Top 10 Thực Phẩm Tốt Cho Phụ Nữ Bị Rối Loạn Kinh Nguyệt
Rối loạn kinh nguyệt nên ăn gì là câu hỏi được rất nhiều chị em gửi về hội thoại của Bác sĩ Nhài. Để giúp chị em giải đáp thắc mắc này, bài viết dưới đây sẽ giúp chị em giải đáp thắc mắc qua sự cố vấn chuyên môn của bác sĩ Lê Thị Nhài – Phòng Khám Đa Khoa Quốc Tế Cộng Đồng.
Tình trạng rối loạn kinh nguyệt là gì?
Rối loạn kinh nguyệt nên ăn gì? Ăn gì trong khi bị rối loạn kinh nguyệt cũng là một phương pháp chữa bệnh. Vì thế trước khi áp dụng chị em nên hiểu rõ tình trạng rối loạn kinh nguyệt của bản thân và nguyên nhân gây ra tình trạng này.
Rối loạn kinh nguyệt là những bất thường về số chu kỳ kinh, số ngày hành kinh, lượng máu kinh và tính chất máu kinh. Nguyên nhân có thể do mắc bệnh lý nào đó vùng bộ phận sinh dục, hoặc đôi khi chỉ đơn thuần là do thay đổi đột ngột thói quen, môi trường sống
Những biểu hiện thông thường khi bị rối loạn kinh nguyệt là:
- Thời gian hành kinh dài lớn hơn 35 ngày, hoặc ngắn hơn 22 ngày
- Số ngày kinh nguyệt dài hơn 7 ngày (rong kinh), số ngày kinh nguyệt ít hơn 2 ngày (thiểu kinh)
- Lượng máu kinh chảy ra quá nhiều > 80ml (băng kinh). Trong trường hợp này nữ giới phải thay băng vệ sinh rất nhiều lần, thậm chí 1 tiếng/ 1 lần
- Lượng máu kinh quá ít <20ml
- Xuất hiện xuất huyết âm đạo bất thường giữa các kỳ kinh
- Một số biểu hiện khác như: đau bụng dưới, đau thắt lưng, táo bón…
Tại sao nữ giới bị rối loạn kinh nguyệt?
Theo các chuyên gia y tế, rối loạn kinh nguyệt có hai nguyên nhân chính gây ra bao gồm: rối loạn kinh nguyệt do cơ năng (thay đổi nội tiết tố) và rối loạn kinh nguyệt do tổn thương thực thể (mắc bệnh lý phụ khoa).
Rối loạn kinh nguyệt do cơ năng là những nguyên nhân khiến cơ thể nữ giới bị rối loạn hormone như:
- Do độ tuổi: bé gái bắt đầu bước vào tuổi dậy thì, và phụ nữ ở giai đoạn tiền mãn kinh đến mãn kinh thường có chu kỳ kinh nguyệt không đều.
- Áp lực căng thẳng kéo dài
- Chế độ ăn uống không khoa học (sử dụng nhiều rượu, bia, thuốc lá, thực phẩm đông lạnh, thực phẩm đóng hộp..)
- Lạm dụng thuốc tránh thai quá nhiều, đặc biệt là thuốc tránh thai khẩn cấp
- Vận động, làm việc quá sức…
Đối với những trường hợp rối loạn do cơ năng, nữ giới nên lưu ý điều chỉnh lại các thói quen sinh hoạt, khoa học để tình trạng này nhanh chóng được cải thiện.
Rối loạn kinh nguyệt do tổn thương thực thể là những tổn thương tại vùng tử cung hoặc buồng trứng dẫn đến chu kỳ kinh nguyệt bất thường.
Một số bệnh lý phụ khoa dẫn đến rối loạn kinh nguyệt cụ thể như:
- Đa nang buồng trứng
- Viêm tắc vòi trứng
- Viêm lộ tuyến cổ tử cung, viêm âm đạo
- U xơ tử cung
- Ung thư cổ tử cung, ung thư tử cung…
Kinh nguyệt bất thường do các tổn thương thực thể là điều rất nguy hiểm, không thể tự khỏi. Nếu không điều trị kịp thời có thể gây vô sinh thậm chí là nguy hiểm đến tính mạng nếu căn bệnh mắc phải là ung thư tử cung.
Thông thường các nguyên nhân gây rối loạn kinh nguyệt do bệnh lý rất ít biểu hiện, khó nhận biết. Để biết được chính xác nguyên nhân gây rối loạn kinh nguyệt chị em nên đến cơ sở y tế chuyên khoa để thăm khám và tầm soát sàng lọc bệnh lý sức khỏe.
[ Cảnh báo ] Rối loạn kinh nguyệt có thể gây vô sinh?
