Bệnh giang mai giai đoạn cuối: Biểu hiện và cách điều trị
Bệnh giang mai phát triển qua nhiều giai đoạn, mỗi giai đoạn lại có những biểu hiện và biến chứng khác nhau. Giai đoạn cuối là giai đoạn nguy hiểm nhất của bệnh, vậy đặc điểm của bệnh giang mai giai đoạn cuối như thế nào ? Dưới đây là lời giải đáp của chuyên gia.
Nguyên nhân gây ra giang mai là gì?
Bệnh giang mai lây truyền chủ yếu qua đường tình dục, bệnh có thể lây nhiễm ở cả nam và nữ giới. Theo thống kê tỷ lệ nữ giới mắc bệnh giang mai nhiều hơn nam giới, các bệnh nhân nam mắc bệnh thường chủ yếu do quan hệ đồng giới.
Trước khi tìm hiểu đặc điểm của bệnh giang mai giai đoạn cuối hãy cùng tìm hiểu đặc điểm của vi khuẩn giang mai. Bệnh giang mai hình thành do một loại vi khuẩn có tên là Treponema pallidum hay còn gọi là xoắn khuẩn giang mai. Về hình dạng, vi khuẩn này có dạng xoắn hình lò xo, một con vi khuẩn có khoảng 8 đến 11 vòng xoắn. Về kích thước vi khuẩn giang mai là 5-15 x 0,1-0,3 mm. Có thể sử dụng kính hiển vi nền đen để soi vi khuẩn này.
Xoắn khuẩn giang mai không sinh bào tử và không có lớp vỏ, quá trình sinh sản của chúng được thực hiện bằng cách chia đôi cơ thể theo chiều ngang, với tốc độ 30 tiếng/ 1 lần. Khi chúng trưởng thành các vòng xoắn sẽ dài thêm, lúc này chúng gấp đôi cơ thể lại thành hình chữ V.
Giải đáp: Thời gian ủ bệnh của giang mai trong bao lâu?
Người bệnh thường bị lây nhiễm vi khuẩn này thông qua việc tiếp xúc với các vết loét giang mai khi quan hệ tình dục, hoặc ôm hôn, sử dụng chung đồ vệ sinh các nhân liên quan đến bộ phận sinh dục và răng miệng. Ngoài ra nhiều trường hợp bị lây nhiễm thông qua đường máu và lây truyền từ mẹ sang con.
Đặc điểm của bệnh giang mai giai đoạn cuối
Bệnh giang mai phát triển qua 4 giai đoạn bao gồm giai đoạn 1, giai đoạn 2, giai đoạn tiềm ẩn và bệnh giang mai giai đoạn cuối.
Giai đoạn 1 của bệnh thường xuất hiện các săng giang mai ở vùng mép âm hộ, vùng môi lớn, môi bé nữ giới. Ở nam giới thì ở miệng sáo, quy đầu, vùng bìu và thân dương vật. Đến giai đoạn 2 cơ thể người bệnh bắt đầu xuất hiện các nốt phát ban ở da, các vết loét trong miệng trong âm đạo và hậu môn. Ngoài ra kèm theo các triệu chứng như sốt, giảm cân, đau đầu mệt mỏi, rụng tóc,..
Các Giai Đoạn Của Bệnh Giang Mai – Bệnh Xã Hội Phổ Biến
Ở giai đoạn tiềm ẩn thường thì người bệnh không có bất kỳ triệu chứng nào trong vòng nhiều năm. Xoắn khuẩn giang mai tồn tại âm thầm trong cơ thể người bệnh đến khi trực tiếp chuyển sang giai đoạn cuối. Vậy bệnh giang mai giai đoạn cuối có đặc điểm như thế nào?
Ở giai đoạn cuối của bệnh giang mai, vi khuẩn không phải đơn giản là làm tổn thương các cơ quan bên ngoài cơ thể như da hay miệng, mà lúc này đã vi khuẩn đã ăn sâu vào các tổ chức bên trong cơ thể bao gồm cả hệ thần kinh , tim mạch, và các cơ quan nội tạng khác. Gây ảnh hưởng nghiêm trọng cho cơ thể, thậm chí có những di chứng không thể phục hồi và gây tử vong.
Đặc điểm của bệnh giang mai giai đoạn cuối :
- Giang mai củ :
Giang mai củ bao gồm những tổn thương trong cấu trúc da, niêm mạc, mắt, nội tạng và hệ tiêu hóa, cơ bắp và các khớp. Ở giai đoạn này các củ giang mai thường có màu đỏ sẫm số lượng không nhiều, đường kính khoảng 1cm, hình tròn, bề mặt trơn, có vảy trông giống như vảy nến. Chúng thường xuất hiện ở bất kỳ đâu trên cơ thể có thể là tay, chân, vùng lưng hoặc thậm chí là trên mặt.
- Gôm giang mai :
Những gôm giang mai thường tập trung thành một mảng phân loại riêng rẽ với vùng da lành. Gôm giang mai có hình dạng như một khối tròn, ban đầu chúng có cấu trúc cứng, sau đó mềm dần và bám chặt vào lớp da, khiến da người bệnh bị đỏ. Đến khi chúng tạo thành các mảng gắn chặt vào da người bệnh thì bắt đầu vỡ loét và chảy mủ sánh giống như gôm vậy. Dưới đáy của những gôm giang mai này sẽ có mủ và máu, phần đáy tròn và cứng, sau cùng chúng sẽ phát triển thành sẹo.
