Hồng sâm có tác dụng gì với sức khỏe nam và nữ giới

Tham vấn y khoa: Tiến sĩ, Bác sĩ Trịnh Tùng ngày 10/03/2022

Hồng sâm có tác dụng gì với sức khỏe nam và nữ giới? Hồng sâm là cái tên không còn xa lạ với thị trường Việt Nam hiện nay. Không chỉ mang lại nhiều giá trị dinh dưỡng, còn hỗ trợ điều trị bệnh. Tuy nhiên, trên thực tế nhiều người còn hiểu sai bản chất của hồng sâm. Theo dõi nội dung dưới đây để biết thêm chi tiết.

Tìm hiểu về hồng sâm và quy trình bào chế

Trước khi giải đáp hồng sâm có tác dụng gì, mọi người cần biết hồng sâm là gì, quy trình bào chế hồng sâm ra sao? Hồng sâm là sản phẩm được bào chế từ nhân sâm 6 năm tuổi, đáp ứng đủ yêu cầu về hình dạng, chất lượng.

Tìm hiểu về hồng sâm và quy trình bào chế

Dưới đây là quy trình bào chế hồng sâm:

  • Những củ nhân sâm tươi tuyển chọn từ 6 năm tuổi có trọng lượng trên 37kg sẽ được đem rửa sạch, cắt tỉa, loại bỏ bớt rễ phụ rồi xếp vào khay.
  • Tiếp đến, cho vào lò hấp sấy khoảng 3 – 6 lần.
  • Khi lượng nước trong nhân sâm rút gần hết, tỷ lệ nước đạt dưới 14% và ruột có màu hồng thì đạt
  • Củ sâm được đem ra, cắt bỏ rễ phụ lần nữa, chỉ để lại phần thân và rễ chính.
  • Sau đó, củ sâm được ép cho phẳng rồi tiến hành đóng vào hộp thiếc để bảo quản

Thân củ hồng sâm sau khi được bào chế có màu hồng nhạt hay hồng đậm tùy thuộc số lần hấp sấy. Lúc này, củ sâm bị rút nước nhưng vẫn giữ nguyên thành phần dưỡng chất. Hơn nữa, một số dưỡng chất mới còn được tạo ra và hàm lượng dưỡng chất cao hơn hẳn nhân sâm.

Ngoài ra, nhân sâm có tính hàn nên có một số đối tượng không thể dùng. Điển hình như trẻ em dưới 13 tuổi, người bị xuất huyết dạ dày, người bị cao huyết áp,…

Uống nước hồng sâm có tác dụng gì?

Hồng sâm có tác dụng gì? Hồng sâm là sản phẩm đem lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe, đặc biệt mang đến một số tác dụng nổi bật như:

Ngăn chặn ung thư

Ngăn chặn ung thư

Nhiều nghiên cứu chỉ ra, thành phần Ginsenoside Rh1 và Rh3 có trong hồng sâm có khả năng giảm và ức chế sự phát triển của tế bào ung thư. Từ đó, không chỉ ngăn ngừa ung thư, còn làm tăng hiệu quả của thuốc trị ung thư.

Điều hòa huyết áp, ngăn chặn tim mạch

Thành phần Saponin dồi dào trong hồng sâm có tác dụng giảm lượng cholesterol xấu và triglyceride trong máu. Nhờ đó, ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh tim mạch, nhất là xơ vữa động mạch. Ngoài ra, điều hòa và ổn định huyết áp, tốt cho người huyết áp thấp và huyết áp cao.

Hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường

Hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường

Thành phần Saponin trong hồng sâm có tác dụng loại bỏ chất Streptozotocin và Alloxan – 2 chất khiến đường huyết tăng không kiểm soát. Nhờ đó, hồng sâm có tác dụng tuyệt vời trong việc hạ đường huyết, hỗ trợ trị bệnh tiểu đường.

