Đi vệ sinh ra máu ở hậu môn: Nguyên nhân, cách chữa tại nhà

Tham vấn y khoa: Tiến sĩ, Bác sĩ Trịnh Tùng ngày 21/01/2022

Đi vệ sinh ra máu ở hậu môn là vấn đề khiến không ít người băn khoăn, lo lắng. Tình trạng này không hiếm gặp nhưng để hiểu rõ nguyên nhân mà dựa trên phán đoán và suy nghĩ chủ quan đôi khi dẫn tới nhiều sai lầm trong điều trị. Nội dung dưới đây liệt kê những tác nhân dẫn tới hiện tượng đi ngoài ra máu ở hậu môn và cách điều trị tại nhà có thật sự hiệu quả?

I. Tổng hợp các nguyên nhân đại tiện ra máu ở hậu môn

Đi vệ sinh ra máu ở hậu môn do nhiều nguyên nhân gây ra. Tùy thuộc lượng máu chảy ra kèm triệu chứng khác mà phân biệt từng loại bệnh tương ứng. Dưới đây là 7 tác nhân điển hình dẫn tới hiện tượng đại tiện ra máu ở hậu môn.

1. Đại tiện ra máu ở hậu môn do táo bón

  • Nguyên nhân: Khi táo bón, phân khô cứng, vón thành cục lớn, khi đại tiện phải rặn mạnh để đẩy phân ra ngoài.
  • Triệu chứng: Từ đó, ống hậu môn sưng đỏ, phù nề, rách kẽ hậu môn gây chảy máu, máu thường có màu đỏ tươi, bám trên phân…

Vệ sinh hậu môn không sạch sẽ

2. Đi ngoài ra máu ở hậu môn do bệnh trĩ

  • Nguyên nhân: Do các đám rối tĩnh mạch trĩ giãn nở quá mức.
  • Triệu chứng: Rặn đại tiện thấy máu tươi chảy ra ngoài theo phân. Ban đầu máu có thể chảy ít hoặc không thường xuyên xuất hiện. Khi nặng, máu tươi chảy nhỏ giọt hoặc chảy thành tia.
  • Triệu chứng đi kèm: Xuất hiện sa búi trĩ, hậu môn có dịch nhờn, có cảm giác ngứa, đau, vướng víu, phù nề…
  • Tác hại: Cơ thể thiếu máu, vàng da, ốm, hoa mắt, chóng mặt, mệt mỏi, suy nhược cơ thể, nhiễm khuẩn, hoại tử búi trĩ, tắc mạch trĩ, sa nghẹt búi trĩ, ung thư đại trực tràng…

3. Đi cầu ra máu ở hậu môn do polyp đại trực tràng

  • Triệu chứng điển hình: Nếu bệnh nhân thấy lượng máu chảy nhiều theo đợt, kể cả khi không bị táo bón mà vẫn chảy máu khi đại tiện.
  • Tác hại: Nguy cơ thiếu máu trầm trọng. Nếu không chữa trị hiệu quả, polyp phát triển thầm lặng, biến chứng thành ung thư.

4. Đi vệ sinh ra máu do nứt kẽ hậu môn

  • Đối tượng thường gặp: Người bị táo bón kéo dài, rặn mạnh khi đại tiện khiến áp lực xuống hậu môn. Hậu môn bị giãn quá mức nên rách, sưng, đau, chảy máu, viêm…
  • Triệu chứng: Đau rát hậu môn, đại tiện ra máu đỏ tươi dính trên phân hoặc giấy vệ sinh. Vết rách to có thể bị chảy thành từng giọt kèm ngứa, khó chịu, có da thừa và u nhú hậu môn phì đại gần vết nứt.

Vì sao có nhiều người bị nứt kẽ hậu môn?

