Bà bầu đau bụng dưới tháng cuối – Điều mẹ cần biết
Bà bầu đau bụng dưới tháng cuối do nhiều nguyên nhân gây ra. Trong đó có thể xuất phát từ hiện tượng sinh lý bình thường. Tuy nhiên, nếu đau bụng dưới tháng cuối thai kỳ kèm triệu chứng chảy máu âm đạo, cơn đau nhói,… mẹ bầu cần đặc biệt cẩn trọng. Tốt nhất thăm khám bác sĩ để tìm hướng khắc phục kịp thời.
Đau bụng dưới khi mang thai tháng cuối do đâu?
Bà bầu đau bụng dưới tháng cuối là triệu chứng khá phổ biến. Có thể xuất phát từ căng thẳng, lo lắng do sắp sinh hoặc thai nhi lớn chèn vào xương chậu gây tức hoặc đau bụng.
Tuy nhiên, đau bụng dưới tháng cuối thai kỳ có thể là triệu chứng bất thường cần thăm khám, theo dõi ngay và luôn. Cụ thể:
1. Thai 38 tuần đau bụng dưới từng cơn – Cơn đau đẻ giả
Mẹ bầu mang thai tháng cuối sẽ xuất hiện cơn đau đẻ giả khoảng một giờ. Cơn gò này có thể gây co thắt, đau đớn cho chị em. Tuy nhiên, cơn gò không xuất hiện thường xuyên, cũng không theo chu kỳ. Cơn gò có thể bị kích thích bất cứ lúc nào nếu mẹ hoạt động mạnh.
2. Triệu chứng cảnh báo sắp sinh
Không giống cơn đau đẻ giả, nếu thai phụ có cơn đau bụng thường xuyên, kèm rò nước ối, bong nút nhất, đau lưng,… đây rất có thể chính là dấu hiệu chuyển dạ của mẹ bầu. Chị em không được lơ là mà phải đến bệnh viện ngay lập tức.
3. Thai 39 tuần đau bụng dưới từng cơn – Bong nhau non
Bà bầu đau bụng dưới tháng cuối có thể là triệu chứng bong nhau non. Hiện tượng này xảy thai khi nhau thai bị tách ra khỏi thành tử cung trước khi mẹ chuyển dạ.
Triệu chứng thường gặp: Đau bụng, chảy máu vùng kín, đau lưng, co thắt mạnh,…
Bong nhau non vô cùng nguy hiểm. Có thể đe dọa tính mạng thai phụ nếu không cấp cứu kịp thời.
4. Bầu tháng cuối bị căng tức bụng – Nhiễm trùng đường tiết niệu
Triệu chứng điển hình: Đau bụng, nóng rát khi tiểu, tiểu liên tục nhưng lượng nước tiểu ít, nước tiểu có mùi lạ,…
Trường hợp nhiễm trùng đường tiết niệu nặng khi mang thai, mẹ bầu có thể bị sốt, ớn lạnh, đau bụng dữ dội, tiểu ra mủ hoặc máu, thậm chí sinh non,…
5. Bầu tháng cuối đau bụng dưới bên trái – Táo bón
Chế độ dinh dưỡng thiếu khoa học, ít chất xơ, uống ít nước, ít vận động hoặc sự chèn ép liên tục của tử cung lên vị trí thành ruột,… có thể là nguyên nhân dẫn tới táo bón ở thai phụ kèm cơn đau nhức dữ dội bụng dưới.
Để khắc phục táo bón gây đau bụng dưới khi mang thai, mẹ bầu cần thiết lập chế độ dinh dưỡng phù hợp. Chăm chỉ luyện tập thể dục nhẹ nhàng như ngồi thiền, đi bộ, yoga, bơi lội,…
Đau bụng từng cơn khi mang thai tháng cuối nguy hiểm không?
Bà bầu đau bụng dưới tháng cuối nguy hiểm hay không còn tùy thuộc nguyên nhân gây ra hiện tượng này. Trong trường hợp những cơn đau bụng dưới thường xuất hiện chỉ sau khi mẹ bầu hoạt động mạnh hay làm việc quá sức thì sau nghỉ ngơi hiện tượng này sẽ chấm dứt, mẹ bầu không cần quá lo lắng.
Tuy nhiên, nếu cơn đau bụng dưới khi mang thai liên tục diễn ra, không chấm dứt dù nghỉ ngơi,… Mẹ bầu nhanh chóng thăm khám bác sĩ để tìm hiểu nguyên nhân. Có thể là cơn gò báo hiệu sắp chuyển dạ.
Trường hợp đau bụng dưới kèm chảy máu âm đạo, đau nhói bụng,… mẹ bầu thăm khám bác sĩ ngay lập tức. Có thể cảnh bảo vấn đề nghiêm trọng:
- Sinh non, dọa sinh non: Cơn gò cứng bụng xuất hiện theo chu kỳ giống như cảm giác đau đẻ
- Sảy thai, dọa sảy thai: Mẹ nghỉ ngơi nhưng vẫn thấy đau nhói bụng, xuất hiện cơn gò cứng, thậm chí có máu đông chảy ra,… có thể dấu hiệu dọa sảy thai, sảy thai
- Nhau bong non: Nhau thai thường bong khỏi cơ thể khi em bé được sinh ra. Nhưng bong nhau trước khi sinh vô cùng nguy hiểm, dẫn tới cơn đau dữ dội, đột ngột, xuất huyết tử cung,…
- Nhiễm trùng đường tiết niệu: Đau bụng dưới, tiểu buốt, tiểu rắt, nước tiểu có mùi lạ,…
Nên làm gì khi đau bụng dưới tháng cuối thai kỳ?
