[ Kinh Nguyệt Đều Sao Không Có Thai ] – Bs.CKII Phụ Sản Tư Vấn
Kinh nguyệt đều sao không có thai? Có lẽ đây là nỗi lo lắng không chỉ của riêng ai, đặc biệt với những chị em phải chịu áp lực từ phía người thân. Mang thai vốn là điều xảy ra tự nhiên khi nữ giới ở độ tuổi sinh có thực hiện giao hợp với nam giới. Tuy nhiên vì một số lý do khách quan, chủ quan mà quá trình thụ thai bị cản trở khiến phụ nữ khó mang thai hơn.
Vậy những nguyên nhân cản trở quá trình thụ thai là gì, hãy tham khảo bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về vấn đề này nhé!
Những nguyên nhân khiến phụ nữ kinh nguyệt đều sao không có thai
Mang thai là quá trình tinh trùng gặp trứng thụ thai ở ống dẫn trứng, sau đó di chuyển đến tử cung và làm ổ. Việc nữ giới không thể mang thai có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân có thể do bệnh lý, do giao hợp không đúng thời điểm, hoặc cũng có thể do tinh trùng của nam giới yếu.
1. Kinh nguyệt đều sao không có thai – dấu hiệu bệnh lý phụ khoa
Nếu bạn thực hiện quan hệ đều đặn thường xuyên không sử dụng các biện pháp tránh thai mà trên 6 tháng chưa có thai, thì đây có thể là triệu chứng của bệnh lý tiềm ẩn nào đó, tăng nguy cơ vô sinh – hiếm muộn nữ.
Một số bệnh lý tiềm ẩn ảnh hưởng đến việc kinh nguyệt đều sao không có thai như:
1.1. Hội chứng đa nang buồng trứng
Hội chứng đa nang buồng trứng không phải bệnh thường gặp, xảy ra ở khoảng 10% phụ nữ. Hội chứng đa nang buồng trứng có liên quan đến rối loạn hormone, gia tăng bất thường về nồng độ androgen. Gây gián đoạn quá trình phát triển nang noãn, xuất hiện nhiều nang nhỏ, làm rối loạn quá trình phóng noãn, cản trở quá trình rụng trứng, suy yếu chất lượng trứng.
Phụ nữ mắc phải hội chứng đa nang buồng trứng dễ bị thừa cân, tiểu đường và các bệnh lý tim mạch.
1.2. Lạc nội mạc tử cung
Lạc nội mạc tử cung là bệnh lý tương đối phổ biến ở nữ giới. Bệnh lý xảy ra do các tế bào tử cung tăng sinh “đi lạc” tới các vùng lân cận như: cổ tử cung, vòi trứng, âm đạo, phúc mạc ổ bụng…
Các tế bào lạc nội mạc tử cung vẫn giữ tính chất thoái hóa, bong tróc khi đến thời gian kinh nguyệt, khiến các vùng đó bị chảy máu, viêm loét tạo thành sẹo. Đặc biệt lạc nội mạc tử cung ở vòi trứng các vết viêm loét, sẹo dẽ gây ra viêm tắc, chít hẹp vòi trứng. Điều này khiến tinh trùng khó gặp trứng để thụ thai.
Lạc nội mạc tử cung thường khiến chị em gặp các tình trạng, thống kinh đau bụng quằn quại trong thời gian kinh nguyệt, máu kinh ra nhiều, kéo dài nhiều ngày ( rong kinh, cường kinh).
1.3. U xơ tử cung, polyp tử cung
U xơ tử cung và polyp tử cung hình thành do sự tăng sinh quá mức của các tế bào lành tính không phải ung thư. Các khối u xơ, polyp phát triển quá to sẽ cản trở khả năng bám dính và làm tổ của phôi thai, thậm chí khi phôi thai bám dính phát triển các khối u xơ này có thể làm tăng nguy cơ sảy thai, thai chết lưu.
Khi nữ giới bị u xơ tử cung, polyp tử cung sẽ có xuất hiện các triệu chứng như: kinh nguyệt ra nhiều, cường kinh, thống kính…
1.4. Rối loạn hệ thống miễn dịch
Rối loạn hệ thống miễn dịch chính là hiện tượng cơ thể tấn công chính bản thân mình. Thường gặp ở các đối tượng mắc bệnh lý lupus ban đỏ hệ thống, viêm khớp dạng thấp…. Lúc này, do sự rối loạn hệ thống miễn dịch, cơ thể nhận diện tinh trùng là tác nhân lạ xâm nhập sẽ điều tiết kháng thể, enzyme tiêu diệt tinh trùng, hoặc phôi đã thụ tinh. Kết quả nữ giới không thể mang thai theo cách tự nhiên.
