Giải đáp : Thời gian ủ bệnh của giang mai trong bao lâu?

Tham vấn y khoa: Tiến sĩ, Bác sĩ Trịnh Tùng ngày 04/05/2021

Giang mai là bệnh xã hội nguy hiểm chỉ sau HIV, bệnh lây truyền chủ yếu qua đường tình dục và ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và tính mạng con người. Bệnh giang mai có nhiều giai đoạn phát triển mà người bệnh khó nhận biết, do đó nhiều người quan tâm có thắc mắc thời gian ủ bệnh của giang mai trong bao lâu. Bài viết dưới đây sẽ là lời giải đáp cho bạn đọc có chung thắc mắc.

Bệnh giang mai là gì?

Bệnh giang mai hình thành do một loại xoắn khuẩn giang mai gây ra, có tên tiếng anh là Treponema pallidum. Loại xoắn khuẩn này có hình dạng giống như hình lò xo, có từ 6 đến 14 vòng xoắn. Xoắn khuẩn này sẽ chết ở nhiệt độ 45 độ C sau khoảng 30 phút, ngoài ra các chất diệt khuẩn, sát khuẩn hay các loại xà phòng cũng có thể giết chết chúng chỉ trong vài phút.

Bệnh giang mai là gì?

Xoắn khuẩn giang mai tồn tại trong máu và dịch âm đạo của phụ nữ. Bệnh lây truyền thông qua quá trình quan hệ tình dục không có biện pháp bảo vệ an toàn. Kể cả nam giới có quan hệ đồng tính cũng rất dễ bị lây nhiễm. Theo thống kê, số lượng nữ giới mắc bệnh giang mai cao hơn gấp 3 lần số với số lượng nam giới mắc bệnh giang mai.

Bệnh giang mai lây truyền chủ yếu thông qua 3 con đường:

  • Bệnh giang mai lây truyền qua quan hệ tình dục không an toàn:  Ở bộ phận sinh dục của người bệnh khi xuất hiện các săng giang mai, qua những cọ xát khi quan hệ tình dục sẽ khiến vi khuẩn giang mai thâm nhập vào niêm mạc bộ phận sinh dục. Hoặc các hình thức quan hệ tình dục bằng miệng cũng bị lây nhiễm khi miệng người bệnh tiếp xúc trực tiếp với các vết loét giang mai.
  • Bệnh giang mai lây truyền qua đường máu: Nếu người bình thường vô tình bị truyền máu của một người nhiễm bệnh giang mai thì bản thân họ cũng sẽ bị lây nhiễm bệnh.
  • Bệnh giang mai lây truyền qua đường từ mẹ sang con:Bào thai từ tháng thứ 4 trở đi có thể bị lây nhiễm bởi xoắn khuẩn giang mai từ cơ thể mẹ thông qua dây rốn. Thai nhi bị nhiễm bệnh giang mai khi sinh ra sẽ bị gầy gò, da nhăn nheo, bụng to,..

Thời gian ủ bệnh của giang mai

Bệnh giang mai là bệnh xã hội phổ biến, lây truyền qua nhiều con đường, do đó mỗi cá nhân nên có ý thức phòng tránh bệnh cho bản thân và người xung quanh.

Tham khảo: Các Giai Đoạn Của Bệnh Giang Mai

Thời gian ủ bệnh của giang mai 

Nhiều người có chung thắc mắc rằng bệnh giang mai có thời gian ủ bệnh là bao lâu ? hay những biểu hiện xung quanh thời gian ủ bệnh như thế nào ? Câu trả lời được các chuyên gia y tế chỉ ra như sau.

Thời gian ủ bệnh của giang mai rơi vào khoảng 3 đến 4 tuần tuy nhiên cũng có thể kéo dài tới 90 ngày. Ban đầu bệnh giang mai sẽ xuất hiện các săng và hạch. Ở giai đoạn này các săng giang mai có hình tròn hoặc hình bầu dục, kích thước từ 0,5 đến 2cm, có màu đỏ tươi ở phía đáy, nền săng giang mai khá cứng và khi bóp không có cảm giác đau.

