Hà thủ ô có tác dụng gì? – Những lợi ích không ngờ

Tham vấn y khoa: Tiến sĩ, Bác sĩ Trịnh Tùng ngày 22/04/2021

Theo đông y hà thủ ô là một vị thuốc tốt có nhiều tác dụng cho sức khỏe. Cụ thể hà thủ ô có tác dụng gì? thành phần ra sao? Bạn đọc hãy cùng chúng tôi tìm hiểu lời đáp qua bài viết dưới đây.

Thành phần dinh dưỡng trong hà thủ ô

Trước khi tìm hiểu hà thủ ô có tác dụng gì, bạn đọc hãy cùng chúng tôi tìm hiểu thành phần dinh dưỡng có trong hà thủ ô. Hà thủ đô có tên khoa học là Fallopia multiflora, ngoài ra còn được gọi là giao đằng. Đây là một loại thảo dược thuộc họ rau răm, bộ cẩm chướng. Trong đông y, hà thủ ô là một loại thuốc quý, được áp dụng trong nhiều bài thuốc khác nhau để điều trị bệnh.

Thành phần dinh dưỡng trong hà thủ ô

Hà thủ ô là một dược liệu có vị đắng ngọt chát xen kẽ, trong hà thủ ô có chứa 7,68% tanin, 0,805% antraglycozid, 0,258% anthraquinon tự do. Các tanin có tác dụng cầm tiêu chảy, anthraglycosid có tác dụng nhuận tràng,giúp quá trình đại tiện diễn ra tốt hơn, thường được sử dụng cho những người bị táo bón.

Hà thủ ô là vị thuốc có tính nóng nên có tác dụng dưỡng huyết, nhuận tràng, bổ âm tuy nhiên cần lưu ý sử dụng liều lượng vừa và đủ nếu không dễ gây ra tình trạng nóng trong. Ngoài ra khi sử dụng hà thủ ô để giảm bớt tính nóng trong thảo dược này thì bạn đọc không nên dùng hà thủ ô dạng tươi, mà nên sử dụng hà thủ ô đã cắt lát, sấy khô. Như vậy, không những có thể giảm bớt tính nóng trong dược liệu mà còn có thể tăng hiệu quả, công dụng cho bài thuốc.

Như được biết hà thủ ô có khả năng giúp trẻ hóa, do đó mà chúng được ứng dụng trong điều chế các sản phẩm chống lão hóa cho cơ thể. Tại Việt Nam, hiện đang có 2 loại hà thủ ô là hà thủ ô đỏ và hà thủ ô trắng. Tuy nhiên hai loại hà thủ ô này rất dễ bị nhầm lẫn với nhau, do đó để tránh mua sai hãy chú ý cách nhận biết, phân loại hà thủ ô.

Thành phần dinh dưỡng trong hà thủ ô

Phân biệt các loại hà thủ ô: 

  • Hà thủ ô đỏ: Hà thủ ô đỏ có hình dạng giống như củ khoai lang, phía ngoài có màu nâu đỏ, trên củ có nhiều chỗ lồi, lõm đồng thời rất cứng chắc và khó bẻ gãy. Khi cắt ngang sẽ có phần vỏ màu nâu sậm, phía bên trong màu hồng và có nhiều bột. Ở giữa có một lớp lõi gỗ khá cứng,bột có màu hồng, không có mùi, và có vị đắng, chát.
  • Hà thủ ô trắng : Hà thủ ô trắng được gọi là nam hà thủ ô, loại cây này thuộc họ cây dây leo, có thể dùng phần thân để thái lát mỏng dùng thay cho hà thủ ô đỏ. Hà thủ ô trắng có mùi thơm nhẹ, vị đắng, trên thân và lá cây  có nhiều nhựa trắng và không có tác dụng gì đối với cơ thể.
  • Củ nâu : Đây là loại củ có màu hồng hoặc nâu tím, có hình tròn hoặc bầu dục. Lới ngoài sần sùi, khi cắt ngang hoặc cắt dọc sẽ có lớp xơ gai, bị rất chát, tê đầu lưỡi. Trong đông y củ nâu được sử dụng trong các bài thuốc hỗ trợ thanh nhiệt, giải độc, cầm máu, sát trùng, cầm tiêu chảy, hoạt huyết,..

Trên đây là cách phân biệt các loại hà thủ ô dựa trên đặc điểm, bạn đọc lưu ý áp dụng để tránh mua nhầm loại hoặc sử dụng nhầm loại hà thủ ô khiến công dụng bị giảm hiệu quả hoặc gây kích thích nhé.

Hà thủ ô có tác dụng gì?

Hà thủ ô có tác dụng gì?

Nhiều người muốn tìm hiểu và sử dụng các loại thuốc đông y để bồi bổ sức khỏe cơ thể đều biết hà thủ ô có nhiều tác dụng tốt đối với cơ thể. Vậy cụ thể hà thủ ô có tác dụng gì? Dưới đây là lời giải đáp.

