Phụ Nữ 2 Tháng Chưa Có Kinh Nguyệt – Nên Làm Gì?
Kinh nguyệt là hiện tượng sinh lý bình thường và là thước đo khả năng sinh sản của nữ giới. Phụ nữ 2 tháng chưa có kinh nguyệt nguyên nhân có thể là bạn đang mang thai hoặc cơ thể bạn đang bị rối loạn mắc bệnh lý nào đó.
Vì vậy chị em không nên chủ quan với điều này, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu nguyên nhân gây ra hiện tượng phụ nữ 2 tháng chưa có kinh nguyệt và cách điều trị qua bài viết dưới đây nhé!
2 tháng không có kinh nguyệt có sao không?
2 tháng chưa có kinh nguyệt có sao không là thắc mắc của nhiều chị em phụ nữ. Theo bác sĩ CKI Sản phụ khoa Lê Thị Nhài, chậm kinh từ 1 – 2 tháng là một trong những triệu chứng cảnh báo nguy hiểm cho sức khỏe.
Chậm kinh 2 tháng ảnh hưởng khả năng sinh sản
Theo chuyên gia, chậm kinh do nguyên nhân rối loạn nội tiết tố trong cơ thể, hội chứng suy buồng trứng, bệnh viêm nhiễm phụ khoa,… Nữ giới gặp những vấn đề này sẽ ảnh hưởng trực tiếp khả năng sinh sản. Nếu không kịp thời điều trị có thể dẫn tới vô sinh nữ.
Chậm kinh 2 tháng ảnh hưởng sức khỏe nữ giới
Do bệnh phụ khoa có thể dẫn tới chậm kinh. Đây là nguyên nhân khiến sức khỏe nữ giới bị ảnh hưởng. Một số bệnh phụ khoa không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể dẫn tới ung thư tại cơ quan sinh sản nữ.
2 tháng chưa có kinh nguyệt ảnh hưởng tâm lý nữ giới
Khi chậm kinh, chị em thường cảm thấy lo lắng, bất an, mệt mỏi,… Điều này không chỉ ảnh hưởng tiêu cực tới tâm lý phái đẹp. Còn khiến hiện tượng chậm kinh trở nên nghiêm trọng hơn.
Như đã nói, nếu chị em nào gặp hiện tượng chậm kinh 1 – 2 tháng, đi khám bác sĩ càng sớm càng tốt. Bởi tình trạng này để lâu sẽ ảnh hưởng sức khỏe sinh sản, thiên chức làm mẹ.
[ Cảnh báo ] Rối loạn kinh nguyệt có thể gây vô sinh?
Tìm hiểu nguyên nhân mất kinh nguyệt ở phụ nữ
Kinh nguyệt là hiện tượng sinh lý bình thường ở nữ giới trong độ tuổi sinh sản. Một chu kỳ kinh nguyệt bình thường dao động trong khoảng 21 – 35 ngày, lý tưởng nhất là 28 ngày. Thời gian kinh nguyệt là từ 3 – 5 ngày. Lượng chất lỏng kinh nguyệt (máu, chất dịch âm đạo, niêm mạc tử cung) mất đi khoảng 20 – 80ml.
Đối với những phụ nữ mất kinh 2 tháng chưa có kinh nguyệt là tình trạng bất thường gây ra bởi nhiều nguyên nhân và được phân loại thành 2 dạng nguyên nhân sinh lý và nguyên nhân bệnh lý.
Nguyên nhân gây nên tình trạng phụ nữ 2 tháng chưa có kinh nguyệt cụ thể như:
1. Nguyên nhân mất kinh do sinh lý
Chu kỳ kinh nguyệt được hoạt động theo hệ trục: vùng dưới đồi – tuyến yên – buồng trứng. Một số thay đổi bất thường của cơ thể có thể ảnh hưởng đến hệ trục này gây hiện tượng chậm kinh.
Những nguyên nhân mất kinh do sinh lý bao gồm:
- Phụ nữ trong thời gian thai kỳ
Khi phụ nữ bị mất kinh nguyệt điều đầu tiên nghĩ đến chính là có thai. Trong khoảng thời gian phóng noãn, trứng được thụ tinh hình thành phôi thai làm ổ và phát triển tại tử cung.Lúc này hormone HCG (human chorionic gonadotropin) tiết ra bởi hợp bào nuôi của phôi thai, chặn đứng chu kỳ kinh nguyệt cho đến khi thai kỳ kết thúc.
Phương pháp xác định có thai tương đối chính xác và đơn giản là dùng que thử thai. Thai nhi được 2 tuần tuổi sử dụng que thử thai đã có thể xác định được bạn có thai hay không. Để độ chính xác cao nhất bạn nên thử thai vào buổi sáng mới thức dậy vì lúc này nếu bạn có thai thì nồng độ HCG trong nước tiểu là cao nhất.
