Đi ngoài ra phân xanh là bị bệnh gì? Xử lý thế nào?

Tham vấn y khoa: Tiến sĩ, Bác sĩ Trịnh Tùng ngày 21/01/2022

Màu sắc của phân khi đi đại tiện phần nào nói lên dấu hiệu của bệnh lý mà bạn đang mắc phải. Bình thường phân sẽ có màu nâu sẫm và thành khuôn. Tuy nhiên, một ngày nào đó, khi đi đại tiện bạn lại phát hiện phân có màu xanh.

Vậy, hiện tượng đi ngoài ra phân xanh là bị làm sao? Mời bạn đọc cùng theo dõi bài viết dưới đây để tìm được cho mình câu trả lời. 

I. Tại sao phân lại có màu xanh?

Phân người thường có màu nâu vàng nhưng đôi khi có thể chuyển sang màu xanh lá cây, đen, vàng, đỏ… Mặc dù phân những thay đổi về màu sắc của phân không hẳn là dấu hiệu đáng lo ngại nhưng nếu kèm theo các triệu chứng khác thì rất có thể liên quan đến bệnh lý.

Tại sao phân lại có màu xanh?

Trên thực tế, có một số lý cũng có thể dẫn đến hiện tượng đi ngoài ra phân xanh, bao gồm thay đổi chế độ ăn uống, do đang sử dụng thuốc theo đơn hoặc do nhiễm trùng gây ra bởi vi khuẩn.

Trong một số trường hợp, đi ngoài ra phân xanh còn có thể kèm theo các triệu chứng khác cần chú ý như:

  • Phân có lẫn máu
  • Ngứa hậu môn
  • Da vùng hậu môn có vết rách nhỏ
  • Các mạch máu ở trực tràng bị sưng
  • Chóng mặt
  • Cảm giác buồn đại tiện dù không ăn no
  • Buồn nôn hoặc nôn, có thể nôn ra máu
  • Tiêu chảy có thể kéo dài hơn 3 ngày
  • Đau bụng

Nếu thấy có các triệu chứng này bên cạnh hiện tượng đi ngoài ra phân xanh, người bệnh cần nhanh chóng đến ngay phòng khám hoặc các cơ sở y tế uy tín để được thăm khám chẩn đoán và điều trị chính xác bệnh.

II. Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng đi ngoài ra phân xanh?

Có nhiều nguyên nhân có thể gây ra sự thay đổi màu sắc của phân bên cạnh việc hấp thụ một lượng quá lớn rau cải hoặc các loại hoa quả xanh (cải xoăn, rau bó xôi, bông cải xanh, việt quất…), các thực phẩm có chứa chất diệp lục (tảo, rong biển, đậu cô ve…) hoặc các thực phẩm có màu nhuộm xanh nhân tạo.

Nếu bạn không ăn nhiều loại thức ăn này mà vẫn gặp phải hiện tượng đi ngoài ra phân xanh, có thể bạn cần lưu ý những nguyên nhân sau:

1. Do dùng thuốc kháng sinh

Nếu thời gian gần đây bạn bị ốm và uống một loại thuốc kháng sinh, thì sẽ không có gì lạ khi thấy sự thay đổi màu sắc của phân khi đi đại tiện. Bởi kháng sinh sẽ làm thay đổi hàm lượng vi khuẩn trong phân, hoặc đôi khi cũng dẫn đến thay đổi màu phân. Ngoài ra, kháng sinh cũng có thể gây ra tình trạng tiêu chảy hoặc khiến dạ dày của bạn bị tổn thương. Tuy nhiên bạn cũng không cần quá lo lắng bởi điều này chỉ xảy ra trong một vài ngày cho đến khi bạn ngừng dùng thuốc.

Do dùng thuốc kháng sinh

2. Do vấn đề nhiễm trùng, đặc biệt là liên quan đến tiêu chảy

Khác với những ảnh hưởng của thuốc kháng sinh tác động đến phân, vi khuẩn xâm nhập theo đường tiêu hóa cũng có thể gây ra hiện tượng đi ngoài ra phân xanh. Bên cạnh đó, nhiễm khuẩn cũng có thể làm thay đổi hệ vi sinh bình thường trong phân và làm thay đổi màu sắc của phân. Đồng thời, nhiễm khuẩn salmonella và norovirus còn có thể gây ra tình trạng tiêu chảy.