5. Chảy máu hậu môn khi đại tiện do viêm loét đại tràng

  • Nguyên nhân: Có thể do bất ổn trong phần đại tràng kéo dài.
  • Triệu chứng: Đại tiện ra máu kèm dịch nhầy hoặc mủ, đau quặn bụng dưới, sốt, tiêu chảy, phân lỏng trộn với máu. Bệnh nhân mệt mỏi kéo dài, giảm cân không lý do, thiếu máu…

Xem bài viết: Khó đi đại tiện ở người lớn – Nguyên nhân, dấu hiệu và cách chữa hiệu quả

6. Hậu môn chảy máu khi đi vệ sinh do ung thư đại trực tràng

  • Triệu chứng điển hình: Đại tiện ra máu đỏ tươi, phân có dịch nhầy, hôi, tanh.
  • Triệu chứng đi kèm: Đau bụng, chướng bụng, đại tiện khó, phân lỏng nhưng có lúc lại táo bón, tiểu tiện không tự chủ, tiểu rắt, tiểu buốt, cơ thể mệt mỏi, buồn nôn, nôn ói, giảm cân bất thường…

Dẫn đến hoại tử hậu môn và ung thư hậu môn

7. Đi ngoài hậu môn chảy máu do kiết lỵ

  • Nguyên nhân: Do vi khuẩn salmonella và shigella gây ra. Chúng có thể lây nhiễm qua thực phẩm ô nhiễm hoặc nước uống hoặc bơi lội ở nước ô nhiễm.
  • Triệu chứng: Tiêu chảy có máu và sủi bọt, đại tiện khó, đau rát hậu môn, đau quặn bụng ở manh tràng dọc khung đại tràng, tiểu nhiều lần, sốt, mất nước…
  • Tác hại: Xuất huyết tiêu hóa, viêm ruột thừa, thủng ruột, lồng ruột…

II. Đi cầu ra máu ở hậu môn nguy hiểm không?

Đi vệ sinh ra máu ở hậu môn nguy hiểm không? Thực ra, đây là hiện tượng không hiếm gặp, hầu như ai cũng có thể gặp tình trạng này ít nhất một lần trong đời. Một số trường hợp ít nguy hiểm, có thể tự khỏi. Một số trường hợp là triệu chứng nguy hiểm cần được điều trị ngay lập tức.

  • Đại tiện ra máu kéo dài khiến cơ thể mất máu dẫn tới thiếu máu, suy nhược cơ thể, mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt, thể chất suy yếu, sức đề kháng suy giảm…
  • Một số trường hợp đi cầu ra máu là “trọng bệnh”: viêm loét đại trực tràng, polyp đại trực tràng, bệnh trĩ nặng, bệnh ung thư đại tràng…

III. Điều trị chứng đi vệ sinh ra máu tại nhà có hiệu quả và triệt để?

Đi vệ sinh ra máu ở hậu môn rất nhiều bệnh nhân lựa chọn cách điều trị tại nhà, trong đó có những bài thuốc dân gian. Đây là phương pháp lành tính, nguyên liệu quen thuộc, tiết kiệm chi phí… Tuy nhiên, bài thuốc dân gian chỉ áp dụng trường hợp đại tiện ra máu giai đoạn đầu, không phải do nguyên nhân bệnh lý…

1. Rau diếp cá

  • Tác dụng: Thanh nhiệt, sát trùng, tiêu viêm, kích thích tiêu hóa… Tác dụng tốt với người đi ngoài ra máu do táo bón, bệnh trĩ, sử dụng nhiều bia rượu…
  • Nguyên liệu: 100g rau diếp cá
  • Cách thực hiện: Rửa sạch rau diếp cá, ngâm qua nước muối pha loãng. Xay nhuyễn với 1 ly nước, lọc bỏ bã. Uống trước khi ăn khoảng 1 giờ đồng hồ.
  • Lưu ý: Áp dụng cách này mỗi ngày 2 lần vào buổi sáng và tối trong 3 ngày liên tiếp.

Bài thuốc từ rau diếp cá

2. Ngải cứu

Tác dụng: Kháng viêm, giảm đau, điều hòa khí huyết, trừ hàn thấp, cầm máu, nhuận tràng,… Đặc biệt, ngăn ngừa triệu chứng bệnh trĩ, trị chứng táo bón…

Cách 1. Bài thuốc đắp ngoài

  • Nguyên liệu: 1 nắm cây ngải cứu tươi
  • Cách thực hiện: Rửa ngải cứu thật sạch, ngâm qua nước muối pha loãng để diệt khuẩn. Sau đó cắt nhỏ và đem giã nát rồi đắp vào hậu môn. Dùng băng gạc cố định thuốc trong 30 phút, sau đó tháo ra rồi rửa lại cho sạch sẽ.