- Phụ nữ cho con bú
Sữa mẹ có chứa nhiều prolactin, chất ức chế hormon sinh sản. Từ đó dẫn đến kinh nguyệt rất ít hoặc không có trong thời gian cho con bú. Kinh nguyệt sẽ trở lại đều đặn khi mẹ cai sữa cho con.
- Phụ nữ mãn kinh
Phụ nữ càng cao tuổi lượng hormone sinh dục tạo ra càng ít đi, ảnh hưởng đến khả năng kích thích nang noãn phát triển và phóng noãn (rụng trứng). Từ đó dẫn đến tình trạng mất kinh. Nữ giới khi sắp đến tuổi 50 thường bắt đầu có biểu hiện tiền mãn kinh như: kinh nguyệt không đều có thể 2 -3 tháng mới lặp lại chu kỳ một lần. Phụ nữ được coi là mãn kinh khi trên 1 năm không xuất hiện chu kỳ kinh nguyệt nào.
- Tác dụng phụ của thuốc
Thuốc tránh thai là thuốc điều chỉnh hormone sinh dục, ngăn sự rụng trứng và làm thay đổi chất dịch nhầy tử cung cản trở tinh trùng đi vào tử cung.
Nếu chị em lạm dụng sử dụng thuốc tránh thai trong thời gian trường kỳ, hoặc sử dụng nhiều lần thuốc tránh thai khẩn cấp thì rất dễ làm rối loạn hormone nội tiết tố nữ khiến chu kỳ kinh nguyệt chị em bị thay đổi chậm kinh hoặc vô kinh.
Một số loại thuốc khác cũng có thể khiến chu kỳ kinh nguyệt ngừng lại, bao gồm: thuốc an thần, hóa trị ung thư, thuốc chống trầm cảm, thuốc huyết áp, thuốc dị ứng.
- Lối sống không khoa học
Chế độ ăn uống không khoa học: Phụ nữ bị rối loạn ăn uống, chẳng hạn như chán ăn hoặc chứng cuồng ăn sẽ mất kinh nguyệt. Bởi vì sự tăng cân hay giảm cân đột ngột sẽ gây rối loạn nội tiết tố trong cơ thể dẫn đến rối loạn kinh nguyệt, chậm kinh, mất kinh.
Tập thể dục quá sức: Tập thể dục quá mức khiến cơ thể mệt mỏi, tiêu hao nhiều năng lượng cho quá trình tập, không đủ năng lượng để điều khiển hệ trục hoạt động chu kỳ kinh nguyệt sẽ gây ra tình trạng mất kinh. Điều này hay gặp nhất ở các vận động viên nữ thể dục thể thao.
Áp lực quá độ, stress: Căng thẳng quá độ sẽ tạm thời thay đổi hoạt động của vùng dưới đồi – một khu vực trong não kiểm soát các hormone điều chỉnh chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ. Điều này có thể gây ra tình trạng mất kinh nguyệt. Chu kỳ kinh nguyệt đều đặn trở lại bình thường khi căng thẳng của bạn giảm, tâm lý ổn định thoải mái.
2. Nguyên nhân mất kinh do bệnh lý
Tình trạng chị em bị chậm kinh có thể xuất phát từ nguyên nhân bệnh lý. Điều này sẽ rất nguy hiểm cho sức khỏe và khả năng sinh sản của nữ giới. Do đó chị em nên lưu ý quan sát cơ thể với những triệu chứng đi kèm. Nếu nghi ngờ hiện tượng mất kinh do nguyên nhân bệnh lý thì nên sớm đến các cơ sở y tế khám và tìm hiểu nguyên nhân để điều trị bệnh kịp thời nếu có.
Một số bệnh lý phụ khoa là nguyên nhân gây hiện tượng phụ nữ 2 tháng chưa có kinh nguyệt như:
2.1. Hội chứng đa nang buồng trứng
Hội chứng đa nang buồng trứng làm ảnh hưởng khả năng sản xuất androgen khiến chúng được tạo ra nhiều bất thường, gây cản trở buồng trứng trong việc phóng noãn (rụng trứng) mỗi tháng. Một số triệu chứng đi kèm như: tóc mọc nhanh, mọc nhiều mụn trứng cá.
2.2. Bệnh suy giảm tuyến giáp
Suy tuyến giáp có biểu hiện là hạ canxi máu gây ảnh hưởng đến hoạt động của tim, hệ thần kinh. Hệ thần kinh bị ảnh hưởng sẽ khiến chu kỳ kinh nguyệt của nữ giới dài hơn, nhiều hơn và gây ra những con đau bụng dữ dội.
