[Hỏi đáp] – Mắc bệnh trĩ có đau bụng không?

Tham vấn y khoa: Tiến sĩ, Bác sĩ Trịnh Tùng ngày 21/01/2022

Bệnh trĩ có đau bụng không? Theo như nghiên cứu của các chuyên gia y tế, các triệu chứng thông thường khi mắc bệnh trĩ sẽ là đau, ngứa rát hậu môn, đi đại tiện ra máu… còn trường hợp mắc bệnh trĩ mà bị đau bụng thường đến từ một nguyên nhân khác. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, cùng theo dõi thông tin chia sẻ trong bài viết nhé!

Giải đáp: Bệnh trĩ có đau bụng không?

Bệnh trĩ là bệnh xuất hiện tại hậu môn trực tràng, đây là một loại bệnh khá phổ biến hiện nay và gây phiền toái trong đời sống hàng ngày. Không chỉ vậy bệnh trĩ còn xuất hiện tại vị trí nhạy cảm cho nên nhiều người mang tâm lý e ngại không dám đến gặp bác sĩ để điều trị.

Đau bụng là dấu hiệu hút thai thành công

Bệnh trĩ phân thành ba loại, trĩ nội, trĩ ngoại và trĩ hỗn hợp, đều là tình trạng các tĩnh mạch ở hậu môn và trực tràng bị áp lực, ứ máu dẫn đến tình trạng phình giãn, tạo ra những búi trĩ. Các búi trĩ gây đau rát hậu môn có thể bị vỡ và chảy máu.

Một số nguyên nhân gây ra bệnh trĩ như là: ăn nhiều thực phẩm cay nóng, thừa cân béo phì, mang thai, ngồi nhiều, đứng nhiều, lao động nặng trong một thời gian dài, biến chứng của bệnh u đại trực tràng, u ở tử cung gây ra bệnh trĩ, giao hợp qua đường hậu môn cũng gây lên bệnh trĩ.

Vậy bị bệnh trĩ có đau bụng không? Câu trả lời chính xác là không, bởi bệnh trĩ liên quan đến sự lưu thông máu của tĩnh mạch, động mạch trong khu vực trực tràng, hậu môn và không phải là bệnh đường ruột cho nên không gây đau bụng.

Tuy nhiên nếu nhận thấy một số dấu hiệu giống bệnh trĩ mà lại kèm theo triệu chứng đau bụng có thể là biểu hiện của một số bệnh nguy hiểm khác.

Bệnh trĩ có gây đau lưng không? Cũng giống như câu trả lời cho bệnh trĩ có đau bụng không? Thì câu trả lời cũng là không, do nguyên nhân hình thành bệnh trĩ gắn liền với hệ tiêu hóa và bài tiết cho cơ thể nên nhiều người lầm tưởng về vấn đề này.

Nếu như bạn nghĩ mình mắc trĩ, kèm theo cảm giác đau lưng và đau bụng, cần nên đến cơ sở y tế để chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh của mình.

Vậy đau bụng và đau lưng là dấu hiệu của bệnh gì? 

Theo như giải đáp cho hai câu hỏi Bệnh trĩ có đau bụng không? Bệnh trĩ có gây đau lưng không? Thì bệnh trĩ sẽ không gây đau bụng và đau lưng, nhưng khi bi 1 trong hai hoặc cả hai dấu hiệu này trong thời gian dài rất có thể là dấu hiệu bệnh lý ở một số cơ quan nội tạng như:

Các bệnh phụ khoa

Nếu bạn nữ thấy xuất hiện một trong hai hoặc cả hai triệu chứng này khi không phải trong chu kỳ kinh nguyệt kèm theo dấu hiệu khí hư ra có màu vàng mùi lạ, cơ thể mệt mỏi, bụng chướng, sốt, tiểu khó, đau rát khi quan hệ là biểu hiện của bệnh lý liên quan đến cơ quan sinh dục nữ như buồng trứng, tử cung, âm đạo và âm hộ…

Viêm vùng chậu gây đau bụng

Nếu không được điều trị kịp thời có thể ảnh hưởng đến chức năng sinh sản của nữ giới, thậm chí đe dọa đến tính mạng của người bệnh.