Thời gian ủ bệnh của giang mai

Các săng giang mai thường xuất hiện ở các bộ phận như môi lớn, môi bé và mép âm hộ của nữ giới, và ở nam giới là vùng quy đầu dương vật, miệng sáo, bìu,.. ngoài ra, săng giang mai còn xuất hiện ở miệng, môi, và lưỡi. Sau khoảng 5 đến 6 ngày thì cơ thể người bệnh sẽ xuất hiện hạch to ở vùng bẹn.

Trong thời gian ủ bệnh của giang mai, người bệnh có thể sẽ bị phát ban. Tình trạng phát ban thường xuất hiện đầu tiên ở thân người, sau đó lan rộng ra cả toàn thân, thậm chí lòng bàn tay lòng bàn chân cũng có. Các nốt ban không gây ngứa, tuy nhiên sẽ ở vùng miệng hoặc bộ phận sinh dục sẽ kèm theo các nốt mụn. Người bệnh sẽ thấy cơ thể giống như đang bị cúm, mệt mỏi đau nhức, đau đầu, ngoài ra kèm theo có thể bị rụng tóc.

Sau khoảng 5 đến 15 năm thì xoắn khuẩn giang mai còn làm tổn thương đến tim mạch, não bộ, xương, trí nhớ, gây tê liệt và phá hủy nội tạng cơ thể. Nhiều trường hợp người bệnh không xuất hiện các triệu chứng bệnh được gọi là giai đoạn tiềm ẩn của bệnh, sau đó trực tiếp chuyển sang giai đoạn cuối rất nguy hiểm.

Như vậy, thời gian ủ bệnh của giang mai trong bao lâu đã được giải đáp. Nếu như bệnh giang mai không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.

Biến chứng của bệnh giang mai 

Sau khi nắm rõ thời gian ủ bệnh của giang mai, chúng ta cùng tìm hiểu biến chứng của bệnh giang mai. Như đã biết, bệnh giang mai gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe cơ thể thậm chí nguy hiểm tới tính mạng. Dưới đây là một số thông tin về biến chứng của bệnh giang mai.

Biến chứng của bệnh giang mai

Biến chứng của bệnh giang mai gồm :

  • Xuất hiện đau nhức ở vùng tay chân : Người bệnh khi mắc phải bệnh giang mai sẽ có cảm giác đau đớn, nhức ở vùng tay và chân, đặc biệt là ở chân. Các cơn đau này ngắn, nhưng giật mạnh, hoặc khiến người bệnh có cảm giác như bị đốt. Ở giai đoạn cuối của bệnh việc đi lại sẽ gặp khó khăn.
  • Gây rối loạn chức năng co thắt : Bệnh giang mai gây ra tổn thương ở vùng đốt xương thứ 2 và 4 trên lưng, điều này ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng tiểu tiện. Người bệnh gặp phải tình trạng buồn tiểu mà không thể tiểu được gây ra bí tiểu và các trường hợp tiểu không kiểm soát.
  • Các bệnh về xương khớp : Khi mắc bệnh giang mai người bệnh sẽ gặp các vấn đề về xương khớp. Vùng hông, mắt cá chân hay đầu gối, thậm chí ở các đốt sống lưng sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Cấu trúc xương bị thay đổi, gây ra tình trạng thoát vị đĩa đệm.
  • Gây ảnh hưởng đến nội tạng : Bệnh giang mai nếu như không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm về nội tạng, như suy tim và có thể gây tử vong.
  • Ảnh hưởng đến phụ nữ mang thai : Bệnh có thể lây truyền từ mẹ sang con, do đó chị em khi mắc bệnh giang mai trong khi mang bầu thương sẽ lây nhiễm cho thai nhi. Khi trẻ sinh ra sẽ bị dị tật, dị dạng, hoặc bị tử vong,..

Như vậy, các biến chứng của bệnh giang mai không thể chủ quan. Người bệnh khi phát hiện bệnh không nên e ngại hay sợ hãi mà trốn tránh việc điều trị. Nên tới cơ sở y tế để được tư vấn và hỗ trợ điều trị kịp thời, tránh bệnh lây nhiễm rộng và phát triển nghiêm trọng.