Cách 2. Xông hơi lá ngải cứu 

  • Nguyên liệu: Ngải cứu, lá sung, lá lốt, lá cúc tần mỗi loại 1 nắm. Nghệ vàng 1 củ, nước bồ kết đặc 1 chén.
  • Cách thực hiện: Tất cả vị thuốc trên rửa sạch, thái nhỏ. Riêng nghệ tươi giã nát. Trừ bồ kết, cho các vị thuốc trên vào nồi cùng 2 lít nước, nấu sôi khoảng 10 phút. Cuối cùng mới cho nước bồ kết vào đun sôi trở lại và tắt bếp.
  • Đổ nước ra chậu, ngồi lên xông sau khi đã rửa sạch hậu môn. Mỗi ngày xông khoảng 20 phút.

3. Rau sam

  • Tác dụng: Trị nóng trong, giải độc gan, kích thích lưu thông máu, tiêu viêm, nhuận tràng, lợi tiểu… Thảo dược này còn được sử dụng để trị lở ngứa ngoài da, kiết lỵ, sỏi thận, đại tiện ra máu…
  • Nguyên liệu: 100g rau sam, đường hoặc mật ong
  • Cách thực hiện: Giã nát rau sam để chắt lấy nước. Sau đó pha thêm lượng đường hoặc mật ong vừa đủ để tạo độ ngọt. Uống khi đói bụng.
  • Lưu ý: Rau sam tính hàn, không thích hợp với phụ nữ có thai trong 3 tháng đầu, người tỳ vị hư hàn hoặc đang bị tiêu chảy.

Rau sam tính hàn, không thích hợp với phụ nữ có thai trong 3 tháng đầu, người tỳ vị hư hàn hoặc đang bị tiêu chảy.

Khuyến cáo: Các bài thuốc dân gian trị chứng đại tiện ra máu ở hậu môn chỉ hỗ trợ giảm nhẹ triệu chứng. Nếu xuất phát từ nguyên nhân bệnh trĩ, viêm loét đại tràng, ung thư đại trực tràng, polyp hậu môn… các bài thuốc này không thể có tác dụng triệt để. Người bệnh cần chủ động thăm khám bác sĩ chuyên khoa tại địa chỉ y tế uy tín. Từ đó tìm ra nguyên nhân và điều trị tận gốc để bảo vệ sức khỏe bản thân.

[Shortcode tư vấn hậu môn]

IV. Phương pháp chữa vệ sinh ra máu theo nguyên nhân bệnh lý

Hiện nay, có một phương pháp ngoại khoa điều trị chứng đi vệ sinh ra máu ở hậu môn theo nguyên nhân bệnh lý: trĩ, nứt kẽ hậu môn, polyp hậu môn, apxe hậu môn… nhận được phản hồi tốt từ phía bệnh nhân, sự đánh giá cao từ giới chuyên môn:

  • Đông – tây y kết hợp kỹ thuật xâm lấn tối thiểu HCPT II

Tìm hiểu phương pháp HCPT trong điều trị bệnh trĩ là gì?

Đây là phương pháp được Phòng khám Đa Khoa Quốc Tế Cộng Đồng áp dụng. Có nhiều ưu điểm vượt trội so với phương pháp truyền thống:

  • Hạn chế đau đớn và chảy máu
  • Kỹ thuật xâm lấn nhỏ, không ảnh hưởng mô lành tính xung quanh, vết thương nhỏ nên thời gian hồi phục vết thương nhanh chóng.
  • Tỷ lệ biến chứng và tái phát thấp
  • Thuốc đông y giúp nhuận tràng, tăng cường sức đề kháng và thể lực, tiêu viêm, thải độc, thanh lọc cơ thể, hạn chế tác dụng phụ của thuốc tây y…

Qua nội dung trong bài, mọi người đã biết đi vệ sinh ra máu ở hậu môn cảnh báo nhiều bệnh lý nguy hiểm. Chính vì vậy, khi phát hiện bất cứ hiện tượng bất thường nào ở khu vực hậu môn – trực tràng, cần chủ động thăm khám bác sĩ chuyên khoa càng sớm càng tốt.

Để không mất cước phí điện thoại

Bạn hãy để lại số điện thoại tại đây
Bác sĩ chuyên khoa sẽ gọi ngay cho bạn

Cam kết bảo mật thông tin tuyệt đối