Dấu hiệu mang thai ngoài tử cung

Ngoài việc cảm thấy đau lưng, đau bụng dài ngày kèm theo một số biểu hiện như chậm kinh, căng tức vòng 1, ốm nghén, và ra máu âm đạo bất thường rất có thể đây là nguyên nhân từ việc mang thai ngoài tử cung, cần đến gặp bác sĩ để đưa ra phương pháp điều trị cụ thể.

Có khối u trong ổ bụng

Khi trong ổ bụng có khối u và đang phát triển mạnh sẽ chèn ép vào các cơ quan nội tạng và các dây thần kinh, gây ra đau bụng và đau lưng.

Viêm loét dạ dày, tá tràng

Khi bị viêm loét dạ dày, tá tràng người bệnh sẽ cảm thấy khó chịu và đau xót bụng bất kỳ thời điểm nào trong ngày.

Các bệnh liên quan đến tuyến tụy

Tụy là một trong các cơ quan thuộc hệ tiêu hóa giúp tiêu hóa thức ăn và tiết ra insulin trong máu, khi bị viêm tụy cấp tính, người bệnh có dấu hiệu nôn mửa, tiêu chảy, táo báp, cơn đau kéo dài từ vùng thượng vị, sang vùng lưng. Đến giai đoạn mãn tính các khối u trong tụy chèn ép gây các cơn đau âm ỉ ở bụng và lưng.

Đau vùng chậu hoặc bụng, lưng dưới

Bệnh lý cột sống

Khi mắc bệnh lý liên quan đến thoái hóa cột sống, gai cột sống, thoát vị đĩa đệm sẽ khiến người bệnh đau lưng và đau bụng dưới.

Tại sao có biểu hiện giống bệnh trĩ lại bị đau bụng?

Theo thông tin chia sẻ trong bài viết chúng ta đã biết đáp án cho câu hỏi bệnh trĩ có đau bụng không rằng bệnh trĩ không gây đau bụng, nhưng nếu như có biểu hiện gần giống trĩ mà lại kèm theo triệu chứng đau bụng rất có thể đó là bệnh ung thư đại tràng.

Tiến sĩ. Bác sĩ CKII: Trịnh Tùng

Các biểu hiệu của ung thư đại tràng có thể nhận thấy như:

  • Đau bụng dọc theo khung đại tràng
  • Tiêu chảy, táo bón hoặc tiêu chảy và táo bón xen kẽ nhau trên 4 tuần
  • Phân nát và không thành khuôn, phân nhỏ và dẹt
  • Cảm giác đi nặng nhưng không hết phân, mót đi cầu liên tục
  • Đi nặng ra máu, nhưng máu lẫn với phân chứ không nằm riêng lẻ như bệnh trĩ, tiền sử trong gia đình có người mắc ung thư ruột.

Tuy nhiên trên thực tế có những trường hợp bệnh không có biểu hiện điển hình, phải dùng đến các phương pháp xét nghiệm mới biết được đó là biểu hiện của ung thư đại tràng hay là trĩ.

Bệnh trĩ có thể gây những nguy hiểm gì?