- Giang mai tim mạch :
Bệnh giang mai nếu như không được điều trị kịp thời, thì nhiều trường hợp sẽ biến chứng đến tình trạng giang mai tim mạch. Bệnh giang mai giai đoạn cuối tình trạng giang mai tim mạch theo thống kê có khoảng 10% bệnh nhân giang mai xuất hiện các tổn thương về tim mạch.
Để vi khuẩn giang mai tổn hại đến hệ thống tim mạch, thì chúng cũng phải tồn tại trong cơ thể con người khoảng 10 đến 40 năm. Tổn thương tim mạch thường thấy là tình trạng viêm động mạch chủ. Theo thời gian nghiêm trọng hơn bệnh sẽ làm vở van động mạch chủ gây suy tim.
Khi tiến hành kiểm tra tim mạch, bác sĩ sẽ nghe thấy âm thổi do hở động mạch, khi đo huyết áp sẽ thấy huyết áp tối đa cao, tối thiểu thấp. Nếu chụp X quang sẽ phát hiện vùng trung thất bị rộng do tình trạng giãn cung động mạch.
Nếu như dòng hở van tim không được điều trị, khiến lượng máu đi ngược vào động mạch làm căng thành mạch và gây giãn động mạch sẽ làm tăng nguy cơ vỡ thành mạch, gây tử vong.
- Giang mai thần kinh :
Bệnh giang mai giai đoạn cuối khi lấn sâu vào bên trong tủy sống có thể gây viêm màng não – tủy hay viêm não và viêm tủy. Người bệnh sẽ gặp trường hợp này sau khoảng 20 năm nhiễm bệnh.
Khi bị giang mai thần kinh người bệnh sẽ gặp phải các biến chứng như rối loạn cảm giác sâu, rối loạn chức năng niệu dục, tăng phản xạ ở đầu gối và trương lực cơ bị giảm. Bên cạnh đó nhiều trường hợp còn gặp phải tình trạng rối loạn tâm thần.
Xét nghiệm tìm vi khuẩn giang mai
Bệnh giang mai thường được áp dụng một số kỹ thuật sau để tìm vi khuẩn giang mai.
Kỹ thuật phát hiện nhanh
- Đây là kỹ thuật áp dụng phản ứng RPR Rapid Plasma Reagin
Phản ứng huyết thanh
- Đây là kỹ thuật áp dụng kháng nguyên lipit từ phủ tạng của người hoặc tim bò, bê để phát hiện ra kháng nguyên reagin trong huyết thanh người bệnh. Phản ứng này gồm có : phản ứng kết hợp bổ thể, phản ứng lên bông, …
Phản ứng đặc hiệu
- Phản ứng bất động xoắn khuẩn Treponema Pallidum immobilisation test ( TPI)
- Phản ứng kháng thể xoắn khuẩn huỳnh quang Fluorescent treponemal antibody ( FTA)
- Phản ứng ngưng kết hồng cầu Treponemal pallidum hemagglutination test (TPHA)
Trên đây là một số cách chẩn đoán phát hiện bệnh giang mai, nếu bạn hoặc người thân đang nghi ngờ mình mắc bệnh giang mai hoặc có các triệu chứng bệnh hãy liên hệ với bác sĩ của chúng tôi để được hỗ trợ kịp thời qua số hotline : 0243.9656.999
Điều trị bệnh giang mai
Bệnh giang mai nếu được phát hiện và điều trị kịp thời thì bệnh có thể điều trị khỏi hoàn toàn. Người bệnh đừng nên chủ quan ngại khám chữa và do thiếu hiểu biết không điều trị hoặc điều trị sai cách khiến bệnh phát triển đến giai đoạn cuối. Tốn kém thời gian và chi phí điều trị mà lại ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.
Cách chữa bệnh giang mai giai đoạn đầu :
- Ở Giai đoạn đầu bệnh giang mai không khó điều trị. Sau khi chẩn đoán xác nhận tình trạng bệnh, bác sĩ sẽ áp dụng điều trị bệnh bằng thuốc kháng sinh Penicillin. Penicillin được coi là loại kháng sinh đặc hiệu để điều trị bệnh giang mai. Nếu như có trường hợp bệnh nhân bị dị ứng hoặc mẫn cảm với loại thuốc này thì bác sĩ sẽ đổi sang các loại thuốc khác có cùng công hiệu như azithromycin, ceftriaxone hay doxycycline.
Cách chữa bệnh giang mai giai đoạn cuối :
- Ở giai đoạn sau của bệnh, khi đã phát triển nghiêm trọng, xoắn khuẩn giang mai đã ăn sâu vào nội tạng và hệ thống thần kinh thì người bệnh được chỉ định tiêm tĩnh mạch bằng thuốc Penicillin. Ngoài ra nhiều bệnh nhân cần áp dụng thêm các phương pháp vật lý trị liệu điều trị hỗ trợ.
Trong suốt quá trình điều trị bệnh người bệnh cần kiêng quan hệ tình dục, cho đến khi bác sĩ xác định bệnh đã khỏi hoàn toàn. Đồng thời cần thực hiện các biện pháp phòng tránh lây nhiễm cho người xung quanh.
Trên đây các chuyên gia y tế đã giải đáp cho bạn đọc hiểu rõ về đặc điểm của bệnh giang mai nói chung và đặc điểm bệnh giang mai giai đoạn cuối nói riêng. Hy vọng những chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn đọc. Nếu bạn và người thân có bất kỳ thắc mắc nào liên quan tới bệnh giang mai, hãy liên hệ với bác sĩ của Phòng Khám Đa Khoa Quốc Tế Cộng Đồng để được hỗ trợ.