Tăng trí nhớ, phát triển trí não

Sử dụng hồng sâm đúng cách giúp bổ sinh canxi, kích thích hoạt động của não bộ. Giúp làm tăng sức chịu đựng cũng như cải thiện sức mạnh của não. Ngoài ra, hồng sâm thúc đẩy quá trình trao đổi chất, chống mệt mỏi, giảm nguy cơ trầm cảm.

Hồng sâm có tác dụng gì? Ngăn ngừa vô sinh

Hồng sâm có tác dụng gì? Ngăn ngừa vô sinh

Một số thành phần trong hồng sâm có tác dụng tổng hợp ADN, đạm trong tế bào tinh hoàn của nam giới. Đồng thời làm bổ máu, săn chắc tử cung ở phụ nữ. Tăng cường sinh lý, bổ thận tráng dương, khắc phục rối loạn tình dục.

Làm đẹp và chống lão hóa

Hồng sâm chứa nhiều thành phần vitamin, khoáng chất, chất chống oxy hóa dồi dào. Đặc biệt, thúc đẩy tăng sinh lớp collagen ở biểu bì. Đồng thời, làm lành tổn thương mô, hỗ trợ tái tạo tế bào da mới, giảm sần sùi trên bề mặt da, mang lại làn da sáng mịn, trẻ trung.

Hỗ trợ kiểm soát cân nặng

Hỗ trợ kiểm soát cân nặng

Dù chứa nhiều dưỡng chất bổ dưỡng nhưng hồng sâm lại có tác dụng kiểm soát cân nặng rất tốt. Giúp tăng tốc độ trao đổi chất, thúc đẩy đốt cháy calories. Ngoài ra, hồng sâm có tác dụng giảm thèm ăn, giảm mỡ thừa, ngăn chặn nguy cơ béo phì.

Gợi ý 5 cách sử dụng sản phẩm hồng sâm

Như vậy, hồng sâm có tác dụng gì đã có câu trả lời. Mặc dù có tác dụng tốt cho sức khỏe nhưng cần biết dùng đúng cách để không lãng phí lợi ích. Đồng thời tránh những tác dụng ngoài ý muốn. Dưới đây là một số cách bạn có thể tham khảo:

Ngậm miếng hồng sâm khô thái lát

Đây là cách dùng đơn giản và tương đối thông dụng. Chỉ cần cho miếng hồng sâm khô vào miệng rồi nhai nuốt từ từ là được. Người lớn tuổi hay bị mệt mỏi có thể trữ sắn 4 – 5 lát sâm rồi lấy ra ngậm.

Ngậm miếng hồng sâm khô thái lát

Hãm trà hồng sâm khô

Hồng sâm khô để hãm trà uống cũng là cách tốt mọi người có thể áp dụng. Chỉ cần dùng 2 – 3 lát hồng sâm và cho vào khoảng 200ml nước nóng hãm 10 phút.

Khi nước chuyển vàng nhạt là có thể uống. Tận dụng luôn phần cái để nhai nuốt. Nên dùng trà hồng sâm buổi sáng để tinh thần sảng khoái, giảm mệt mỏi, tăng mức độ tập trung công việc.

Hồng sâm khô ngâm mật ong

Đây là giải pháp mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Ngâm hồng sâm với mật ong sẽ nâng cao khả năng thúc đẩy hoạt động tiêu hóa, chống mệt mỏi, tăng cường sức khỏe. Dùng 2 – 3 lát hồng sâm với mật ong là đủ.

Hồng sâm ngâm rượu

Hồng sâm khô ngâm rượu được cho là tốt với người đang trong độ tuổi 35 – 55. Đặc biệt giúp nam giới tăng cường sinh lực hiệu quả. Mỗi ngày, nên uống 30 – 50ml.

Hồng sâm ngâm rượu

Nấu món ăn bổ dưỡng với hồng sâm khô

Cách nấu này đặc biệt tốt cho người có thể trạng ốm yếu, mới ốm dậy, người già,… Có thể chế biến hồng sâm vào món ăn bổ dưỡng như gà ác hầm sâm, cháo sâm. Nên kết hợp với dược liệu khác như đông trùng hạ thảo, nhung hươu, kỷ tử,… để nâng cao tác dụng bồi bổ sức khỏe.

