Đi ỉa ra máu là bị làm sao: Nguyên nhân và cách khắc phục hiệu quả

Tham vấn y khoa: Tiến sĩ, Bác sĩ Trịnh Tùng ngày 21/01/2022

Đi ngoài ra máu là hiện tượng phổ biến thường gặp, nhưng không phải ai cũng hiểu rõ được nguyên nhân dẫn đến tình trạng này. Nhiều ý kiến cho rằng, đi ngoài ra máu chỉ là biểu hiện của các bệnh thông thường như táo bón, nóng trong người, ăn ít chất xơ… Tuy nhiên, đi ngoài ra máu lại là dấu hiệu cảnh báo nguy cơ mắc các bệnh nguy hiểm.

Vậy đi ỉa ra máu là bị sao? Hiểu rõ về đi ỉa ra máu sẽ giúp mọi người đánh giá rõ hơn về tình trạng sức khỏe của mình, đồng thời phòng tránh được những bệnh lý nguy hiểm có thể xảy ra.

I. Nguyên nhân gây nên hiện tượng đi ngoài ra máu

Đi ngoài ra máu là hiện tượng có máu chảy khi đi đại tiện, máu chảy ít có thể thấm vào giấy vệ sinh, lẫn với phân hoặc máu cũng có thể chảy thành tia, từng giọt. Người bệnh có hoặc không kèm theo các triệu chứng khác như đau vùng hậu môn, sốt…

Nguyên nhân gây nên hiện tượng đi ngoài ra máu

Để trả lời cho câu hỏi đi ỉa ra máu là bị sao, các chuyên gia tại Đa Khoa Quốc Tế Cộng Đồng cho biết: “Không chỉ là một hiện tượng sinh lý bình thường do nóng trong hoặc dị vật gây ra, đi ỉa ra máu còn có thể là do các bệnh lý ở vùng hậu môn trực tràng gây ra”. Một số bệnh lý sau đây có thể dẫn đến hiện tượng đi ỉa ra máu:

1. Táo bón

Táo bón là tình trạng phân khô cứng, người bệnh muốn đi vệ sinh mà không đi được. Đồng thời, mỗi lần đi vệ sinh người bệnh phải rặn mạnh, ngồi lâu trong nhà vệ sinh. Triệu chứng để nhận biết chứng táo bón là ít đi ngoài, đi ỉa ra máu, đau bụng, khó khăn trong việc đi đại tiện. Táo bón lâu ngày là nguyên nhân dẫn tới bệnh trĩ hoặc nứt kẽ hậu môn.

2. Bệnh trĩ

Đi ỉa ra máu là một trong những dấu hiệu điển hình nhất của bệnh trĩ. Hiện nay, bệnh trĩ ngày càng trở nên phổ biến, theo thống kê có tới 40-50% dân số nước ta đang mắc chứng bệnh này. Bệnh trĩ gây ra do sự suy giãn, phì đại tĩnh mạch vùng hậu môn. Người bị bệnh trĩ khi đi đại tiện thường thấy có máu lẫn trong phân hoặc dính trên giấy vệ sinh và thường có màu đỏ tươi. Có một số trường hợp máu chảy nhiều có thể thành giọt hoặc phun thành tia. Ngoài ra, người bị bệnh trĩ còn còn triệu chứng đau nhức hậu môn mỗi khi đi đại tiện.

Đi ỉa ra máu là một trong những dấu hiệu điển hình nhất của bệnh trĩ

3. Nứt kẽ hậu môn, viêm ống hậu môn

Tình trạng táo bón kéo dài có thể dẫn tới ống hậu môn bị tổn thương, sưng phù, chảy máu hoặc thậm chí là bội nhiễm dẫn tới lở loét vùng hậu môn. Đồng thời, tình trạng táo bón làm phân khô cứng hơn so với bình thường nên người bệnh phải rặn mạnh hoặc ngồi lâu trong nhà vệ sinh mỗi lần đi đại tiện.

4. Polyp đại trực tràng

Polyp là những khối u lồi trong lòng ruột kết được hình thành do sự tăng sinh quá mức của niêm mạc ruột kết… Khi các polyp phát triển trên lớp lót của đại trực tràng có thể gây ra kích ứng, viêm và dẫn tới chảy máu. Người bệnh bị đi ỉa ra máu, máu thường không trộn lẫn mà phủ ngoài mặt phân. Trong nhiều trường hợp, người bệnh cần phải tiến hành loại bỏ polyp vì chúng có nguy cơ phát triển thành ung thư đại trực tràng về sau.

