Đau bụng nhưng không đi ngoài được là bệnh gì và cách khắc phục
Đau bụng nhưng không đi ngoài được là hiện tượng không hề hiếm gặp ở mọi lứa tuổi. Triệu chứng này có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân và kéo dài làm ảnh hưởng tới sức khỏe người bệnh, cũng như gây ra nhiều bất tiện trong cuộc sống sinh hoạt hằng ngày của họ. Vậy làm thế nào để khắc phục tình trạng đau bụng mà không thể đi đại tiện được, hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.
Vì sao đau bụng mà không đi ngoài được?
Đau bụng nhưng không đi ngoài được là tình trạng rất hay xảy ra ở trẻ em và người lớn, tuy nhiên đa số mọi người thường chủ quan cho rằng đây chỉ là hiện tượng táo bón hoặc đầy bụng khó tiêu thông thường, sẽ tự khỏi nên không đi khám sớm. Chính sự chủ quan này khiến tình trạng đau bụng mà không thể đi đại tiện được xảy ra ngày càng dữ dội với tần suất lớn.
Các bác sĩ qua quá trình thăm khám thực tế đã chỉ ra rằng loại trừ những nguyên nhân khách quan như tâm trạng căng thẳng lo âu, bực bội, cảm xúc tiêu cực thì người thường xuyên bị đau bụng mà không thể đi đại tiện được rất có thể đang mắc phải một trong số các bệnh lý dưới đây:
1.1. Đau bụng nhưng không đi ngoài được do táo bón
Tại sao đau bụng mà không đi ngoài được nguyên nhân đầu tiên phải kể đến đó là bị táo bón. Táo bón là tình trạng người bệnh gặp khó khăn khi đi đại tiện do phân khô cứng, luôn có cảm giác buồn đi đại tiện gấp mà không thể đi được. Táo bón có thể xảy ra do chế độ ăn uống thiếu chất xơ, vitamin và nước, do uống các loại thực phẩm bổ sung như Canxi, sắt hoặc do thói quen nhịn đi đại tiện mỗi khi buồn, lâu ngày phân tích tụ và cứng lại nên khó đào thải ra bên ngoài.
Một số triệu chứng thường gặp nhất của bệnh táo bón có thể kể đến như: đi đại tiện ít hơn 2 lần/tuần, đau bụng buồn đi ngoài không đi được, trướng bụng, khó tiêu, khó đi ngoài, phân cứng và khô, thậm chí có lẫn máu trong phân và đau tức hậu môn vì phải rặn nhiều.
Bệnh táo bón có thể được cải thiện và mất dần nếu bạn thiết lập một chế độ dinh dưỡng giàu chất xơ, uống đủ nước và đi đại tiện đều đặn mỗi ngày vào một khung giờ cố định, tốt nhất là vào buổi sáng. Tuy nhiên, trong một số trường hợp người bệnh bị táo bón mãn tính thì việc điều trị sẽ khó khăn hơn rất nhiều, táo bón lúc này còn là dấu hiệu cảnh báo các bệnh ở đại trực tràng như ung thư đại – trực tràng, polyp đại – trực tràng,…
Đọc thêm: Táo bón và đau vùng hậu môn là bệnh gì?
1.2. Đau bụng nhưng không đi ngoài được do hội chứng ruột kích thích
Trường hợp đau bụng nhưng không thể đi đại tiện có thể khởi phát từ hội chứng ruột kích thích. Hội chứng ruột kích thích hay bệnh viêm đại tràng co thắt là bệnh lý phổ biến có tỷ lệ khoảng 20% dân số trên thế giới mắc phải, đặc biệt ở nữ giới. Bệnh lý này thuộc nhóm các rối loạn chức năng ruột nhưng không tìm thấy tổn thương tại đại tràng.
Nếu bạn đang gặp một số triệu chứng sau thì cần đi khám sớm bởi rất có thể chúng là dấu hiệu cảnh báo hội chứng ruột kích thích: Đau tức bụng, khó chịu vùng bụng dưới nhưng không thể đi đại tiện được, phải rặn nhiều khi đi nặng và luôn có cảm giác chưa hết phân, phân bất thường lúc cứng khô, lúc lại lỏng như bị tiêu chảy xen kẽ trong cùng 1 lần đi đại tiện,…
1.3. Đau bụng không đi nặng được do bị bệnh trĩ
Nhiều trường hợp bị đau bụng buồn đi ngoài không đi được có thể xuất phát do bệnh trĩ. Lúc này các tĩnh mạch ở hậu môn bị căng giãn quá mức dẫn tới sự co thắt không đều, khó tống phân ra bên ngoài trơn tru như bình thường.
Đau chướng bụng nhưng không đi cầu được và bệnh trĩ như một vòng tuần hoàn lặp đi lặp lại, bởi khi khó đi cầu, người bệnh sẽ phải rặn mạnh và lâu, điều này dễ làm tăng áp lực ở phần dưới trực tràng và vùng hậu môn, dần dần hình thành các búi trĩ, khi bị trĩ rồi thì lại có cảm giác chướng bụng khó đi nặng và đi nặng không hết phân.
Nếu bạn đang gặp một trong số các triệu chứng sau thì rất có thể đó là dấu hiệu sớm cảnh báo bệnh trĩ, cần đi khám sớm để xử lý triệt để, tránh tình trạng bệnh trĩ chuyển sang cấp độ 3, 4 và để lại nhiều biến chứng.
– Hậu môn bị ngứa và kích thích, chảy dịch nhiều tiết ra từ niêm mạc ống hậu môn.