Khi người bệnh bị tiêu chảy cũng làm tăng tỷ lệ phân xanh. Thức ăn di chuyển trong hệ tiêu hóa quá nhanh không đủ thời gian để mật phân hủy tiêu hóa thức ăn, chính điều này có thể khiến phân của bạn vẫn có màu xanh thay vì màu nâu vàng.

3. Do bệnh gan hoặc các bệnh về đường tiêu hóa

Nếu bạn đang gặp những vấn đề về tiêu hóa thì không có gì lạ khi bị đi ngoài ra phân xanh, đặc biệt là những bệnh có thể gây ra tình trạng tiêu chảy. Ngoài ra, các bệnh như viêm đại tràng, hội chứng kích thích ruột cũng có thể gây ra hiện tượng đi ngoài ra phân xanh nhưng không dung nạp các thực phẩm gây tiêu chảy cũng có thể làm cho tình trạng này xảy ra.

Túi mật, gan và hệ thống tiêu hoá có liên quan mật thiết với nhau. Do đó, khi một cơ quan có vấn đề, toàn bộ hệ thống sẽ bị ảnh hưởng một cách đáng kể. Mật được sản xuất ở gan và được lưu trữ trong túi mật có thể có màu vàng hoặc màu xanh lá cây, bởi vậy đi ngoài ra phân xanh có thể là dấu hiệu của vấn đề về gan hoặc túi mật.

4. Ăn nhiều rau xanh

Thực phẩm bạn ăn (bao gồm cả các loại thực phẩm tự nhiên và thực phẩm chứa thành phần nhân tạo) cũng có thể khiến xảy ra hiện tượng đi ngoài ra phân xanh. Rau xanh và trái cây có chứa chất diệp lục, là sắc tố tạo màu xanh cho thực vật và tảo. Nếu một lượng nhỏ rau xanh sẽ không thay đổi màu phân, nhưng khi ăn một lượng lớn rau xanh như rau bina, cải xoăn, bông cải xanh có thể khiến phân có màu xanh.

Phương pháp hỗ trợ điều trị tại nhà khi bị đi ngoài ra máu kèm chất nhầy

Hiện tượng đi ngoài ra phân màu xanh do nguyên nhân ăn nhiều rau xanh là điều hoàn toàn bình thường về sức khỏe. Bởi những loại rau này không chỉ ngon mà còn chứa nhiều vitamin, khoáng chất và các chất xơ cần thiết cho cơ thể.

5. Do ăn các thực phẩm có chứa chất tạo màu

Sau khi ăn các loại bánh quy chứa nhiều phẩm màu hoặc ăn kem, phân bạn cũng có thể có màu xanh. Một số thực phẩm đóng gói hoặc chế biến có chứa chất tạo màu hoặc màu thực phẩm xanh lá cây, màu xanh lam và màu vàng cũng có thể là nguyên nhân gây ra hiện tượng đi ngoài ra phân xanh. Trong trường hợp này, phân xanh là dấu hiệu bạn đã ăn quá nhiều những thực phẩm này.

6. Do uống bổ sung sắt

Việc bổ sung sắt thường gây ảnh hưởng đến dạ dày và có các tác dụng phụ như tiêu chảy, đau dạ dày và buồn nôn. Đây là lý do tại sao những người có tình trạng loét hoặc viêm dạ dày sẽ phải hỏi ý kiến bác sĩ trước khi bổ sung sắt. Nhưng hầu hết sự thay đổi màu phân do uống sắt chỉ là tác dụng phụ. Điều này là bình thường trừ phi bạn có các triệu chứng khó chịu khác.

7. Do tiêm thuốc tránh thai

Nếu thời gian gần đây bạn đã bắt đầu tiêm thuốc tránh thai, thì bạn cũng có thể thấy những thay đổi đối với phân của mình khi đi đại tiện. Depo-Provera (medroxyprogesterone) có tác dụng phụ là làm phân xanh. Tuy nhiên, có một  lưu ý rằng, bất cứ điều gì làm thay đổi nội tiết tố cũng có thể ảnh hưởng đến hệ thống đường mật, bao gồm gan và túi mật, đồng thời, nếu thức ăn không được tiêu hóa phân hủy bình thường có thể làm tăng tỷ lệ đi ngoài ra phân xanh.

