Bệnh Polyp hậu môn: Nguyên nhân, triệu chứng và có chữa được không?
“Polyp hậu môn là bệnh lý nguy hiểm nếu để lâu kéo dài có thể dẫn đến ung thư trực tràng đe dọa tính mạng người bệnh nhưng không phải ai cũng biết đến căn bệnh này. Các triệu chứng của bệnh có biểu hiện khá giống với bệnh trĩ, sa hậu môn, lồng ruột…nên dễ bị nhầm lẫn dẫn đến chữa trị không đúng cách”.
Polyp hậu môn là bệnh lý phổ biến có tỉ lệ người mắc bệnh rất cao nhưng ít ai có thể nhận thức được mức độ nguy hiểm của bệnh lý này dẫn đến việc chậm trễ và chủ quan trong điều trị. Bệnh hình thành do nhiều nguyên nhân khác nhau, tìm hiểu về Polyp hậu môn là cách tốt nhất để mọi người có thể phòng ngừa và chữa trị bệnh hiệu quả.
Tìm hiểu Polyp hậu môn là gì?
Polyp hậu môn là gì? Chuyên gia hậu môn trực tràng TS. Bác sĩ CKII Trịnh Tùng tại tại phòng khám Đa khoa Quốc tế Cộng Đồng cho biết: Polyp hậu môn là tình trạng đoạn cuối của trực tràng xuất hiện các khối u nhỏ hình tròn hoặc hình elip, có thể có cuống hoặc không, bám vào thành hậu môn và có thể di chuyển trong đường ruột.
Polyp hậu môn hình thành do sự phát triển quá mức của các tế bào niêm mạc hậu môn, tạo thành các khối u nhỏ màu hồng trong trực tràng. Bệnh là những khối u lành tính không gây nguy hiểm nhưng nếu không chữa trị kịp thời có thể gây ra các biến chứng nguy hại đối với sức khỏe.
Các nguyên nhân polyp hậu môn không thể bỏ qua
Các chuyên gia hậu môn trực tràng cho biết: Hiện nay tỉ lệ người bệnh bị mắc Polyp hậu môn ngày càng tăng cao nhưng không phải ai cũng biết nguyên nhân gây bệnh là gì. Việc xác định nguyên nhân gây Polyp hậu môn là biện pháp tốt nhất để mọi người có thể phòng tránh và chữa trị bệnh tốt hơn.
Nguyên nhân gây Polyp hậu môn được xác định chủ yếu là do:
Yếu tố di truyền: Bệnh nhân bị mắc Polyp hậu môn do di truyền từ bố mẹ là rất cao. Các chuyên gia y tế giải thích về sự đột biến gen hoàn toàn có khả năng di truyền cho con cái thế hệ sau, không phân biệt giới tính.
Đặc biệt, bệnh nhân mắc Polyp hậu môn do di truyền thường tiềm ẩn nguy cơ ác tính và chuyển thành ung thư rất cao.
Do chế độ ăn uống: Các bác sĩ chuyên khoa hậu môn trực tràng cho biết, nếu hàng ngày chúng ta ăn nhiều thức ăn có tính axit, axit cholic khi kết hợp với nhau có thể gây ra hiện tượng Polyp hậu môn.
Tổn thương hậu môn: Người bệnh bị áp xe hậu môn, va chạm dẫn đến tổn thương, hoặc quan hệ tình dục qua hậu môn gây tổn thương, viêm nhiễm cũng là nguyên nhân dẫn đến sự hình thành của các khối polyp.
Một số nguyên nhân khác: Ngoài các nguyên nhân phổ biến nêu trên thì những người bị tác tĩnh mạch hậu môn gây thiếu máu hoặc cong hẹp hậu môn cũng có nguy cơ bị Polyp hậu môn
Khi bị Polyp ở hậu môn, người bệnh sẽ có các triệu chứng rõ ràng và cụ thể như:
- Đi ngoài ra máu
Lượng máu do polyp gây ra không nhiều nên người bệnh không cảm thấy đau rát hậu môn do đó thường không chú ý.
- Sa trực tràng
Các khối polyp khi mới hình thành chỉ nhỏ như hạt đậu nhưng khi phát triển nặng hơn sẽ to lên nhanh chóng và kéo niêm mạc ruột xuống dẫn đến tình trạng sa trực tràng. Nếu không quan sát kĩ có thể bị nhầm lẫn với bệnh trĩ.