Tiến sĩ. Bác sĩ CKII: Trịnh Tùng

Xem ngay: Tìm hiểu triệu chứng bệnh giang mai ở lưỡi và cách điều trị

Cách điều trị và phòng ngừa bệnh giang mai

Về cơ bản bạn đọc đã nắm rõ được thời gian ủ bệnh của giang mai, và biến chứng của bệnh. Tiếp theo đây chúng ta cùng điểm qua một vài phương pháp điều trị và cách bệnh giang mai hiệu quả.

Khi phát hiện bản thân mắc phải bệnh giang mai người bệnh cần :

  • Tới cơ sở y tế để được bác sĩ chẩn đoán và đưa ra phương pháp điều trị
  • Nếu ở giai đoạn một của bệnh bác sĩ sẽ thực hiện điều trị bằng thuốc uống hoặc tiêm các loại thuốc kháng sinh phù hợp.
  • Nếu ở các giai đoạn sau, nghiêm trọng hơn thì bác sĩ sẽ áp dụng điều trị với kháng sinh trong thời gian dài.
  • Sau một thời gian điều trị bác sĩ sẽ yêu cầu người bệnh xét nghiệm máu lại để đảm bảo đã loại bỏ hoàn toàn xoắn khuẩn giang mai.
  • Ngoài điều trị bằng thuốc bệnh nhân còn có thể được áp dụng điều trị  bằng một số liệu pháp vật lý trị liệu với các trường hợp bị tổn thương não bộ, thần kinh, hay bị tê liệt, mất thị giác,..

Vì bệnh giang mai là bệnh xã hội có tốc độ lây truyền nhanh và khó nhận biết nguồn gốc lây bệnh, do đó mỗi cá nhân cần thực hiện tốt việc phòng ngừa bệnh giang mai.

Phương pháp chữa viêm nhiễm vùng kín hiệu quả

Hướng dẫn cách phòng ngừa bệnh giang mai :

  • Nên quan hệ tình dục an toàn, chung thủy một vợ một chồng. Đặc biệt khi quan hệ với bạn tình lạ, hoặc không rõ ràng thì nên sử dụng bao cao su hoặc tránh không quan hệ.
  • Khi điều trị bệnh cần tuân thủ theo chỉ dẫn của bác sĩ, không được tự ý đổi thuốc, đổi liều lượng hay ngừng thuốc.
  • Nếu trong trường hợp đang mang thai nghĩ mình bị lây nhiễm thì cần báo ngay cho bác sĩ để được hướng dẫn cụ thể.
  • Không sử dụng chung các đồ vật dụng cá nhân như khăn mặt, bàn chải đánh răng, cốc súc miệng, quần lót,..
  • Cần vệ sinh bộ phận sinh dục thường xuyên, vì bệnh giang mai cũng có thể lây truyền qua đường miệng do đó việc chú ý vệ sinh sạch sẽ vùng miệng cũng rất cần thiết.
  • Cần báo tin cho bạn tình khi biết bản thân bị bệnh giang mai
  • Tránh quan hệ tình dục cho đến khi được bác sĩ xác định bệnh đã khỏi hoàn toàn.
  • Nên thực hiện các kiểm tra sàng lọc bệnh xã hội định kỳ.

Trên đây bài viết đã giải đáp cho bạn đọc hiểu rõ về thời gian ủ bệnh của giang mai, cũng như tác hại và cách phòng tránh bệnh. Hy vọng những chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn đọc nắm rõ thêm các thông tin về bệnh, để có một sức khỏe đảm bảo. Nếu bạn và người thân đang có những thắc mắc liên quan đến bệnh giang mai, hãy liên hệ với bác sĩ chuyên gia của chúng tôi để được hỗ trợ và tư vấn qua số hotline : 0243.9656.999.

Để không mất cước phí điện thoại

Bạn hãy để lại số điện thoại tại đây
Bác sĩ chuyên khoa sẽ gọi ngay cho bạn

Cam kết bảo mật thông tin tuyệt đối