Rối loạn kinh nguyệt nên ăn gì để khỏe
Song song với việc thăm khám và điều trị bệnh lý (nếu có), chị em cũng cần quan tâm bổ sung những thực phẩm có lợi cho phụ nữ bị rối loạn kinh nguyệt. Điều này sẽ hỗ trợ quá trình hồi phục nhanh chóng, chu kỳ kinh nguyệt dần trở lại đều đặn.
Vậy rối loạn kinh nguyệt nên ăn gì? Hãy tham khảo gợi ý của bác sĩ về những thực phẩm tốt cho nữ giới bị rối loạn kinh nguyệt.
1. Ngải cứu giúp giảm rối loạn kinh nguyệt
Trong Đông y ngải cứu được coi là dược liệu quý giúp chị em điều hòa kinh nguyệt vô cùng hiệu quả. Ngải cứu có vị đắng, tính cay ấm, có tác dụng chữa nhiều bệnh như ổn định khí huyết, đau bụng kinh,…
Sử dụng ngải cứu điều hòa kinh nguyệt, chị em có thể áp dụng cách đơn giản như sau:
- Sử dụng 10g ngải cứu khô rửa sạch
- Đem sắc với 200ml nước
- Đun đến khi còn 100ml thì tắt bếp, chắt lấy nước uống 2 lần/ngày
Chú ý với nữ giới bị rối loạn kinh nguyệt lâu dài thì cần tăng số lượng ngải cứu gấp đôi và uống 4 lần/ngày.
Uống nước lá ngải cứu đều đặn, chị em sẽ không thấy mệt mỏi, đau bụng, máu kinh đỏ hơn.
2. Đu đủ xanh hỗ trợ điều trị rối loạn kinh nguyệt
Trong đu đủ xanh có chứa nhiều caroten – thành phần tham gia vào việc kích thích tăng tiết và điều hòa estrogen trong cơ thể. Vì thế làm chu kỳ kinh nguyệt đều đặn hơn.
Ngoài ra trong đu đủ xanh chứa chất papain – chất gây co thắt tử cung và điều tiết lượng máu lưu thông đến tử cung tốt hơn.
Cách đơn giản, sử dụng đu đủ xanh chữa rối loạn kinh nguyệt như sau:
- Khía quả đu đủ cho chảy mủ, sau đó rửa sạch
- Gọt bỏ vỏ và hạt, rửa sạch lại một lần nữa
- Sử dụng máy ép, để em nước đu đủ uống.
Chị em nên uống nước ép đu đủ thường xuyên trong một vài tháng. Chú ý không uống nước ép đu đủ xanh khi đang hành kinh để tránh tình trạng co thắt tử cung quá mức.
3. Nước ép rau mùi tây giúp kinh nguyệt đều hơn
Rau mùi tươi có tác dụng làm tăng cường lưu thông máu vùng tiểu khung, tử cung. Giup niêm mạc tử cung nhanh chóng hồi phục sau kinh nguyệt và giảm đau. Từ đó góp phần điều hòa chu kỳ kinh nguyệt.
Sử dụng nước ép rau mùi tươi điều hòa kinh nguyệt, chị em có thể áp dụng cách sau:
- Lấy khoảng 100 – 200g rau mùi tây, rửa sạch
- Ép lấy khoảng 75ml nước
- Chia thành nhiều lần nhỏ, uống trong ngày
Lưu ý uống 5 -7 ngày trước khi đến kỳ kinh nguyệt để có hiệu quả tốt nhất.
4. Nghệ tươi giúp bạn đỡ rồi loạn kỳ kinh
Nghệ tươi có tác dụng điều hòa các hormone nội tiết trong cơ thể, chống co thắt, chống viêm hiệu quả từ đó giúp giảm đau, điều hòa chu kỳ kinh nguyệt.
Bên cạnh, trong đông y nghệ tươi là thảo dược có tính ấm, giúp cải thiện hệ tiêu hóa, tăng cường lưu thông máu, giúp cảm thấy dễ chịu trong chu kỳ.
Cách dùng nghệ tươi chữa rối loạn kinh nguyệt như sau:
- Nghệ tươi, cạo vỏ, rửa sạch
- Thái lát mỏng, hoặc đập dập
- Hãm với nước sôi như trà. Để dễ uống bạn có thể cho thêm mật ong hoặc đường thốt nốt
5. Trà quế tăng cường điều hòa kinh nguyệt
Thao y học cổ truyền, quế có tính ấm, nóng, vị cay được sử dụng rất nhiều trong bài thuốc chữa tình trạng rối loạn kinh nguyệt của nữ giới. Quế có tác dụng kiểm soát tốt lượng đường trong máu và điều hòa chu kỳ kinh nguyệt khá hiệu quả.
Cách sử dụng quế trong điều trị rối loạn kinh nguyệt, cụ thể như:
- Pha bột quế với nước nóng để uống mỗi ngày, đặc biệt khi có cơn đau bụng hành kinh.