Do tiêm thuốc tránh thai

III. Khi nào nên lo lắng về hiện tượng đi ngoài ra phân xanh?

Hiện tượng đi ngoài ra phân xanh nếu chỉ xảy ra một lần thì thường không đáng ngại. Tuy nhiên, nếu bạn thường xuyên rơi vào tình trạng này thì cần thực hiện một số biện pháp phòng ngừa dựa trên những nguyên nhân xác định được, ví dụ như:

  • Tránh dung nạp các loại thực phẩm chứa gluten gây ra tình trạng tiêu chảy nếu bạn bị mắc bệnh celiac
  • Hạn chế các loại thực phẩm làm trầm trọng thêm hội chứng ruột kích thích và các triệu chứng bệnh Crohn như cà phê, sữa, thức ăn nhiều dầu mỡ và đồ uống có ga
  • Ghi chép lại những loại thực phẩm gây kích ứng đường ruột để lưu ý trong thực đơn hàng ngày

Phải làm gì khi bị đi ỉa ra máu?

Bên cạnh hiện tượng đi ngoài ra phân xanh, khi quan sát thấy có máu trong phân hoặc phân lổn nhổn không bình thường thì bạn cần đi thăm khám bác sĩ ngay. Ngoài ra, nếu phân của bạn màu xanh do bệnh tiêu chảy kéo dài, hoặc một trong những loại thuốc bạn dùng gây ra ợ chua, phân đổi màu bạn nên báo với bác sĩ để đổi thuốc điều trị.

Tóm lại, màu sắc của phân chỉ là một phần dấu hiệu có thể nhìn thấy được giúp người bệnh kiểm tra một cách toàn diện, cách tốt nhất là bạn nên đến khám và xét nghiệm tại các cơ sở y tế uy tín để được tư vấn chính xác nguyên nhân gây ra hiện tượng này. Đồng thời, bạn nên có một chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý để có một cơ thể khỏe mạnh phòng chống mọi loại bệnh tật.

Đi ngoài ra sợi dây phân xanh là bệnh gì?

Đi ngoài ra phân xanh là bị bệnh gì là băn khoăn của nhiều bệnh nhân. Nếu do một trong những bệnh lý dưới đây, bệnh nhân cần thăm khám bác sĩ càng sớm càng tốt để nhận phương pháp chữa trị thích hợp.

Đi ngoài phân xanh do nứt kẽ hậu môn

Nứt kẽ hậu môn là vết rách nhỏ ở lớp lót hậu môn, liên quan đến đi ngoài phân cứng. Tuy nhiên, vết rách này có thể xảy ra do người bệnh bị tiêu chảy mãn tính hoặc viêm ruột.

Trường hợp nứt kẽ hậu môn liên quan đến tiêu chảy, người bệnh có thể đi ngoài ra phân xanh lá cây. Nếu vết nứt nghiêm trọng, có thể đi ngoài ra máu.

Bệnh Crohn khiến phân có màu xanh

Đây là bệnh viêm đường ruột mãn tính vô cùng nguy hiểm, gây loét ruột non, ruột già, lan sâu vào mô ruột và đường tiêu hóa.

Hiện nay, không có thuốc đặc trị bệnh Crohn, người bệnh chỉ có thể sử dụng thuốc giảm triệu chứng, kiểm soát viêm nhiễm, ngăn ngừa biến chứng.

Bệnh Celiac đi ngoài phân xanh

Bệnh Celiac là bệnh lý ở đường ruột do người bệnh nhạy cảm với gluten có trong lúa mì, yến mạch. Không điều trị kịp thời, bệnh Celiac có thể dẫn tới một số vấn đề sức khỏe như loãng xương, u lympho ruột, vô sinh,…

Đi ngoài ra phân xanh là bị bệnh gì? Viêm loét đại tràng

Viêm loét đại tràng là tình trạng lớp niêm mạc đại tràng bị viêm nhiễm, tổn thương. Khiến niêm mạc sưng đỏ, xuất hiện vết loét, xuất huyết, hình thành ổ áp-xe.