– Đau rát, nóng ở vùng hậu môn do hậu môn bị tắc và nứt, thậm chí đi nặng thấy máu lẫn trong phân hoặc dính trên giấy vệ sinh.
1.4. Bị rối loạn tiêu hóa kéo dài khiến đau bụng nhưng không đi ngoài được
Rối loạn tiêu hóa là nguyên nhân gây ra tình trạng đau bụng nhưng không đi ngoài được khá phổ biến, thường gặp ở trẻ em và bà bầu. Hiện tượng này xảy ra khi một số cơ quan tiêu hóa bị tổn thương và không thực hiện đúng chức năng của mình.
Thông thường, đau bụng khó đi ngoài do rối loạn tiêu hóa có thể nhận biết qua các biểu hiện sau: Đau âm ỉ bụng trên hoặc bụng dưới, đầy hơi chướng bụng, khó tiêu, buốt bụng, buồn nôn, bị ợ chua, ợ nóng, ợ hơi, nhiều trường hợp rối loạn tiêu hóa kéo dài có thể xuất hiện thêm các triệu chứng khác như chán ăn, đắng miệng, khô miệng, suy nhược cơ thể, lúc bị tiêu chảy lúc lại bị táo bón,…
Đau bụng nhưng không đi ngoài được phải làm sao?
Đau bụng nhưng không đi ngoài được hoàn toàn có thể được cải thiện và khắc phục nếu bạn đi khám sớm, điều trị theo phác đồ của bác sĩ đồng thời thiết lập những thói quen sinh hoạt khoa học sau đây:
– Thay đổi chế độ ăn uống và chế độ sinh hoạt
Tình trạng đau bụng nhưng không đi ngoài được có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân như chúng tôi đã nhắc tới ở trên, tuy nhiên chủ yếu là do thói quen ăn uống của mọi người không phù hợp. Để thoát khỏi tình trạng này, người bệnh cần tuân theo những điều sau:
- Ăn nhiều rau xanh, hoa quả để bổ sung chất xơ và vitamin cho cơ thể.
- Uống nước đúng cách và đủ 1,5 – 2 lít nước mỗi ngày để hạn chế tình trạng táo bón, kích thích hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn.
- Bổ sung các thực phẩm dễ tiêu hóa vào thực đơn hàng ngày như ngũ cốc, bơ, phô mai, chuối, đu đủ, rau củ lang, rau mồng tơi để kích thích nhu động ruột.
- Hạn chế tối đa đường, muối, đồ ăn cay nóng và các loại gia vị trong khẩu phần ăn, đồng thời không ăn quá nhiều loại thực phẩm đông lạnh và đồ ăn nhanh.
Bên cạnh việc thiết lập và duy trì chế độ ăn uống lành mạnh, những người thường xuyên bị đau bụng nhưng không đi cầu được cần thay đổi cả thói quen sinh hoạt để khắc phục tình trạng này, cụ thể:
- Không nhịn đi đại tiện, tạo thói quen đi nặng vào buổi sáng, tốt nhất là sáng sớm khi thức dậy.
- Không làm việc khác trong khi đang đại tiện như đọc báo, xem điện thoại hoặc nghe nhạc, bởi những hoạt động đó có thể gây xao nhãng khiến bạn mất tập trung, kéo dài thời gian đi nặng vừa mất vệ sinh vừa dễ gây ra bệnh trĩ.
- Rèn thói quen ngủ sớm, dậy sớm, ngủ đủ 8 tiếng mỗi ngày để ruột và các cơ quan tiêu hóa được nghỉ ngơi, phục hồi sau một ngày hoạt động vất vả.
- Tăng cường tập luyện thể thao, kết hợp với thư giãn để đầu óc được thoải mái, tăng sức đề kháng và tránh các rối loạn tiêu hóa do tâm lý bất ổn gây ra.
– Khám sức khỏe định kỳ 6 tháng/lần
Trường hợp đau bụng mà không thể đi đại tiện được nếu chỉ thi thoảng xuất hiện thì bạn có thể khắc phục bằng cách trên, tuy nhiên để đảm bảo rằng tình trạng đau bụng của bạn không nguy hiểm thì khám sức khỏe định ký 3 – 6 tháng/lần là lời khuyên tốt nhất.
Việc đi khám sức khỏe định kỳ không chỉ giúp bạn phát hiện sớm nguyên nhân tại sao đau bụng mà không đi ngoài được, mà còn phát hiện được một số bệnh lý nguy hiểm khác đang tiềm ẩn, từ đó quá trình điều trị sẽ đơn giản và ít tốn kém hơn. Ngoài ra, một sự thật rõ ràng cho thấy rằng những người đi khám sức khỏe định kỳ sẽ an tâm về bản thân và tập trung cho công việc tốt hơn, làm việc năng suất hơn những người luôn lo lắng không biết tình trạng sức khỏe của mình như thế nào.
Trên đây là những nguyên nhân chủ yếu gây ra hiện tượng đau bụng nhưng không đi ngoài được mà chúng tôi muốn cung cấp để độc giả nắm được. Hy vọng qua bài viết này, bạn đọc sẽ có nhận thức đúng đắn về tình trạng tưởng chừng như đơn giản mà vô cùng nguy hiểm này, đồng thời thăm khám sớm ngay khi phát hiện ra các triệu chứng đau bụng khó đi ngoài để có hướng điều trị phù hợp.
Bạn đọc có bất kỳ băn khoăn nào cần được giải đáp vui lòng liên hệ tới đường dây nóng của chúng tôi 0243.9656.999 để được tư vấn và hỗ trợ giải đáp bởi các bác sĩ chuyên khoa.