  • An thần, dưỡng huyết: Phần thân và lá của cây hà thủ ô còn được gọi là dạ giao đằng, chúng có bị ngọt và tính bình, thường được sử dụng để điều trị các chứng bệnh như suy nhược thần kinh, bổ sung máu cho những tình trạng bị thiếu máu, hoặc đau mỏi toàn thân.
  • Bổ can thận, giải độc, nhuận tràng : Rể hay còn gọi là hà thủ ô có vị đắng, ngọt và chát xen lẫn, tính ôn hòa, có tác dụng hỗ trợ giải độc, đại tiện dễ dàng.
  • Chữa các bệnh vành mạch, huyết áp xơ vữa động mạch, mỡ máu cao, tiểu đường  Trong hà thủ ô có nhiều hoạt chất giúp ổn định đường huyết có trong máu, từ đó giảm tiểu đường và các tình trạng xơ vữa động mạch.
  • Hà thủ ô có tác dụng? hà thủ ô có tác dụng giải độc tiêu viêm : Ở nhiều chị em phụ nữ sau sinh thường gặp phải các chứng đau lưng,đau khớp, tê bì chân tay thì nên sử dụng hà thủ ô. Vì loại thảo dược này có tác dụng giải độc, tiêu viêm giảm đau rất tốt.
  • Chữa các bệnh ngoài da : Các tình trạng mưng mủ, nấm da,.. sau khi sử dụng hà thủ ô sẽ phục hồi tổn thương và tránh để lại sẹo.
  • Hà thủ ô giúp hỗ trợ mọc tóc tốt: Nguyên nhân gây ra tình trạng tóc bạc sớm thường do thận yếu, sử dụng hà thủ ô có thể bổ can thận, từ đó kích thích mọc tóc một cách hiệu quả.
  • Hà thủ ô có tác dụng gì? Hà thủ ô có tác dụng điều trị hoa mắt, chóng mặt và đau đầu
  • Chữa di tinh, huyết trắng
  • Chữa táo bón, các hội chứng lỵ mạn tính
  • Chữa xuất huyết, sốt rét
  • Chữa các bệnh lao, hạch,..

Bổ can thận, giải độc, nhuận tràng

Trên đây là những công dụng mà hà thủ ô đem lại, nhiều người không ngờ rằng hà thủ ô lại có nhiều tác dụng hữu ích đối với cơ thể đến vậy. Hà thủ ô khi ứng dụng trong các bài thuốc đông y để bổ cơ thể và chữa bệnh được xem là một loại thuốc quý. Hãy cùng tham khảo một số bài thuốc có sử dụng hà thủ ô nhé.

Một số bài thuốc từ hà thủ ô

Một số bài thuốc từ hà thủ ô

Theo đông y, hà thủ ô là vị thuốc quý được áp dụng trong việc điều trị nhiều loại bệnh khác nhau. Dựa theo công thức của từng bài thuốc mà hà thủ ô được kết hợp như sau.

  • Bài thuốc chữa mất ngủ, mộng mị, ngủ không sâu giấc : Dùng 12 gam dạ giao đằng, 12 gam đan sâm, 60 gam trân châu mẫu cho vào lọ và sắc uống mỗi ngày 1 thang.
  • Bài thuốc chữa gan thận yếu, phụ nữ khí hư, nam giới di tinh: Dùng khoảng 20 gam hà thủ ô chế, 12 gam ngưu thất, 12 gam bạch linh, 12 gam đương quy, phá cố chỉ 12 gam, thỏ ty tử 12 gam, đem tán thành bột mịn trộn với mật ong thành viên. Mỗi ngày sử dụng 12 gam uống kèm với nước muối
  • Bài thuốc chữa huyết hư, râu tóc bạc sớm: Dùng 12 gam hà thủ ô, 12 gam bắc sa sâm, 12 gam quy bản, 12 gam long cốt, 12 gam bạch thược đem sắc với nước uống mỗi ngày 1 thang.
  • Bài thuốc chữa tăng huyết áp, hoa mắt chóng mặt: Dùng mỗi loại dưới đây 12 gam gồm có hà thủ ô, huyền sâm, sinh địa, bạch thược, hy thiêm thảo, tang ký sinh, sa uyển tật lê, ngưu thất đem sắc với nước uống.
  • Bài thuốc chữa sốt rét lâu ngày: Dùng 60 gam hà thủ ô, 12 gam sài hồ, 12 gam đậu đen, đem sắc với nước sau đó phơi sương khoảng 1 đêm, sáng sớm hôm sau đun nóng lại để uống.
  • Bài thuốc chữa thông tiện: Dùng khoảng 30 đến 60 gam hà thủ ô tươi sắc với nước uống.

Trên đây là một số bài thuốc thường được áp dụng nhất, bạn đọc có thể áp dụng những phương thức này để điều trị một số bệnh liên quan. Tuy nhiên lưu ý trước khi áp dụng nên tham khảo ý kiến của các bác sĩ đông y để có được liều lượng và cách thức điều trị phù hợp nhất.

Bài viết của chúng tôi đã chia sẻ cho bạn đọc biết rõ hà thủ ô có tác dụng gì, hy vọng những chia sẻ trên đây có thể giúp ích cho bạn đọc và người thân. Giúp bạn sử dụng hà thủ ô một cách hợp lý, an toàn để tăng hiệu quả bồi bổ và chữa bệnh cho cơ thể.

Để không mất cước phí điện thoại

Bạn hãy để lại số điện thoại tại đây
Bác sĩ chuyên khoa sẽ gọi ngay cho bạn

Cam kết bảo mật thông tin tuyệt đối