Áp xe hậu môn: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị hiệu quả
Áp xe hậu môn là bệnh lý phổ biến ở vùng hậu môn trực tràng có tỷ lệ người mắc bệnh rất cao. Việc nhận biết sớm các dấu hiệu mắc bệnh, nguyên nhân và triệu chứng là biện pháp giúp mọi người có thể phòng ngừa và chữa bệnh hiệu quả, an toàn triệt để.
Vậy áp xe hậu môn phải làm sao? Những chia sẻ của các chuyên gia trong bài viết dưới đây sẽ giúp mọi người hiểu rõ hơn về vấn đề này.
Tìm hiểu áp xe hậu môn là gì?
Áp xe hậu môn là gì? Bàn về vấn đề này chuyên gia hậu môn trực tràng TS.bác sĩ CKII Trịnh Tùng tại phòng khám Đa khoa Quốc tế Cộng Đồng cho biết: Áp xe hậu môn là hiện tượng hậu môn xuất hiện các u cục cứng, bên trong có chứa mủ khiến người bệnh cảm thấy đau đớn khó chịu.
Hiện tượng áp xe hình thành khi các mô mềm xung quanh hậu môn trực tràng bị nhiễm khuẩn và có mủ cấp tính. Bệnh có thể xảy ra ở cả người lớn và trả nhỏ. Dựa vào đặc điểm hình thành và các triệu chứng biểu hiện mà áp xe hậu môn được chia thành 5 loại:
- Áp xe niêm mạc
- Áp xe chậu hông trực tràng
- Áp xe giữa cơ thắt hậu môn
- Áp xe dưới da
- Áp xe hố ngồi trực tràng
Mỗi dạng bệnh sẽ có những triệu chứng biểu hiện khác nhau và gây ra các biến chứng nguy hiểm cho người bệnh cũng khác nhau. Vì vậy, ngay khi thấy có các dấu hiệu bất thường xảy ra, mọi người không nên lơ là chủ quan mà cần đến ngay cơ sở y tế chuyên khoa uy tín để được thăm khám và chữa trị kịp thời.
Các triệu chứng của bệnh apxe hậu môn biểu hiện như thế nào?
Khi bị áp xe hậu môn, người bệnh sẽ có các triệu chứng biểu hiện như:
1. Xuất hiện khối cứng sưng tấy
Một trong những dấu hiệu nhận biết bệnh áp xe cạnh hậu môn là sự xuất hiện của khối cứng và sưng lên khiến da quanh hậu môn có màu đỏ, trơn nhẵn và bóng, sau đó sẽ tăng dần về kích thước. Bên cạnh đó, người bệnh cũng có thể cảm nhận được ở vùng rìa hậu môn bị sưng to.
2. Đau hậu môn
Sự xuất hiện của các khối u cứng và sưng ở hậu môn sẽ gây ra cảm giác đau nhức, khó chịu cho người bệnh. Khi bệnh phát triển càng nặng thì tình trạng đau đớn ngày càng gia tăng. Việc đi lại cũng trở nên bất tiện.
3. Ngứa hậu môn
Ngứa ngáy hậu môn là triệu chứng của nhiều bệnh lý khác nhau xảy ra ở vùng hậu môn trực tràng trong đó có bệnh áp xe hậu môn
Hiện tượng ngứa ngáy hậu môn xuất hiện là do chất dịch nhầy trong hậu môn và dịch mủ bên ngoài hậu môn tăng dẫn đến kích thích vùng da quanh hậu môn luôn trong tình trạng ẩm ướt, ngứa ngáy.
4. Chảy mủ hậu môn
Các ổ áp xe khi phát triển lớn sẽ tự vỡ và chảy nhiều dịch mủ ra ngoài, mang theo mầm bệnh gây kích ứng, viêm nhiễm ngoài da, hình thành các lỗ rò hậu môn. Tùy theo tình trạng bệnh nặng hay nhẹ mà tạo thành các lỗ rò hậu môn to nhỏ, dài ngắn khác nhau kèm theo dịch mủ tiết ra nhiều hay ích.
Trên thực tế, các ổ apxe khi mới hình thành hoặc bị viêm cấp tính sẽ có mủ nhiều, dịch mủ vàng và đặc kèm theo mùi hôi tanh khó chịu
Ngoài các triệu chứng biểu hiện nêu trên thì người bệnh khi bị áp xe hậu môn còn có những triệu chứng toàn thân khác như: sốt nhẹ hoặc sốt cao từ 37-40 độ C, nóng đỏ cục bộ vùng hậu môn, cơ thể mệt mỏi, chán ăn và ngủ không ngon giấc, sức đề kháng suy giảm.
Các nguyên nhân của apxe hậu môn là gì?