Những triệu chứng của bệnh suy giáp bao gồm: da xanh tái, khô, cơ thể dễ bị lạnh, trí nhớ suy giảm, thở gấp, tim đập nhanh, có vấn đề về kinh nguyệt (đột nhiên mất kinh, vô kinh), giảm ham muốn tình dục.
2.3. Sẹo tử cung
Hội chứng Asherman là một tình trạng mô sẹo tích tụ trong niêm mạc tử cung. Thường gặp ở các nữ giới đã từng nạo phá thai hoặc điều trị u xơ tử cung. Sẹo tử cung ngăn ngừa sự tích tụ và bong ra bình thường của niêm mạc tử cung, từ đó dẫn đến việc không xuất hiện giai đoạn hành kinh của chu kỳ.
2.4. Thiếu cơ quan sinh sản
Một số trường hợp, trong quá trình phát triển của thai nhi dẫn đến một bé gái sinh ra mà không có một phần chính của hệ thống sinh sản của cô ấy, chẳng hạn như tử cung, cổ tử cung hoặc âm đạo. Vì hệ thống sinh sản phát triển không bình thường nên không thể có chu kỳ kinh nguyệt.
Nhiều người chủ quan cho rằng mất kinh nguyệt không có gì nguy hiểm, nhưng thực tế những biến chứng nó để lại là rất khó lường có thể tước đi thiên chức làm mẹ của chị em. Do đó bác sĩ khuyến cáo phụ nữ 2 tháng chưa có kinh nguyệt nên đi thăm khám tìm hiểu nguyên nhân và sớm điều trị cải thiện tình trạng này.
Cách điều trị tình trạng mất kinh
Khi chị em gặp tình trạng mất kinh từ 2 tháng trở lên nên đến các cơ sở y tế uy tín để thăm khám và kiểm tra tình hình sức khỏe sinh sản. Mức chi phí khám phụ khoa không quá đắt chỉ dao động khoảng 200 – 300 nghìn/ lần xét nghiệm.
Phòng khám Đa Khoa Quốc Tế Cộng Đồng đang là địa chỉ được nhiều chị em tin tưởng lựa chọn đến khám chữa bệnh tại đây. Phòng khám khám chữa bệnh theo nguyên tắc 1 bệnh nhân – 1 bác sĩ – 1 phòng bệnh, khám chữa tận tâm, nhanh chóng và hiệu quả.
Khi đến thăm khám bệnh nhân sẽ được bác sĩ chuyên khoa khám lâm sàng điều tra triệu chứng, tiền sử bệnh lý sau đó tiến hành kiểm tra sâu bao gồm:
- Dùng thiết bị hiện đại để soi âm đạo, cổ tử cung có bị bệnh phụ khoa hay không để có phương pháp điều trị kịp thời.
- Kiểm tra ổ bụng, cổ tử cung, buồng trứng, ống dẫn trứng… có vấn đề gì không.
Bên cạnh đó hiện tượng rối loạn kinh nguyệt, mất kinh cũng xuất phát tư những thói quen sinh hoạt không tốt, tâm sinh lý bất ổn. Do vậy, chị em cần biết cách chăm sóc bản thân.
- Thay đổi thực đơn hàng ngày: Nên tạo cho mình một chế độ ăn uống phù hợp, bổ sung các loại vitamin và các khoáng chất thiết yếu, bổ sung rau củ quả và nên ăn đa dạng các loại thực phẩm. Điều này giúp tăng cường sức đề kháng và nội tiết tố trong cơ thể được ổn định.
- Tăng cường tập luyện thể dục: Tập thể dục hàng ngày phù hợp với bản thân, không tập luyện quá sức giúp cho chị em có một hệ tuần hoàn và trao đổi chất tốt giúp loại bỏ những rối loạn nội tiết.
- Uống nhiều nước: Đây là việc vô cùng quan trọng giúp cơ thể hoạt động trơn tru và giữ cho lượng đường huyết ổn định, giúp hỗ trợ hiệu quả trong việc điều trị kinh nguyệt không đều. Bổ sung 2 lít nước mỗi ngày.
- Tránh sử dụng các chất kích thích: Tránh uống bia rượu, hút thuốc lá… Bởi đây là những thứ gây hại đến sức khỏe khiến cho kinh nguyệt không đều.
Kết luận kinh nguyệt không đều gây ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe và khả năng sinh sản sau này của nữ giới. Do đó chị em không nên chủ quan, đặc biệt là phụ nữ 2 tháng chưa có kinh nguyệt nên chú ý chăm sóc bản thân và đi thăm khám sớm để phát hiện và điều trị bệnh nếu có. Nếu chị em còn bất kỳ thắc mắc gì xung quanh vấn đề phụ khoa thì hãy liên hệ ngay với bác sĩ chuyên khoa của chúng tôi để nhận được tư vấn chính xác kịp thời.