Để điều trị viêm loét đại tràng, bác sĩ chỉ định thuốc tây, thủ thuật ngoại khoa. Trường hợp bệnh nhẹ, có thể áp dụng bài thuốc dân gian.

Hội chứng ruột kích thích

Là tình trạng rối loạn chức năng ở ruột già, gây đau quặn bụng, đầy hơi, khó tiêu, táo bón, tiêu chảy, phân không thành khuôn,…

Viêm đại tràng giả mạc

Viêm đại tràng giả mạc là tình trạng viêm liên quan đến sự phát triển quá mức của vi khuẩn. Bệnh xảy ra với đối tượng sử dụng kháng sinh, hóa trị liệu.

Nguyên nhân trẻ đi ngoài màu xanh

Đi ngoài ra phân xanh là bị bệnh gì ở trẻ nhỏ, do nguyên nhân nào gây ra. Nguyên nhân có thể do chế độ dinh dưỡng hoặc một số bệnh lý khác ở trẻ. Cần hiểu chính xác nguyên nhân từ đó cha mẹ mới có thể đưa ra giải pháp chăm sóc đúng đắn, kịp thời.

Trẻ 7 tháng tuổi đi ngoài màu xanh do bú sữa công thức

Trẻ bú sữa công thức thường có phân màu xanh. Ngoài ra còn xuất hiện các màu sắc khác như: Màu nâu, nâu sạm, nâu xanh,… kèm đặc và nặng mùi.

Trẻ 2 tháng tuổi đi ngoài màu xanh do bú sữa mẹ hoàn toàn

Phân của trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn có màu vàng sáng hơi xanh. Tình trạng phân xanh và có bọt khi trẻ bú sữa đầu quá no và không bú thêm. Vì dòng sữa đầu chứa hàm lượng lactose tương đối cao nhưng lượng chất béo khá ít.

Trẻ 2 tháng tuổi đi ngoài màu xanh do bú sữa mẹ hoàn toàn

Trẻ 3 tháng tuổi đi ngoài màu xanh đen do thực đơn của mẹ và trẻ

Chế độ ăn của mẹ đang cho con bú hoặc chế độ ăn của trẻ có nhiều rau xanh, thực phẩm có màu xanh. Điều này khiến trẻ đi ngoài phân xanh khi bị dị ứng với thành phần có trong thức ăn của trẻ.

Đi ngoài ra phân xanh là bị bệnh gì? 

Một số bệnh lý như Crohn, bệnh Celiac, hội chứng ruột kích thích, nhiễm ký sinh trùng, virus, vi khuẩn đường ruột,… là nguyên nhân dẫn đến tình trạng trẻ đi ngoài phân xanh.

Uống sắt đi ngoài màu xanh đen

Một số trẻ đi ngoài phân xanh do sử dụng thuốc kháng sinh, sắt, thuốc chống viêm,… Vì vậy, cần lưu ý thời gian trẻ sử dụng thuốc và thời gian trẻ có triệu chứng đại tiện phân xanh.

Cách xử lý đi ngoài phân xanh hiệu quả

Như vậy, đi ngoài ra phân xanh là bị bệnh gì đã có câu trả lời. Vậy cách xử lý tình trạng này như thế nào? Nếu đi ngoài phân xanh cấp tính, triệu chứng thường được cải thiện trong vài ngày mà không cần điều trị. Người bệnh có thể dành thời gian nghỉ ngơi, uống nhiều nước, bổ sung thực phẩm dinh dưỡng để hỗ trợ việc phục hồi.

Ngoài ra, bệnh nhân hãy tham khảo một số biện pháp sau:

Tăng lượng chất xơ

Bổ sung chất xơ trong chế độ ăn uống hàng ngày có thể phòng ngừa táo bón, chống tiêu chảy, hỗ trợ ngăn ngừa bệnh trĩ.