Áp xe hậu môn là bệnh lý phổ biến mà rất nhiều người có nguy cơ bị mắc phải, Nguyên nhân gây áp xe hậu môn được xác định chủ yếu là do:
1. Tình trạng viêm nhiễm hậu môn kéo dài
Đây là một trong những nguyên nhân phổ biến khiến nhiều người bị apxe hậu môn. Vệ sinh không sạch sẽ, sức đề kháng suy giảm, thực hiện một số thủ thuật ở hậu môn không đảm bảo an toàn là những nguyên nhân khiến hậu môn bị viêm nhiễm. Tình trạng viêm nhiễm hậu môn để lâu và kéo dài sẽ trở thành bệnh mãn tính và gây tích tụ mủ tạo thành các ổ áp xe.
Ngoài ra, viêm nhiễm hậu môn còn có thể gây ra một số bệnh lý khác ở hậu môn như: viêm nang lông, ngứa ngáy hậu môn, nứt kẽ hậu môn…
2. Hệ miễn dịch thấp
Nguyên nhân này thường gặp nhiều nhất ở trẻ nhỏ, khi cơ quan hậu môn phát triển chưa hoàn thiện. Bên cạnh đó, hệ miễn dịch của trẻ còn yếu chưa có đủ khả năng để chống lại các hiện tượng nhiễm trùng phát sinh. Do đó trẻ rất dễ bị mắc bệnh apxe hậu môn.
3. Tiểu phẫu tại hậu môn, trực tràng
Việc thực hiện một số tiểu phẫu ở hậu môn, trực tràng như cắt trĩ, phẫu thuật polyp hậu môn…do không được đảm bảo an toàn nên dễ bị viêm nhiễm dẫn đến hình thành các ổ nhiễm trùng chứa nhiều mủ bên trong.
4. Do tác dụng phụ của thuốc
Một số loại thuốc chữa bệnh có thể gây ra tác dụng phụ như kích ứng gây ngứa ngáy hậu môn và các biểu mô hậu môn. Nếu không có các biện pháp cải thiện tình trạng kích ứng thì người bệnh sẽ có nguy cơ bị viêm nhiễm, nhiễm trùng hậu môn hoặc áp xe hậu môn.
Ngoài ra, những tổn thương ở vùng hậu môn do quan hệ tình dục bằng đường hậu môn, các bệnh lý lây qua đường tình dục hoặc bị tắc tuyến hậu môn cũng là nguyên dẫn đến sự hình thành của apxe hậu môn.
Một số yếu tố nguy cơ làm tăng khả năng bị áp xe hậu môn ở nhiều người như: Tiền sử bị viêm đại tràng, viêm ruột thừa, viêm loét đại tràng, người mắc bệnh tiểu đường, quan hệ tình dục qua hậu môn…
Một số nguyên nhân gây áp xe hậu môn tái phát:
- Sử dụng thuốc kháng sinh không đủ liều lượng nên không thể tiêu diệt hết các loại vi khuẩn gây bệnh, do đó chúng tiếp tục khu trú và tạo ra các ổ áp xe mới khi có điều kiện.
- Quá trình chữa trị bệnh nhưng không kiên trì, tự ý ngưng thuốc hoặc thay đổi liều lượng khi bệnh chưa khỏi hẳn, vi khuẩn gây bệnh có thể phát triển trở lại gây áp xe tái phát.
- Việc phẫu thuật mổ áp xe hậu môn nhưng không xử lý nạo vét hết dịch mủ bên trong ổ áp xe.
- Người bệnh mất đi khả năng miễn dịch và sức đề kháng, nhờn thuốc, kháng thuốc.
Bệnh áp xe hậu môn có nguy hiểm không?
Các chuyên gia đầu ngành hậu môn trực tràng cho biết: Áp xe hậu môn là bệnh lý nguy hiểm hình thành do hệ quả của việc nhiễm trùng cấp xảy ra bên trong các tuyến nhỏ gần khu vực hậu môn trực tràng. nếu không chữa trị kịp thời, bệnh có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm như:
- Nhiễm trùng hậu môn, chảy mủ gây dị ứng và kích ứng da
- Tạo ra các ổ áp xe mới, dẫn đến việc hình thành các lỗ rò hậu môn
- Viêm nang lông
- Gây táo bón, đại tiện khó khăn
Với những tác hại nguy hiểm mà bệnh áp xe hậu môn gây ra đối với sức khỏe người bệnh thì việc điều trị bệnh là cần thiết và quan trọng. Do đó, ngay khi có các dấu hiệu bị áp xe hậu môn thì người bệnh cần nhanh chóng đến ngay cơ sở y tế chuyên khoa uy tín để thăm khám và chữa trị sớm, tránh tình trạng để bệnh kéo dài lâu ngày dẫn đến biến chứng, việc điều trị bệnh sẽ gặp nhiều khó khăn, phức tạp hơn.
Cách điều trị apxe hậu môn dứt điểm an toàn hiệu quả không biến chứng
Các chuyên gia hậu môn trực tràng cho biết: Việc điều trị áp xe hậu môn muốn đạt hiệu quả thì cần căn cứ vào tình trạng và mức độ bệnh cụ thể. Để có thể nhận biết chính xác mức độ nặng nhẹ của bệnh áp xe hậu môn thì phương pháp chẩn đoán phổ biến nhất hiện nay là nội soi hậu môn trực tràng và tiến hành một số xét nghiệm lâm sàng khác.