1.5. Mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục
Mắc các bệnh lý xã hội cũng làm giảm khả năng thụ thai. Vi khuẩn, virus gây bệnh phát triển mạnh mẽ gây viêm nhiễm cản trở đường đi của tinh trùng gặp trứng và đồng thời cũng tiêu diệt tinh trùng. Từ đó khiến nữ giới khó có thai hơn.
1.6. Ung thư cổ tử cung
Ung thư cổ tử cung – căn bệnh có tỷ lệ gây tử vong cao nhất. Tế bào ung thư phát triển âm thầm tuy nhiên vẫn gây ra những tổn thương nhất định trong thời gian ủ bệnh. Tử cung có vai trò nuôi dưỡng phôi thai phát triển, khi các tế bào ung thư xuất hiện sẽ cạnh tranh với phôi thai khiến nó không thể làm tổ duy trì phát triển.
Nếu như bạn đang trong quá trình điều trị ung thư. Việc xạ trị, hóa trị dễ gây sảy thai, hoặc thậm chí là vô sinh.
2. Kinh nguyệt đều sao không mang thai – nguyên nhân không phải bệnh lý
Kinh nguyệt đều sao không mang thai, có nhiều nguyên nhân gây ra. Ngoài những nguyên nhân bệnh lý thì cũng có thể do một số nguyên nhân khác về tâm lý, chế độ sống hoặc thói quen quan hệ tình dục.
2.1. Bạn chọn sai thời điểm giao hợp
Nhiều cặp vợ chồng có quan niệm càng quan hệ nhiều, thường xuyên liên tục càng tăng khả có thai. Tuy nhiên điều này vô tình làm cạn kiệt, suy giảm chất lượng tinh trùng.
Mặc dù mỗi ngày tinh hoàn của nam giới luôn sản sinh tinh trùng tuy nhiên việc xuất tinh liên tục sẽ làm giảm số lượng tinh trùng và chất lượng tinh trùng cho những xuất tinh tiếp theo. Mà nữ giới 1 tháng chỉ phóng 1 nang trứng, nếu phóng tinh liên tục nhưng không gặp trứng sẽ vô tình làm cạn kiệt số lượng và chất lượng tinh trùng của đối tác.
Vì thế các chuyên gia khuyên rằng để tăng khả năng thụ thai, nữ giới nên quan sát chu kỳ kinh nguyệt, tính ngày rụng trứng. Hầu hết nữ giới thường có chu kỳ kinh nguyệt là 28 đến 32 ngày, trứng sẽ rụng vào giữa chu kỳ.
Khi xác định được chính xác khoảng thời gian rụng trứng, bạn chỉ cần thực hiện giao hợp mỗi ngày trong khoảng thời gian này là dễ thụ thai nhất. Những ngày còn lại nên gian tần suất giao hợp, thư giãn cùng nhau.
2.2. Do bạn quá áp lực việc phải mang thai
Trong cuộc sống gia đình, những mối quan hệ xã hội, ít nhiều cũng khiến bạn bị áp lực việc phải mang thai. Tuy nhiên, căng thẳng áp lực vô hình lại tạo ra rào cản khiến bạn càng khó thụ thai. Khi cơ thể bị stress kéo dài, nồng độ cortisol trong máu tăng cao, ảnh hưởng đến quá trình rụng trứng và khả năng sinh sản.
Mang thai là sự kiện quan trọng do hai vợ chồng lên kế hoạch dài hạn, vì thế các bạn nên bình tĩnh thư giãn, giữ tâm lý thoải mái “ con cái là lộc trời cho”, mang thai là một phép lạ xảy theo cách bất ngờ. Ngay cả nhiều cặp vợ chồng khỏe mạnh vẫn có thể mất khoảng một năm để mang thai.
Nếu trong trường hợp bạn khó có thai trong vòng 6 tháng, kèm theo các triệu chứng rối loạn kinh nguyệt, mất kinh vô kinh thì nên nhờ đến sự hỗ trợ từ bác sĩ phụ khoa sớm.
2.3. Bạn có lối sống không lành mạnh
Nếu như bạn có mong muốn mang thai, thì cần từ bỏ ngay những thói quen uống rượu bia, hút thuốc hoặc dùng chất kích thích. Những chất này chính là tác nhân ảnh hưởng xấu đến quá trình thụ thai của bạn. Nếu như bạn có thể mang thai, thì những chất kích thích này sẽ gây tổn thương cho thai nhi, để lại những dị tật bẩm sinh như: thiểu năng trí tuệ, viêm phổi cấp, suy dinh dưỡng cấp….
Vì thế việc xây dựng chế độ sống khoa học là điều cần thiết trong hành trình mang thai. Thiết lập chế độ ăn đủ chất dinh dưỡng, tránh xa những thực phẩm không có lợi. Nghỉ ngơi hợp lý, ngủ đủ giấc, thường xuyên tập thể dục thể thao vừa sức. Tất cả đều là hành trang cho một quá trình mang thai thuận lợi “ mẹ tròn – con vuông”.