- Một số triệu chứng khác
Khi bị Polyp hậu môn người bệnh còn có các triệu chứng khác như: Đau bụng thay đổi thói quen đại tiện, đi tiêu chảy hoặc táo bón kèm theo dịch nhầy lẫn máu, cơ thể mệt mỏi, khó chịu.
Bệnh Polyp hậu môn nguy hiểm không?
Các chuyên gia hậu môn trực tràng cho biết: Bệnh Polyp hậu môn nếu phát hiện và chữa trị kịp thời thì việc điều trị sẽ rất đơn giản. Tuy nhiên, nếu bệnh kéo dài lâu ngày sẽ không chỉ gây ra các phiền toái khó chịu đối với cuộc sống sinh hoạt của người bệnh mà còn có nguy cơ gây ra những biến chứng nguy hiểm như:
- Ung thư hậu môn
Polyp ở hậu môn nếu khi không được phát hiện và điều trị sớm, các khối u sẽ chuyển sang mãn tính và có thể gây ung thư. Đây là biến chứng nguy hiểm nhất của bệnh Polyp hậu môn, đe dọa trực tiếp sức khỏe và tính mạng người bệnh.
- Sa trực tràng
Polyp trong hậu môn phát triển nhiều với kích thước lớn sẽ chèn ép đường ruột gây giãn niêm mạc, và kéo các cơ trên bề mặt niêm mạc hậu môn xuống. Khi người bệnh đi đại tiện, nếu dùng sức rặn mạnh để đẩy phân ra ngoài sẽ làm cho nhu động ruột bị kích thích gây ra hiện tượng sa trực tràng.
- Di truyền cho thế hệ sau
Di truyền bệnh cho thế hệ sau là một trong những biến chứng nguy hiểm nhất của bệnh Polyp hậu môn mà người bệnh cần chú ý. Nếu bạn đang bị mắc Polyp ở hậu môn thì nguy cơ di truyền cho con cái là rất lớn vì bệnh lý này có gen đột biến nên có khả năng di truyền cho đời sau rất cao.
Đặc biệt, khi di truyền thì nguy cơ bị ác tính cao hơn nên nguy cơ bị ung thư là khó tránh khỏi. Do đó, biện pháp tốt nhất là cần điều trị bệnh dứt điểm ngay từ đầu.
- Gây nhiễm trùng hậu môn
Polyp trong hậu môn khi phát triển nặng, các cuống polyp sẽ có dấu hiệu bị sa ra khỏi hậu môn. Hiện tượng này làm tăng tình trạng tiết dịch khiến hậu môn luôn ẩm ướt, tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn gây bệnh phát triển gây viêm nhiễm và nhiễm trùng thậm chí có thể dẫn đến hoại tử hậu môn.
- Gây ra các vấn đề về đường ruột
Khi các khối polyp phát triển nhanh với số lượng nhiều và kích thước lớn sẽ gây chèn ép và chiếm diện tích không gian trong đường ruột, khiến hậu môn trở nên chật chội, gây khó khăn cho sự bài tiết chất thải. Lúc này, người bệnh có thể gặp phải các vấn đề về đường ruột như đau quặn bụng từng cơn, táo bón, tiêu chảy, đại tiện bất thường,…
Tác hại của polyp hậu môn là nguyên nhân gây ra tình trạng mệt mỏi, đau đầu chóng mặt. Khiến người bệnh thiếu tự tin khi giao tiếp và tiếp xúc với những người xung quanh
Những tác hại của polyp hậu môn gây ra đối với sức khỏe người bệnh là rất nghiêm trọng và không thể lường hết được. Do đó, ngay khi phát hiện các dấu hiệu bất thường xảy ra trên cơ thể thì người bệnh cần nhanh chóng đến ngay cơ sở y tế chuyên khoa uy tín để thăm khám và chữa trị kịp thời. Tránh tình trạng để lâu kéo dài sẽ gây ra biến chứng nguy hiểm, đe dọa đến sức khỏe và tính mạng của bản thân.
Bệnh polyp hậu môn chữa được không?