Cảnh báo: Đại tiện ra máu, Nguy cơ UNG THƯ trực tràng
Bệnh áp xe hậu môn có những triệu chứng biểu hiện khá giống với một số bệnh lý như: Viêm ruột thừa, viêm loét đại trực tràng, ung thư trực tràng…Do đó, để xác định chính xác tình trạng bệnh cụ thể, khi có dấu hiệu bất thường xảy ra tại hậu môn, người bệnh cần nhanh chóng đến ngay cơ sở y tế chuyên khoa uy tín để thăm khám và kiểm tra, bác sĩ có thể sẽ cho người bệnh làm một số xét nghiệm như siêu âm, chụp cộng hưởng từ MRI hoặc chụp CT để chẩn đoán bệnh một cách chính xác và sớm nhất.
Xem thêm: Bệnh trĩ chữa được không? Cách trị bệnh hiệu quả nhất hiện nay
Các phương pháp điều trị áp xe hậu môn phổ biến và rộng rãi nhất là:
1. Dẫn lưu mủ bằng ống dẫn seton
Đây là phương pháp điều trị được áp dụng cho các trường hợp bị áp xe nhẹ, ổ áp xe nhỏ và chưa có dấu hiệu biến chứng nào xảy ra.
Theo đó, bác sĩ sẽ vệ sinh hậu môn sạch sẽ cho người bệnh sau đó gây tê và thực hiện thủ thuật tháo mủ bằng cách đặt ống dẫn seton để dẫn lưu mủ ra ngoài.
Người bệnh sẽ được sử dụng thêm thuốc kháng sinh và giảm đau, tiêu viêm để rút ngắn thời gian điều trị bệnh, giúp người bệnh nhanh chóng hồi phục.
2. Áp dụng biện pháp phẫu thuật bằng phương pháp HCPT
Hiện nay đối với các trường hợp bị áp xe hậu môn, các bác sĩ đã và đang áp dụng biện pháp điều trị tiên tiến và hiện đại nhất là kỹ thuật xâm lấn tối thiểu HCPT.
Bác sĩ sẽ sử dụng dòng điện cao tần, thông qua thiết bị y tế chuyên dụng có đầu điện cực tiến hành xâm lấn vào các ổ áp xe để làm sạch mủ bên trong, loại bỏ hết các tế bào viêm nhiễm hoặc bị tổn thương, hàn gắn và khô miệng vết thương nhanh chóng.
Ưu điểm của kỹ thuật xâm lấn tối thiểu HCPT trong điều trị áp xe hậu môn là hạn chế đau đớn, miệng vết thương nhỏ không làm ảnh hưởng đến các khu vực khác xung quanh hậu môn, ít chảy máu và không gây tái phát….
Apxe hậu môn nên ăn gì hỗ trợ điều trị bệnh nhanh nhất?
Các chuyên gia hậu môn trực tràng cho biết: Để quá trình điều trị bệnh áp xe hậu môn nhanh khỏi và thuận lợi, thì người bệnh nên chú ý đến chế độ ăn uống và dinh dưỡng hàng ngày của bản thân. Một chế độ ăn uống khoa học và hợp lý sẽ giúp hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả và ngăn ngừa tái phát.
Vậy, apxe hậu môn nên ăn gì? Theo các chuyên gia y tế, người bệnh nên chú ý:
- Ăn nhiều chất xơ, rau xanh, củ quả tươi
- Thực phẩm giàu vitamin, chuối, táo
- Thức ăn nhiều đạm
- Thực phẩm có khả năng tăng sức đề kháng, chống viêm và diệt khuẩn cho cơ thể
- Thức ăn chứa nhiều kẽm, sắt
- Uống nhiều nước
Bên cạnh các nhóm thực phẩm nên ăn thì người bệnh cũng cần phải chú ý kiêng một số loại thực phẩm không tốt cho sức khỏe như: Đồ ăn cay nóng, thức ăn nhiều dầu mỡ, chất kích thích như bia rượu, thuốc lá, không ăn quá nhiều đồ ngọt, thực phẩm tanh hoặc nặng mùi.
Một số cách phòng tránh bệnh áp xe hậu môn hiệu quả người bệnh nên chú ý:
- Xây dựng thói quen sinh hoạt lành mạnh, ăn uống ngủ nghỉ có giờ giấc khoa học.
- Vệ sinh sạch sẽ để cho vùng hậu môn luôn được khô thoáng
- Không nên quan hệ qua đường hậu môn
- Cân bằng cuộc sống và công việc, tránh stress, căng thẳng
- Thường xuyên tập thể dục, bơi, chạy bộ…
- Có kế hoạch thăm khám sức khỏe định kỳ
Trên đây là những thông tin về bệnh áp xe hậu môn, hy vọng qua bài viết mọi người sẽ trang bị được cho mình những kiến thức quan trọng về bệnh lý này để có biện pháp phòng ngừa và chữa trị bệnh hiệu quả, bảo vệ tốt sức khỏe của bản thân.