Kinh nguyệt đều sao không có thai – Cần làm gì để khắc phục tình trạng khó có thai
Trong vòng 1 năm vợ chồng bạn thực hiện giao hợp đều đặn, không sử dụng các biện pháp tránh thai nhưng vẫn chưa có con. Lúc này, cả hai vợ chồng cần sớm đến các cơ sở y tế uy tín để tiến hành xét nghiệm và nhận được hỗ trợ từ bác sĩ chuyên môn.
Hiếm muộn khó có con không chỉ xuất phát từ phụ nữ, mà có thể xuất phát từ đấng mày râu hoặc là do cả hai phía đang gặp vấn đề về chức năng sinh sản.
Đối với nam giới sẽ cần thực hiện một số xét nghiệm để xác định nguyên nhân bao gồm:
- Xét nghiệm nội tiết tố
- Xét nghiệm nước tiểu sau xuất tinh
- Xét nghiệm di truyền
- Sinh thiết tinh hoàn
- Siêu âm trực tràng
- Siêu âm bìu
- Phân tích tinh dịch đồ
Đối với nữ giới sẽ cần kiểm tra, xét nghiệm cụ thể như:
- Siêu âm ổ bụng, đặc biệt cùng chậu để đánh giá bất thường ở tử cung, cổ tử cung, buồng trứng
- Xét nghiệm nội tiết tố nữ, sàng lọc và phát hiện các bất thường của hệ trục nội tiết
- Chụp cản quang tử cung – vòi trứng
- Xét nghiệm dịch âm đạo, nếu nghi ngờ viêm nhiễm
Qua khám lâm sàng, tiền sử bệnh lý cùng với kết quả xét nghiệm, bác sĩ có thể chỉ ra nguyên nhân gây khó có con của vợ chồng bạn, và đưa ra các tư vấn phương pháp hỗ trợ sinh sản.
Nếu như mắc các bệnh lý phụ khoa, nam khoa cần tiến hành điều trị bệnh trước. Các bệnh lý thường ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của nữ giới là: viêm lộ tuyến, viêm cổ tử cung, hồi chứng đa nang buồng trứng, u xơ, lạc nội mạc tử cung… Với mỗi bệnh lý, mức độ bệnh bác sĩ sẽ đưa ra phương án điều trị bệnh phù hợp với nguyên tắc bảo tồn buồng trứng, bảo vệ khả năng sinh sản.
Trong một số trường hợp các cặp vợ chồng không thể có con theo cách tự nhiên, bác sĩ hướng bạn đến các phương pháp hỗ trợ sinh sản như IUI (Bơm tinh trùng vào tử cung), IVF (thụ tinh trong ống nghiệm) để tăng cơ hội mang thai cho nữ giới.
Hiện nay tại Phòng khám Đa Khoa Quốc Tế Cộng Đồng đang triển khai các ưu đãi khám sức khỏe tiền hôn nhân. Gói khám này giúp bạn có thể đánh giá được tình trạng sức khỏe của bản thân, ngăn ngừa các nguy cơ mắc bệnh và điều trị kịp thời nếu có. Đối với những cặp vợ chồng bị vô sinh hiếm muộn, phòng khám Đa Khoa Quốc Tế Công Đồng là sự lựa chọn an tâm của bạn.
Phòng khám đã và đang triển khai đồng bộ và toàn diện các kỹ thuật hỗ trợ sinh sản tiên tiến nhất cùng dưới sự thực hiện của đội ngũ bác sĩ chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm. Ngoài ra với sự tư vấn hỗ trợ nhiệt tình của các nhân viên y tế, tư vấn viên, bạn luôn nhận được sự thoải mái nhất khi đến thăm khám và điều trị.
Phòng khám Đa Khoa Quốc Tế Cộng Đồng nằm ở 139C – Bà Triệu – Hà Nội, vị trí trung tâm của thành phố thuận lợi cho việc đi lại, thời gian thăm khám linh hoạt từ 8 – 20h tất cả các ngày kể cả ngày nghỉ lễ tết.
Bài viết trên đây là những thông tin chia sẻ về vấn đề kinh nguyệt đều sao không có thai. Hi vọng có thể giúp chị em hiểu rõ hơn về những nguyên nhân khiến bạn khó có thai và cách khắc phục. Cuối cùng chị em dù áp dụng phương pháp nào hỗ trợ sinh sản, cũng cần giữ một tinh thần thoải mái lạc quan. Niềm hạnh phúc thường đến bất ngờ vào những lúc mà chúng ta không ngờ đến.