Những ai không nên uống hồng sâm?

Ngoài việc quan tâm hồng sâm có tác dụng gì, người bệnh còn thắc mắc những ai không nên uống hồng sâm? Nếu bạn là một trong những đối tượng dưới đây thì tuyệt đối không được sử dụng hồng sâm.

  • Người bị tai biến: Người bị tai biến mạch máu não không nên dùng hồng sâm hay sản phẩm từ sâm. Bởi khi mắc bệnh, thể trạng người tai biến thường mắc triệu chứng: Co giật, nói ngọng, chân tay tê cứng, đầu óc không tỉnh táo, hôn mê kéo dài,…
  • Người béo phì: Đối với người béo phì, nhiều mỡ ở bụng, mông, đùi,… không nên uống hồng sâm. Vì hồng sâm kích thích thèm ăn, dẫn tới tăng cân, cơ thể nặng nề, khả năng phản xạ cơ thể chậm, cảm giác đầu nặng và tay, chân nhẹ bỗng.
  • Người bị bệnh khớp: Người mắc bệnh viêm khớp thường bị âm hư hỏa vượng, trong người nóng hơn bình thường thì không nên dùng hồng sâm để tránh bệnh nặng thêm.
  • Người đau bụng: Người có triệu chứng đầy hơi, khó tiêu, đi ngoài, đau bụng,… tuyệt đối không dùng hồng sâm. Nguy cơ khiến triệu chứng nặng thêm.

Hồng sâm giá bao nhiêu?

Hồng sâm giá bao nhiêu?

Ngoài thắc mắc hồng sâm có tác dụng gì, người bệnh còn quan tâm hồng sâm giá bao nhiêu? Tùy thuộc từng dạng thành phẩm và chi phí hồng sâm được định mức khác nhau. Cụ thể:

  • Hồng sâm khô: Dao động khoảng 750.000 – 5.500.000 vnđ tùy khối lượng đóng gói (37.5g – 600g)
  • Cao hồng sâm nguyên chất: Dao động khoảng 3.000.000 vnđ/240g
  • Cao hồng sâm pha: Dao động khoảng 600 – 700 vnđ/hộp
  • Hồng sâm tẩm mật ong nguyên củ: Dao động khoảng 200.000 vnđ/ 220g
  • Hồng sâm tẩm mật ong thái lát: Dao động khoảng 850.000 vnđ/200g

Hồng sâm là sản phẩm mang lại nhiều lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe. Vì vậy, nhu cầu mua sản phẩm này ngày càng tăng. Nhiều cơ sở kinh doanh chạy theo lợi ích không ngần ngại buôn bán sản phẩm hồng sâm giả, kém chất lượng.

Hồng sâm tẩm mật ong thái lát

Vì vậy, người tiêu dùng cần thông thái trong việc lựa chọn địa chỉ mua sản phẩm hồng sâm. Chú ý chọn hiệu thuốc lớn có giấy phép kinh doanh rõ ràng.

Nội dung bài viết đã tổng hợp hồng sâm có tác dụng gì, cách sử dụng hồng sâm hiệu quả để bạn tham khảo. Đây là sản phẩm có nhiều công dụng cho mọi đối tượng, đặc biệt những người mới ốm dậy.

Tìm kiếm có liên quan hồng sâm có tác dụng gì

  • Những ai không nên uống hồng sâm
  • Cách sử dụng hồng sâm
  • Uống nước hồng sâm có tác dụng gì
  • Cấy hồng sâm có tác dụng gì
  • Tác dụng phụ của hồng sâm
  • Tác dụng của nhân sâm với phụ nữ
  • Uống sâm có tác dụng gì
  • Trà hồng sâm có tác dụng gì

Để không mất cước phí điện thoại

Bạn hãy để lại số điện thoại tại đây
Bác sĩ chuyên khoa sẽ gọi ngay cho bạn

Cam kết bảo mật thông tin tuyệt đối