Các chuyên gia hậu môn trực tràng tại phòng khám Đa khoa Quốc tế Cộng Đồng cho biết: Bệnh polyp hậu môn hoàn toàn có thể chữa khỏi nếu người bệnh phát hiện sớm và chữa trị kịp thời tại các cơ sở y tế chuyên khoa uy tín. Tuy nhiên, nếu bệnh để lâu và kéo dài sẽ phát triển nặng hơn. Việc chữa trị sẽ gặp nhiều khó khăn phức tạp và tốn kém hơn.
Hiện nay có rất nhiều phương pháp điều trị polyp hậu môn khác nhau. Căn cứ vào tình trạng bệnh cụ thể mà bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ chữa trị thích hợp với từng đối tượng bệnh nhân.
1. Phương pháp điều trị polyp hậu môn bằng thuốc
Sau khi có kết quả thăm khám và chẩn đoán, đối với các trường hợp bệnh nhẹ, khối polyp còn nhỏ và chưa có dấu hiệu lan rộng thì bác sĩ sẽ chỉ định cho bệnh nhân sử dụng thuốc đặc trị có tác dụng kháng viêm, cầm máu và chống nhiễm trùng, ngăn chặn sự phát triển của các khối polyp trong hậu môn.
Trong quá trình sử dụng thuốc điều trị polyp hậu môn người bệnh cần chú ý thay đổi thói quen sinh hoạt không tốt, vệ sinh hậu môn sạch sẽ, và dùng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ.
2. Phương pháp điều trị polyp hậu môn bằng can thiệp ngoại khoa
Đối với các trường hợp bệnh nhân bị polyp hậu môn nặng các khối polyp nhiều và to gây chèn ép và ảnh hưởng đến các cơ quan khác trong cơ thể thì buộc bác sĩ phải chỉ định phẫu thuật cho bệnh nhân để loại bỏ các khối polyp nhanh chóng.
Các biện pháp phẫu thuật phổ biến nhất:
- Mổ nội soi
Bệnh nhân có khối polyp nhỏ thì bác sĩ sẽ tiến hành mổ nội soi, thông qua thiết bị y tế chuyên dụng cắt và đốt polyp bằng ống nội soi.
- Áp lạnh
Đây là phương pháp chữa trị bác sĩ dùng nitơ lỏng với nhiệt độ cực thấp để làm đông các khối polyp, khiến chúng bị xơ cứng và tự rụng, tách ra khỏi niêm mạc trực tràng.
- Cắt polyp hậu môn bằng phương pháp HCPT
Cắt polyp hậu môn bằng kỹ thuật xâm lấn tối thiểu HCPT là phương pháp chữa bệnh tiên tiến và hiện đại nhất hiện nay được các bác sĩ tại phòng khám Đa khoa Quốc tế Cộng Đồng áp dụng để điều trị cho bệnh nhân bị polyp trong hậu môn trực tràng.
Cắt polyp hậu môn bằng phương pháp HCPT không sử dụng dao mổ mà hoạt động dựa trên nguyên lý nhiệt nội sinh thông qua sóng điện cao tần (1), bác sĩ sẽ dùng dao điện để cắt bỏ các khối polyp trong ống hậu môn trực tràng. Dòng điện cao tần với nguồn nhiệt độ khoảng 70 – 80 độ C người bệnh sẽ không có cảm giác bị bỏng rát ở vùng quanh hậu môn, ít chảy máu, vết thương nhỏ, thời gian phục hồi nhanh chóng.
Ưu điểm: An toàn, và chính xác cao, ít gây đau đớn, thời gian thực hiện nhanh.
Mỗi phương pháp điều trị polyp hậu môn sẽ có những ưu điểm và thế mạnh riêng. Tùy vào tình trạng bệnh cụ thể của từng người mà bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp chữa bệnh phù hợp với từng đối tượng bệnh nhân.
Polyp hậu môn là bệnh lý nguy hiểm cần được thăm khám và điều trị càng sớm càng tốt. Hy vọng qua bài chia sẻ trên đây, người bệnh có thể nhận thức được các nguyên nhân gây bệnh và những tác hại nguy hiểm do bệnh gây ra để có biện pháp phòng ngừa và chữa trị bệnh an toàn, hiệu quả.