Bà bầu đau bụng dưới tháng cuối nên làm gì tốt nhất? Khi xuất hiện cơn đau bụng dưới, thai phụ cần bình tĩnh xác định nguyên nhân để có hướng xử lý thích hợp. Tốt nhất đi gặp bác sĩ chuyên khoa tại địa chỉ y tế uy tín, chất lượng.
Nếu đau bụng dưới khi mang thai do nguyên nhân chế độ dinh dưỡng không phù hợp, do thai nhi đạp,… mẹ bầu có thể áp dụng một số phương pháp sau để kiểm soát cơn đau:
- Massage nhẹ nhàng toàn thân kết hợp tắm nước ấm hàng ngày để cơ thể thư giãn
- Không mặc quần bó sát để tránh chèn ép lên bụng và thai nhi
- Uống đủ nước cần thiết, có thể kết hợp nước ép trái cây kèm nước lọc
- Hạn chế đồ uống có gas, đồ ăn đóng hộp, thực phẩm cay nóng,… đây là tác nhân chính dẫn tới táo bón
- Không đứng hoặc ngồi quá lâu một tư thế, kê chân lên ghế thấp hơn khi ngồi
- Giữ tinh thần thoải mái, ngủ đủ giấc
- Bổ sung canxi, kali và nước cho cơ thể thông qua thực phẩm tốt cho sức khỏe: Chuối, nho,…
- Tập luyện thể dục thể thao phù hợp, không vận động quá sức
- Không quan hệ tình dục tháng cuối thai kỳ để đảm bảo sức khỏe mẹ và bé
Khi nào cần đi gặp bác sĩ “ngay và luôn”?
Nếu bà bầu đau bụng dưới tháng cuối không rõ nguyên nhân, cần đi thăm khám bác sĩ kịp thời để kiểm tra sức khỏe. Mỗi lần thăm khám, thai phụ kê khai đầy đủ, chính xác triệu chứng, mức độ nghiêm trọng (nếu có). Lưu ý, gọi cấp cứu ngay lập tức khi xuất hiện:
- Cơn đau bụng dữ dội, vượt quá sức chịu đựng, đặc biệt bụng phía bên phải
- Đau bụng kèm chảy máu âm đạo
- Huyết áp thai phụ rối loạn, kèm triệu chứng sốt, chóng mặt, đau đầu, khó thở, mệt mỏi
- Da toàn thân hoặc da vùng mắt xảy ra hiện tượng ngứa, vàng da.
Tóm lại, đau bụng dưới trong tháng cuối thai kỳ là hiện tượng mẹ bầu tuyệt đối không chủ quan. Nếu gặp phải hiện tượng này mẹ bầu tốt nhất cần đến các cơ sở y tế càng sớm càng tốt. Nếu đang sinh sống và làm việc ở Hà Nội, mẹ bầu hãy đến Đa Khoa Quốc Tế Cộng Đồng (số 193c1 Bà Triệu, Hai Bà Trưng, Hà Nội).
Đây là địa chỉ khám thai uy tín, chất lượng tại khu vực Hà Nội được nhiều chị em tin tưởng. Trực tiếp phụ trách chuyên môn trong lĩnh vực sản phụ khoa là bác sĩ Giao Thị Kim Vân.
Phòng khám góp một phần không nhỏ trong việc phục vụ, chăm sóc sức khỏe cộng đồng. Trong đó, nổi bật là dịch vụ siêu âm, khám thai, quản lý thai an toàn cho mẹ và khỏe cho con.
Đọc thêm: Đau bụng dưới khi mang thai: Nguyên nhân và cách khắc phục
Cách phòng ngừa đau bụng dưới khi mang thai tháng cuối
Mẹ bầu cần được chăm sóc với chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt phù hợp. Bên cạnh đó, đảm bảo khám thai định kỳ đều đặn nhằm bảo vệ chính bản thân và thai nhi. Vậy bà bầu đau bụng dưới tháng cuối phòng ngừa cách nào hiệu quả?
- Khi ngồi hãy dùng gối hoặc vật mềm để tựa lưng. Khi nằm chọn tư thế nằm thoải mái nhất
- Nếu phải ngồi nhiều, thường xuyên đứng dậy đi lại nhẹ nhàng để giảm căng thẳng, áp lực cho thân dưới, giúp mạch máu lưu thông
- Không đứng/ngồi dậy đột ngột khi đang ngồi/nằm lâu. Điều này có thể tăng áp lực lên bụng dưới, tạo sức ép cho thai nhi. Mẹ bầu nên bám vào một điểm tựa, nghiêng người và đứng/ngồi dậy từ từ
- Nên tập thể dục đặc biệt là các bài tập nhẹ nhàng như yoga, đi bộ,…
- Không vận động mạnh, xách đồ nặng, làm việc quá sức. Khi mệt hãy nghỉ ngơi ngay
- Tắm nước ấm để giảm đau và căng tức bụng dưới
- Hạn chế quan hệ thời gian này vì có thể kích thích tử cung co bóp dẫn tới chuyển dạ sớm
- Tháng cuối thai kỳ, nên 3 ngày khám thai/lần với bác sĩ có chuyên môn
Nhìn chung, bà bầu đau bụng dưới tháng cuối là triệu chứng bình thường, không đáng lo ngại. Tuy nhiên, nếu cơn đau bất thường, đi khám bác sĩ để đảm bảo sức khỏe cả mẹ và thai nhi. Nếu có nhu cầu đặt lịch khám thai với bác sĩ chuyên khoa sản phụ tại Đa Khoa Quốc Tế Cộng Đồng, liên hệ 0243.9656.999 để được tư vấn và giải đáp miễn phí.