- Hoặc chế biến quế với các món ăn khác nhau như bánh quế, gia vị trong món ăn
6. Gừng làm giảm triệu chứng rối loạn kinh nguyệt
Gừng là thực phẩm có tính ấm, chứa nhiều vitamin C và Magie, gừng có tác dụng giúp giảm đau, giúp tăng co bóp của tử cung làm bắt đầu chu kỳ kinh nguyệt dễ dàng hơn.
Sử dụng gừng để giúp những ngày đèn đỏ trở nên nhẹ nhàng hơn:
- Gừng tươi, cạo vỏ, rửa sạch
- Thái thành từng lát mỏng
- Cho vào cốc nước sôi để hãm, bạn có cho một thìa mật ong vào để đễ uống và ngon hơn.
- Hoặc sử dụng, gừng khô hoặc trà gừng cũng làm tương tự.
Sử dụng gừng dưới dạng uống trà hằng ngày để mang lại hiệu quả tốt hơn.
7. Dứa làm hạn chế bị rối loạn kinh
Dứa có chứa enzyme bromelain với tác dụng làm bong tróc các niêm mạc tế bào ở thành tử cung dễ dàng hơn trong chu kỳ kinh nguyệt. Từ đó giúp giảm đau và hành kinh dễ dàng hơn.
Ngoài ra, ăn dứa thường xuyên còn góp phần tăng cường sản sinh hồng cầu và bạch cầu, giúp cho cơ thể nhanh hồi phục sau kinh nguyệt.
Bạn thể sử dụng dứa trực tiếp như các loại hoa quả thông thường, hoặc uống nước ép dứa. Lưu ý không ăn, uống nước ép dứa trong khi bụng đói, dễ gây ảnh hưởng xấu đến dạ dày.
8. Mướp đắng điều hòa kinh nguyệt
Mướp đắng (khổ qua) là một trong những thực phẩm tốt nhất để điều hòa kinh nguyệt.
Tất cả bộ phận của mướp đắng từ vỏ, thịt quả, hạt đều chứa nhiều vitamin như vitamin B1,B2,B3, C và các khoáng chất như sắt, photpho rất tốt cho cơ thể và quá trình điều hòa kinh nguyệt.
Bạn có thể sử dụng mướp đắng điều hòa rối loạn kinh nguyệt theo các cách sau:
- Làm nước ép mướp đắng : một ngày uống từ 1 -2 ly
- Làm các món ăn hàng ngày: mướp đắng xào, mướp đắng nhồi thịt, mướp đắng ướp lạnh…
9. Nha đam giúp điều hòa kỳ kinh nguyệt
Nha đam điều hòa chu kỳ kinh nguyệt ổn định một cách tự nhiên thông qua việc điều hòa các hormone tham gia vào chu kỳ kinh nguyệt.
Ngoài ra trong nha đam cũng có nhiều hoạt chất kháng khuẩn, kháng sinh, hỗ trợ có thể tăng sức đề kháng, có khả năng chống lại các vi khuẩn gây hại.
Bạn có thể sử dụng nha đam để hỗ trợ điều hòa kinh nguyệt theo cách sau đây:
- Loại bỏ phần vỏ xanh và nhựa vàng của nha đam
- Rửa sạch với nước muối loãng
- Xay nhuyễn nha đam thành thức uống, bạn có thể cho thêm đường hoặc mật ong sẽ dễ uống hơn.
Duy trì uống đều đặn mỗi ngày để thấy hiệu quả rõ rệt.
10. Đậu nành làm giảm triệu chứng rối loạn kinh nguyệt
Đậu nành được biết đến là thực phẩm vàng cho chị em phụ nữ, đặc biệt với những người đang bị rối loạn nội tiết. Đậu nành rất giàu phytoestrogen, một loại estrogen tự nhiên từ thực vật có tác dụng tương đương như hormone nội tiết tố nữ estrogen. Vì thế sử dụng đậu nành thường xuyên sẽ giúp quá trình điều hòa chu kỳ kinh nguyệt trở nên nhịp nhàng.
Đậu nành bạn có thể bổ sung vào thực đơn hàng ngày theo các cách như sau:
- Dạng sữa đậu nành, nước đậu nành
- Các món đậu phụ: đậu phụ nóng, đậu phụ chiên, canh đậu phụ…
Bài viết trên đây đã cung cấp những thông tin về rối loạn kinh nguyệt, giải đáp thắc mắc rối loạn kinh nguyệt nên ăn gì. Hi vọng có thể giúp chị em phần nào tìm ra cách điều trị rối loạn kinh nguyệt hiệu quả. Nếu bạn đọc còn bất kỳ thắc mắc gì về vấn đề sức khỏe hãy liên hệ với bác sĩ chuyên khoa của chúng tôi để nhận được giải đáp chính xác và kịp thời.