Các Giai Đoạn Của Bệnh Giang Mai – Bệnh Xã Hội Phổ Biến
Bệnh giang mai là một trong những bệnh xã hội nguy hiểm. Bệnh có thời gian phát triển bệnh kéo dài do đó người bệnh thường không biết mình mắc phải bệnh và vô tình lây cho người khác. Bài viết dưới đây chuyên gia y tế của chúng tôi sẽ chia sẻ cho bạn đọc về các giai đoạn của bệnh giang mai, nguy hại và cách phòng tránh bệnh.
Bệnh giang mai là gì?
Bệnh giang mai do xoắn khuẩn Treponema pallidum gây ra. Loại xoắn khuẩn này có hình như lò xo, gồm khoảng 6-14 vòng xoắn. Chúng có khả năng đề kháng rất yếu, khi ra khỏi cơ thể chỉ có thể sống được vài giờ đồng hồ. Hay dưới môi trường nước đá, thì tính di động của chúng vẫn rất lâu, tuy nhiên trong nhiệt độ 45 độ C thì chúng sẽ chết sau 30 phút. Loại xoắn khuẩn này có thể được tiêu diệt nhờ bằng các chất sát khuẩn, xà phòng,..
Bệnh giang mai là bệnh lây truyền qua đường tình dục và gây nguy hiểm đến sức khỏe cũng như tính mạng người bệnh nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Bệnh có thể lây trực tiếp qua người khác nếu bạn tiếp xúc với vết loét giang mai trong khi đang quan hệ tình dục qua đường âm đạo, hậu môn hay miệng. Bệnh giang mai cũng có thể lây từ mẹ sang con.
Thông thường bệnh giang mai được phát hiện qua các xét nghiệm tìm xoắn khuẩn giang mai. Đối với bệnh giang mai mà nói, bệnh có thể được điều trị khỏi hoàn toàn tuy nhiên không có nghĩa là bệnh không bị tái phát lại. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời bệnh sẽ gây ra nhiều nguy hại.
Bệnh giang mai có nguy hại gì?
Bệnh giang mai là một trong những bệnh xã hội ảnh hưởng nghiêm trọng nhất đến sức khỏe con người. Cụ thể bệnh gây ra những nguy hiểm sau :
- Hình thành các khối u hoặc bướu nhỏ : Ở giai đoạn cuối của bệnh, người bệnh sẽ thấy có những vết sưng xuất hiện trên da, xương hoặc gan hay bất kỳ cơ quan nào trên cơ thể. Các khối u này có thể biến mất sau khi được điều trị bằng thuốc kháng sinh.
- Nguy hiểm đến hệ thống thần kinh : Bệnh giang mai đặc biệt gây nguy hiểm với hệ thần kinh trong đó làm tăng nguy cơ bị đột quỵ, viêm màng não, gặp các vấn đề về thị giác, thậm chí mù lòa. Gây mất trí nhớ, mất cảm giác, tê liệt toàn thân ngoài ra còn gây một số bệnh về bộ phận sinh dục như rối loạn chức năng tình dục, bàng quang không tự chủ,..
- Gặp các vấn đề về tim mạch : Những bệnh nhân mắc bệnh giang mai nhiều trường hợp bị phình động mạch và viêm động mạch chính. Ngoài ra bệnh còn làm hỏng van tim.
- Tăng nguy mắc bệnh HIV: Các trường hợp bị lây nhiễm bệnh giang mai thông qua đường tình dục thường có nguy cơ nhiễm HIV cao hơn từ 2 đến 5 lần.
- Gây biến chứng thai nhi : Khi cơ thể mẹ mắc bệnh giang mai thì khả năng sảy thai, thai chết lưu hoặc trẻ sinh ra bị dị dạng là rất lớn.
Hệ lụy của bệnh giang mai vô cùng nguy hiểm, do đó người bệnh nên kịp thời điều trị. Khi phát hiện bệnh càng sớm thì việc điều trị càng dễ dàng và nhanh chóng. Dưới đây các chuyên gia của chúng tôi sẽ chỉ ra triệu chứng và giai đoạn bệnh giang mai cụ thể để bạn đọc nắm rõ.
Triệu chứng và các giai đoạn của bệnh giang mai
Bệnh giang mai gồm nhiều giai đoạn, các giai đoạn của bệnh giang mai lại có những triệu chứng bệnh khác nhau, cụ thể :
- Bệnh giang mai giai đoạn 1: Ở giai đoạn này vùng âm đạo, hậu môn, hoặc bìu dương vật sẽ xuất hiện các vết loét nhỏ, những vết loét này được gọi là săng giang mai. Các vết loét này khó nhận biết được do chúng thường ẩn sâu bên trong âm đạo hoặc trực tràng. Các vết loét có thể tự lành sau 3 đến 5 ngày.
