bệnh viện Việt Đức, hiện tại công tác tại khoa ngoại tiêu hóa Phòng Khám Đa Khoa Quốc Tế Cộng Đồng. Bác sĩ có hơn 40 năm kinh nghiệm trong điều trị các bệnh lý trĩ, áp xe hậu môn, polyp hậu môn…là Phó giáo sư, tiến sĩ chuyên khoa đầu ngành ngoại tiêu hóa – hậu môn trực tràng.
- TS. Bác sĩ Trịnh Đình Tùng – Nguyên Trưởng khoa Phẫu thuật tiêu hóa , Bệnh viện Xanh Pôn. Bác sĩ Tùng đã có hơn 40 năm công tác trong nghề, đã từng làm bác sĩ nội trú tại cộng hòa Pháp. Tại Phòng Khám Đa Khoa Quốc Tế Cộng Đồng bác sĩ Tùng trực tiếp thăm khám, điều trị và phẫu thuật các bệnh lý hậu môn – trực tràng như: Trĩ, áp-xe hậu môn, rò hậu môn, nứt kẽ hậu môn,…
2. Sử dụng các phương pháp hiện đại hiệu quả chữa trị bệnh lý
Khi đến khám, dựa vào tình trạng bệnh lý hiện tại, bác sĩ sẽ chỉ định lộ trình điều trị phù hợp với từng bệnh nhân. Với trang thiết bị hiện đại, đầy đủ, phòng khám có thể đáp ứng được nhiều phương phương hiện đại để điều trị từng chứng bệnh khác nhau.
Các phương pháp điều trị bệnh lý hậu môn – trực tràng bao gồm:
- Điều trị nội khoa: sử dụng thuốc Tây y, thuốc Đông y kết hợp để hỗ trợ, hạn chế tác dụng với bệnh nhân.
- Điều trị thủ thuật: Thủ thuật như chích xơ, thắt trĩ , làm lạnh, tia hồng ngoại, laser…
- Phẫu thuật: Phẫu thuật HCPT, phẫu thuật Milligan – Morgan, phẫu thuật Ferguson, phẫu thuật Longo.
3. Được cấp phép hoạt động bởi Sở y tế
Phòng khám đa khoa quốc tế cộng đồng có địa chỉ tại số 193c1 Bà Triệu – Hai Bà Trưng – Hà Nội
4. Chi phí khám chữa công khai minh bạch đúng theo quy định của nhà nước
Dựa vào những lý do trên Phòng Khám Đa Khoa Quốc Tế Cộng Đồng hoàn toàn là địa chỉ y tế uy tín bạn có thể yên tâm đến khám và chữa bệnh tại đây.
Hi vọng với những thông tin của bài viết có thể giúp bạn đọc giải đáp được thắc mắc táo bón và đau vùng hậu môn là bệnh gì? Cuối cùng chúng tôi muốn gửi đến bạn đọc một lời nhắc nhở tình trạng táo bón, đau hậu môn có thể là dấu hiệu của bệnh lý nguy hại cho sức khỏe. Nếu không điều trị sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của bạn. Vì thế bạn đọc không nên chủ quan với bất kỳ triệu chứng bất thường nào của cơ thể.