Tuy rằng trĩ không gây ra triệu chứng đau bụng và đau lưng, hơn nữa đây là một bệnh lý lành tính có thể điều trị khỏi hoàn toàn, nhưng nếu không điều trị sớm có thể gây ra các khó chịu trong cuộc sống hàng ngày như:

  • Đau rát hậu môn, đặc biệt đau mỗi lần đi đại tiện.
  • Viêm ngứa hậu môn do hậu môn ẩm ướt tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển.
  • Nhiễm khuẩn ở hậu môn và lây sang cơ quan sinh dục tăng nguy cơ viêm nhiễm phụ khoa nam khoa.
  • Gây thiếu máu do ra máu nhiều khi đi nặng, thậm chí còn khiến người bệnh hoa mắt, chóng mặt gây ảnh hưởng tiêu cực đến người bệnh.
  • Sa hậu môn khiến người bệnh luôn đau đớn, đứng ngồi không yên.
  • Rối loạn chức năng hậu môn khiến người bệnh mất tự chữ trong khi đi đại tiện.
  • Nguy cơ mắc ung thư hậu môn, đây là biến chứng nguy hiểm nhất của bệnh trĩ gây ra, chất nhầy ở hậu môn ra nhiều khiến búi trĩ cọ xát và chảy máu mỗi lần đi đại tiện, làm tăng nguy cơ áp xe hậu môn nhiễm trùng trực tràng. Hình ảnh ung thư hậu môn sẽ nhận thấy thông qua các biểu hiện mót rặn, khuôn phân nhỏ và dẹt, chảy máu đỏ sẫm hoặc đỏ tươi, khó nhìn thấy khối u ở hậu môn, sờ vào vùng bị ung thư hậu môn cảm thấy như búi trĩ có cục cứng, gồ ghề và sượng.

Hậu môn có thịt dư là bệnh gì?

Có thể thấy bệnh trĩ không chỉ gây khó chịu trong cuộc sống hàng ngày mà còn tiềm ẩn nguy cơ mắc ung thư hậu môn. Vì vậy khi người mắc bệnh trĩ cần nên đến cơ sở y tế uy tín để thăm khám và điều trị kịp thời, tránh các biến chứng về sau.

Địa chỉ khám chữa bệnh trĩ uy tín tại Hà Nội có thể kể đến phòng khám đa khoa Quốc tế, Cộng Đồng. Một trong những đơn vị đi đầu trong việc điều trị thành công các ca mắc bệnh trĩ. Rất nhiều bệnh nhân tìm đến đây đã được điều trị khỏi hoàn toàn nhờ phương pháp cắt trĩ HCPT.

Cắt trĩ bằng phương pháp xâm lấn tối thiểu HCPT II là kỹ thuật hiện đại sử dụng sóng cao tần làm đông tĩnh mạch trĩ, tạo các mô sẹo thắt búi trĩ, ngăn không cho máy chảy vào búi trĩ và tiến hành cắt trĩ.

Ưu điểm khi sử dụng phương pháp này đó là 

  • Thời gian thực hiện thủ thuật ngắn
  • Người bệnh ít đau và chảy máu hậu môn
  • Kiểm soát tình trạng viêm nhiễm hậu môn
  • Người bệnh có thể ra về luôn mà không cần nằm viện
  • Thời gian phục hồi nhanh, hiệu quả cao không sợ tái phát.

Đây là phương pháp được áp dụng thành công cho rất nhiều bệnh nhân đến chữa bệnh trĩ tại phòng khám đa khoa Quốc tế Cộng Đồng. Hơn nữa sau khi thực hiện thủ thuật, các bác sĩ sẽ chỉ định cho bệnh nhân dùng thuốc đông y để tăng cường sức đề kháng, thanh lọc cơ thể, tiêu viêm, nhuận tràng, trị dứt điểm bệnh trĩ.

[Shortcode tư vấn hậu môn]

Mong rằng thông qua những chia sẻ trên bạn đọc đã biết thêm các kiến thức xoay quanh câu hỏi bệnh trĩ có đau bụng không? Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào cần giải đáp, vui lòng liên hệ theo số 0243.9656.999 để nghe giải đáp.

Để không mất cước phí điện thoại

Bạn hãy để lại số điện thoại tại đây
Bác sĩ chuyên khoa sẽ gọi ngay cho bạn

Cam kết bảo mật thông tin tuyệt đối