Tìm hiểu triệu chứng bệnh giang mai ở lưỡi và cách điều trị

Tham vấn y khoa: Tiến sĩ, Bác sĩ Trịnh Tùng ngày 23/04/2021

Bệnh giang mai là bệnh lây nhiễm chủ yếu qua đường tình dục. Tuy nhiên bệnh cũng có thể lây truyền qua đường miệng. Nhiều bạn đọc thắc mắc không biết triệu chứng bệnh giang mai ở lưỡi, miệng sẽ như thế nào? bài viết dưới đây sẽ giúp bạn có câu trả lời.

Bệnh giang mai ở miệng 

Giang mai là căn bệnh gây ra tổn thương ở vùng da, niêm mạc, sau đó dẫn tới những biến chứng nguy hiểm ở các bộ phận khác trong cơ thể. Cũng giống như những bệnh xã hội khác, bệnh giang mai chủ yếu cũng lây nhiễm qua đường tình dục. Ngoài ra, phần lớn bệnh cũng lây truyền qua đường miệng. Độ tuổi thường xuyên mắc bệnh giang mai thường là 25 đến 45 tuổi.

Bệnh giang mai ở miệng

Bệnh giang mai do một loại virus có tên gọi là xoắn khuẩn giang mai gây ra, tên tiếng anh là Treponema pallidum. Tuy khả năng tồn tại trong không khí của loại virus này không lý tưởng nhưng chúng lại có khả năng lây nhiễm cao. Chúng cũng có thể tồn tại trong nước lạnh ở nhiệt độ 45 độ C, thời gian sống là khoảng 30 phút.

Bệnh giang mai ở lưỡi hay còn gọi là bệnh giang mai ở miệng là chỉ những trường hợp mắc phải bệnh giang mai tại vùng miệng.  Đây là trường hợp khu vực miệng của người mắc bệnh xuất hiện những vết loét, những vết loét này có thể xuất hiện ở cả vùng lưỡi và họng.

Số lượng người mắc bệnh giang mai ở miệng hiện nay chưa có con số thống kê cụ thể, tuy nhiên có tốc độ ngày càng gia tăng. Bệnh thường khó phát hiện, ngoài ra người bệnh cũng thường vì tâm lý e ngại mà không đi khám, điều trị, do đó khiến bệnh lây nhiễm cho nhiều người xung quanh.

Nguyên nhân gây ra bệnh giang mai ở miệng thường do quan hệ tình dục không an toàn với người nhiễm bệnh, hoặc số ít lây truyền qua đường máu và từ mẹ sang con. Vậy bệnh giang mai ở lưỡi có những triệu chứng như thế nào ? hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ở phần tiếp theo.

Triệu chứng bệnh giang mai ở lưỡi, miệng

Thời gian ủ bệnh của bệnh giang mai rơi vào từ 20 đến 35 ngày, trong giai đoạn này cũng không có bất kỳ triệu chứng lạ nào. Qua thời gian này, vùng miệng của người bệnh mới bắt đầu xuất hiện các dấu hiệu bệnh. Những dấu hiệu này thường bị nhầm lẫn như nhiệt miệng thông thường. Vậy triệu chứng bệnh giang mai ở lưỡi, miệng như thế nào ?

Triệu chứng bệnh giang mai ở lưỡi, miệng

Các triệu chứng bệnh giang mai ở lưỡi, miệng :

  • Ở vùng họng, lưỡi, và xung quanh môi, miệng của người bệnh có các vết lở loét khoảng 1-2cm. Chúng có hình tròn hoặc đôi khi là hình bầu dục, có màu hồng, và lúc này người bệnh chưa có cảm giác đau đớn.
  • Một thời gian sau, những vết lở loét này dần lan rộng ra, thậm chí số lượng vết loét cũng tăng lên, làm cho vùng miệng bị viêm nhiễm.
  • Vùng amidan hoặc phía dưới thành họng, cổ họng cũng bị sau to và gây cảm giác đau đớn
  • Dần dần khi người bệnh ăn uống cũng sẽ thấy đau, thậm chí nuốt nước bọt, giao tiếp thông thường cũng khó chịu.
  • Nhiều trường hợp bị nặng, tại vùng loét xuất hiện những vết mủ màu trắng, cũng có thể là màu đục, và làm cho miệng người bệnh bị hôi.
  • Ngoài những triệu chứng trên, người bệnh cũng có thể gặp phải các triệu chứng đi kèm như rụng tóc, đau mỏi xương khớp, đau vùng bụng,.. Thậm chí nhiều trường hợp còn không thể nói được.

Khi gặp những triệu chứng trên thì khả năng rất lớn bạn đã mắc phải bệnh giang mai ở miệng, do đó khi có bất kỳ triệu chứng nào ở vùng miệng, thì nên tới cơ sở y tế để được tư vấn và hỗ trợ điều trị trong thời gian ngắn nhất.

Tham khảo: Các Giai Đoạn Của Bệnh Giang Mai – Bệnh Xã Hội Phổ Biến

Giang mai ở miệng có tác hại gì?

Giang mai là bệnh xã hội nguy hiểm và có khả năng lây lan nhanh chóng. Người bệnh nếu không phát hiện và điều trị bệnh kịp thời sẽ gây ra nhiều biến chứng khó lường. Bệnh giang mai ở lưỡi, miệng nói riêng cũng vậy.

Giang mai ở miệng có tác hại gì?