Thực phẩm chứa chất xơ: Rau xanh như bông cải xanh, bắp cải, đậu hà lan, khoai, bí, táo, lê, sung, hạt chia, hạt lanh,…

Người lớn nên tiêu thụ khoảng 25 – 40g chất xơ mỗi ngày. Nam giới thường xuyên vận động cần lượng chất xơ nhiều hơn để tăng cường hoạt động của hệ thống tiêu hóa.

Tăng lượng chất xơ

Uống nhiều nước

Nếu thực hiện chế độ ăn nhiều chất xơ, bệnh nhân nên uống nhiều nước. Uống khoảng 220ml nước/giờ để ngăn ngừa mệt mỏi, giúp nhuận tràng, mềm phân, việc đại tiện dễ dàng hơn.

Duy trì vận động thể chất

Vận động giúp kích thích ruột và hệ thống bạch huyết. Giúp cơ thể đẩy chất thải xuống ruột kết, việc đại tiện cũng dễ dàng hơn.

Ngoài ra, thường xuyên tập thể dục hỗ trợ thư giãn, giảm căng thẳng, tăng cường hoạt động của hệ thống tiêu hóa.

Do đó, người bệnh hãy thường xuyên đi bộ, tập yoga, bơi lội,… để cải thiện sức khỏe tinh thần, hệ thống tiêu hóa.

Điều trị y tế

Đối với trường hợp đi ngoài ra phân xanh là bị bệnh gì, thì cần thăm khám bác sĩ mới có thể đưa ra giải pháp chữa trị dứt điểm.

Lúc này, bác sĩ đề nghị các loại thuốc chống tiêu chảy để cải thiện triệu chứng. Thuốc có khả năng ngăn chặn vi khuẩn hoặc virus trong hệ thống tiêu hóa, rút ngắn thời gian hồi phục.

Nếu nhiễm trùng do vi khuẩn, khiến đi ngoài ra phân xanh, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc kháng sinh để cải thiện triệu chứng.

Khuyến cáo: Thuốc kháng sinh để lại nhiều tác dụng phụ khó lường. Vì vậy, bệnh nhân cần lắng nghe lời khuyên của bác sĩ chuyên khoa. Tuyệt đối không tự ý ngừng thuốc hoặc bỏ dở liệu trình,…

[Shortcode tư vấn hậu môn]

Hầu hết trường hợp đi ngoài ra phân xanh được cải thiện trong 2 – 3 ngày. Nếu triệu chứng này kéo dài, người bệnh cần đi thăm khám bác sĩ để được điều trị phương pháp thích hợp.

Trường hợp đi ngoài phân xanh do nứt kẽ hậu môn cần phải làm gì? Nếu đang ở Hà Nội, bệnh nhân hãy đến Đa Khoa Quốc Tế Cộng Đồng (số 193c1 Bà Triệu, Hai Bà Trưng, Hà Nội). Đây là cơ sở y tế điều trị nứt kẽ hậu môn bằng thủ thuật ngoại khoa: Đông – tây y kết hợp sóng cao tần.

Ưu điểm:

  • Hạn chế đau đớn, ít chảy máu, không để lại sẹo xấu
  • Điều trị nhanh chóng, thời gian từ 25 – 30 phút
  • Hạn chế tỷ lệ biến chứng và tái phát
  • Thuốc đông y có tác dụng tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, thanh lọc, tiêu viêm, hạn chế tác dụng phụ của thuốc tây y,…

Qua nội dung trong bài, mọi người đã biết đi ngoài ra phân xanh là bị bệnh gì, cách điều trị nào hiệu quả. Nếu còn bất cứ điều gì thắc mắc, vui lòng liên hệ đường dây nóng 0243.9656.999 để được giải đáp miễn phí.

Các từ khóa liên quan:

  • Đi ngoài phân xanh lá cây
  • Be đi phân xanh
  • Đi về sinh ra phân màu xanh lá cây
  • Trẻ uống sữa công thức đi ngoài màu xanh
  • Đi ngoài phân đen
  • Phân màu trắng đục
  • Phân có đốm trắng
  • Trẻ 2 tháng tuổi đi ngoài màu xanh

Để không mất cước phí điện thoại

Bạn hãy để lại số điện thoại tại đây
Bác sĩ chuyên khoa sẽ gọi ngay cho bạn

Cam kết bảo mật thông tin tuyệt đối