- Bệnh giang mai giai đoạn 2 : Cơ thể người bệnh sẽ bắt đầu có triệu chứng phát ban sau vài tuần mắc bệnh. Khi thấy cơ thể xuất hiện những nốt đỏ, thậm chí cả lòng bàn tay và lòng bàn chân đều có, thì bạn đang ở giai đoạn 2 của bệnh giang mai. Bên cạnh triệu chứng phát ban thì người bệnh còn xuất hiện một số triệu chứng như cơ thể mệt mỏi, đau rát họng, đau các cơ, nhức đầu, có triệu chứng giống như bị cảm cúm. Giai đoạn 2 của bệnh thường kéo dài từ 2 đến 6 tuần, thậm chí có nhiều trường hợp kéo dài tới 2 năm.
- Bệnh giang mai giai đoạn tiềm ẩn : Chuyển đến giai đoạn tiềm ẩn người bệnh thường không có bất kỳ triệu chứng nào. Tuy nhiên điều này cũng rất nguy hiểm, vì khi người bệnh không chú ý sẽ không thể phát hiện ra bệnh, và bệnh sẽ phát triển nhanh đến giai đoạn cuối.
- Bệnh giang mai giai đoạn cuối : Trong các giai đoạn của bệnh giang mai, giai đoạn cuối là giai đoạn nguy hiểm nhất. Bệnh nhân trong thời gian mắc bệnh giang mai, sức khỏe cơ thể vô cùng kém. Đặc biệt khi đến giai đoạn cuối, người bệnh có thể bị u, mù lòa hay tê liệt toàn thân. Các xoắn khuẩn giang mai có thể phá hủy hoàn toàn hệ thống thần kinh hay các cơ quan khác, thậm chí là gây tử vong.
Do đó, khi cơ thể có bất kỳ triệu chứng nào khác thường, hoặc đang có hoài nghi bản thân mắc đang ở một trong các giai đoạn của bệnh giang mai thì bạn đọc nên tới cơ sở y tế để thăm khám và kiểm tra ngay. Phát hiện bệnh kịp thời sẽ giúp quá trình điều trị tốt hơn, tránh ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng.
Cách phòng tránh bệnh giang mai
Bệnh giang mai hiện nay là một căn bệnh xã hội khá phổ biến, có thể xảy ra ở cả nam giới và nữ giới. Con đường lây truyền cũng đa dạng,bệnh để lại nhiều biến chứng nguy hiểm đến sức khỏe, do đó người bệnh không thể chủ quan.
Để phòng tránh bệnh giang mai một cách hiệu quả, bạn đọc cần chú ý :
Quan hệ tình dục an toàn
- Nên quan hệ tình dục một cách chung thủy 1 vợ 1 chồng, nắm rõ tiền sử tình dục của bạn tình xem có mắc các bệnh lý lây truyền qua đường tình dục hay không? không quan hệ với gái mại dâm,..
- Trường hợp không tìm hiểu rõ được những điều này, thì khuyên bạn nên quan hệ tình dục có sử dụng bao cao su.
Không dùng chung vật dụng cá nhân với người khác
- Không nên sử dụng chung các đồ cá nhân như khăn tắm, bàn chải đánh răng,..
Khám sức khỏe định kỳ
- Các chuyên gia y tế khuyên rằng, chúng ta nên khám sức khỏe định kỳ 6 tháng một lần để bảo vệ sức khỏe cơ thể. Đối với bệnh giang mai mà nói, phát hiện càng sớm thì việc điều trị càng có hiệu quả.
Xây dựng chế độ sinh hoạt và làm việc lành mạnh
- Trước và sau khi quan hệ tình dục cần vệ sinh sạch sẽ vùng kín.
- Tăng cường thể dục thể thao để nâng cao sức khỏe, tăng sự đề kháng cơ thể với virus gây bệnh.
- Thực hiện chế độ dinh dưỡng hợp lý, đầy đủ chất dinh dưỡng, vitamin, khoáng, đạm,.. để đảm bảo sức khỏe cần thiết cho cơ thể.
Trên đây là một số cách phòng tranh giúp bạn đọc có thể tăng cao khả năng phòng tránh bệnh giang mai. Tuy nhiên, khi phát hiện cơ thể có triệu chứng bệnh cần tới cơ sở y tế ngay, không được tự ý điều trị và tạm dừng quan hệ tình dục.
Thông qua bài viết các chuyên gia của chúng tôi đã giải đáp cho bạn đọc hiểu rõ về các giai đoạn của bệnh giang mai, đồng thời phân tích tác hại cũng như đưa ra lời khuyên về cách phòng tránh bệnh. Hy vọng những chia sẻ trên sẽ giúp ích được cho bạn đọc. Ngoài ra khi bạn có bất kỳ triệu chứng bệnh hay thắc mắc nào liên quan đến bệnh giang mai hãy liên hệ với bác sĩ của chúng tôi qua số hotline 0243.9656.999 để được hỗ trợ tư vấn và giải đáp.