Những tác hại bệnh giang mai ở miệng bao gồm:

  • Do các vết sưng, loét gây đau đớn khiến cho việc ăn uống trở nên khó khăn, người bệnh mất dần cảm giác ngon miệng, không ăn uống được gì dẫn tới ảnh hưởng về sức khỏe, cân nặng. Cơ thể luôn ở trạng thái mệt mỏi.
  • Do vùng miệng đau đớn, khó chịu nên việc chăm sóc răng miệng không được đảm bảo, gây ra các tình trạng như sâu răng, đau răng, vàng răng, hôi miệng, hoặc các bệnh viêm nhiễm vùng miệng
  • Khi có tiếp xúc thân mật như hôn, thơm dễ lây bệnh cho đối phương.
  • Đến giai đoạn các triệu chứng vùng miệng biến mất, thì người bệnh đã chuyển sang giai đoạn tiềm ẩn và giai đoạn cuối. Lúc này cơ thể bắt đầu có những biểu hiểm nghiêm trọng hơn do các cơ quan nội tạng trong cơ thể bị phá hủy. Hệ thần kinh, não bộ, xương khớp, tim mạch hay mắt đều bị ảnh hưởng nặng nề.
  • Thậm chí nhiều trường hợp gây tử vong.

Bệnh giang mai ở miệng khó phát hiện, khó kiểm soát tốc độ lây nhiễm và khó xác định nguồn lây nhiễm, do đó, mỗi cá nhân nên có ý thức bảo vệ cơ thể tốt, khi biết mình mắc bệnh nên áp dụng các biện pháp phòng tránh lây lan cho những người xung quanh và tới cơ sở y tế để được hỗ trợ điều trị.

Cách điều trị giang mai ở miệng

Bệnh giang mai ở lưỡi, miệng nếu như được phát hiện và điều trị kịp thời, đúng cách thì hoàn toàn có thể điều trị triệt để được. Tuy nhiên, người bệnh cần tới đúng cơ sở y tế chuyên khoa và thực hiện điều trị một cách khoa học theo chỉ dẫn của bác sĩ chuyên môn.

Tiến sĩ. Bác sĩ CKII: Trịnh Tùng

Sử dụng thuốc tây điều trị

  • Bệnh giang mai là bệnh do nhiễm khuẩn, vì thế mà ở giai đoạn đầu của bệnh hoặc những trường hợp bệnh nhẹ, bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng các loại thuốc tây để điều trị.
  • Thuốc kháng sinh điều trị bệnh giang mai thường là dạng uống hoặc tiêm tĩnh mạch. Việc chữa bệnh bằng thuốc kháng sinh cần sử dụng đúng liều lượng, đúng thời gian theo chỉ dẫn của bác sĩ. Bệnh nhân không được tự ý mua thuốc điều trị, hay thay đổi liều lượng, hoặc ngừng thuốc.
  • Bên cạnh việc sử dụng các loại thuốc kháng sinh điều trị, bác sĩ cũng có thể sẽ kê thêm cho người bệnh các loại thuốc hạ sốt, giảm đau khó chịu do các vết thương phía ngoài da gây ra.

Áp dụng vật lý trị liệu điều trị :

  • Nhiều trường hợp bệnh giang mai đã ở giai đoạn nặng, có nhiều biểu hiện tổn thương thần kinh, tim mạch, thị giác,.. thì ngoài việc sử dụng thuốc kháng sinh điều trị, người bệnh nên áp dụng thêm vật lý trị liệu.
  • Căn cứ vào tình trạng bệnh của mỗi bệnh nhân mà bác sĩ sẽ kết hợp thêm các loại thuốc đặc trị về xương khớp, hoặc tim mạch, da liễu,.. cùng với các liệu pháp chiếu sóng ngắn, sóng điện cao tần, hay tia cực tím..
  • Việc áp dụng điều trị bằng phương pháp vật lý trị liệu nên được thực hiện ở cơ sở y tế chuyên môn cao, bác sĩ giàu kinh nghiệm và thiết bị y tế đạt chuẩn. Người bệnh nên cân nhắc lựa chọn địa chỉ an toàn, tin cậy.

Kích thích cân bằng miễn dịch DNA điều trị :

  • Đây là phương pháp áp dụng nguyên lý kìm hãm sự nhân lên của xoắn khuẩn giang mai bằng cách phá hủy những nguồn cấp dinh dưỡng cho chúng.
  • Sau khi khống chế nguồn cung cấp dinh dưỡng nuôi sống xoắn khuẩn giang mai, thì sẽ áp dụng cân bằng miễn dịch tác động trực tiếp đến các tế bào bị tổn thương, hỗ trợ phục hồi, nâng cao sức đề kháng và khả năng miễn dịch.
  • Phương pháp cần có sự hỗ trợ và chỉ dẫn của bác sĩ chuyên môn.
[Shortcode tư vấn 2]

Trong quá trình điều trị bệnh giang mai người bệnh cần chú ý không sử dụng chung các vật dụng cá nhân, giữ vệ sinh vùng răng miệng, hạn chế bia rượu các chất kích thích, xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học, thường xuyên vận động nâng cao sức đề kháng. Bên cạnh đó cần tuân thủ nghiêm ngặt theo phác đồ điều trị của bác sĩ.

Trên đây là một số phương pháp giúp điều trị bệnh giang mai ở lưỡi, miệng nói riêng và bệnh giang mai nói chung. Người bệnh khi áp dụng điều trị cần chú ý tới sở y tế chuyên khoa để được hỗ trợ điều trị. Nếu bạn và người thân đang có những triệu chứng bệnh, hay có bất kỳ thắc mắc nào hãy liên hệ với bác sĩ của chúng tôi qua số hotline : 0243.9656.999 để được tư vấn và hướng dẫn cụ thể. Hy vọng những chia sẻ trên giúp ích cho bạn đọc.

Để không mất cước phí điện thoại

Bạn hãy để lại số điện thoại tại đây
Bác sĩ chuyên khoa sẽ gọi ngay cho bạn

Cam kết bảo mật thông tin tuyệt đối