Polyp đại trực tràng

5. Các bệnh lý không phổ biến khác

  • Viêm loét đại trực tràng: người bệnh đại tiện nhiều lần, sốt và đau bụng dưới, máu tươi ra lẫn dịch nhầy.
  • Ung thư trực tràng: người bệnh đi ngoài ra máu đen hoặc tươi, lẫn trong phân. Khi thăm khám và soi trực tràng thấy khối u, hậu môn trực tràng sa xuống vào thời kì cuối, cơ thể người bệnh gầy đi, đại tiện nhiều lên và táo bón.
  • Nhồi máu ruột non do tắc mạch mạc treo: Đau bụng dữ dội, đại tiện ra máu tươi hoặc đen.
  • Xuất huyết đường tiêu hóa: Xuất huyết dạ dày, tá tràng, nhiễm ký sinh trùng đường tiêu hóa…
  • Viêm túi thừa: đôi khi túi thừa bị chảy máu nhưng sự chảy máu này thường tự ngưng. Máu có thể chảy gián đoạn hoặc liên tục kéo dài. Nếu trường hợp chảy máu kéo dài và nghiêm trọng cần phải phẫu thuật cắt bỏ túi thừa.
  • Rò ống tiêu hóa: bệnh gây ra rò rỉ mủ và dịch tiêu hóa hoặc chảy máu ra ngoài cơ thể.
  • Kiết lị: người bị bệnh kiết lị có triệu chứng đi ỉa ra máu lẫn với phân kèm theo chất nhầy, đi ngoài nhiều lần trong ngày kèm theo đau bụng và đau hậu môn mỗi lần đi cầu.

Đi ỉa ra máu nếu kéo dài thường là do các bệnh hậu môn trực tràng gây ra, trong đó bao gồm cả các bệnh lý nguy hiểm như ung thư trực tràng, xuất huyết đường tiêu hóa… Nếu tình trạng này không được thăm khám và điều trị kịp thời, bệnh không chỉ làm gián đoạn đến đời sống sinh hoạt hàng ngày của người bệnh mà còn có thể diễn biến xấu đi đe dọa đến tính mạng của người bệnh.

Phải làm gì khi bị đi ỉa ra máu?

II. Phải làm gì khi bị đi ỉa ra máu?

Xây dựng một thói quen sinh hoạt và làm việc khoa học, có thể giúp người bệnh khắc phục được tình trạng đi ỉa ra máu. Dưới đây là một số lời khuyên của các chuyên gia tại Đa Khoa Quốc Tế Cộng Đồng dành cho người bệnh:

  • Hình thành thói quen đi đại tiện: người bệnh cần vệ sinh sạch sẽ vùng hậu môn mỗi khi đi đại tiện nhằm phòng ngừa viêm nhiễm hậu môn có thể xảy ra, nên đi đại tiện vào một giờ cố định trong ngày, không rặn khi đại tiện để hạn chế tình trạng đi ỉa ra máu.
  • Hình thành thói quen vận động: tập thể dục thường xuyên là cách giúp tăng cường lưu thông máu và nhu động ruột hậu môn trực tràng, thúc đẩy tiêu hóa.
  • Giữ tâm trạng thoải mái: tâm trạng tiêu cực sẽ ảnh hưởng đến sự hoạt động của niêm mạc ruột, sự lưu thông của máu, khiến bệnh trĩ trở nặng thêm.
[Shortcode tư vấn hậu môn]

III. Các loại thực phẩm giúp hạn chế tình trạng đi ỉa ra máu

Đi ỉa ra máu là bị sao? Nên ăn gì để hạn chế tình trạng này? Là mối quan tâm của người người.

Các loại thực phẩm giúp hạn chế tình trạng đi ỉa ra máu

Trên thực tế, có hai nguyên nhân chính gây nên hiện tượng đi ỉa ra máu là táo bón và bệnh trĩ. Bởi vậy, một chế độ ăn uống khoa học sẽ là cách hiệu quả giúp khắc phục tình trạng này.

Một số thực phẩm mà người bệnh cần bổ sung gồm có:

  • Rau xanh và trái cây: các loại rau mồng tơi, rau má, rau khoai lang, rau đay, rau cần, rau sam… và các loại củ quả như khoai lang, đu đủ, bưởi, thanh long.
  • Uống nước đầy đủ: uống tối thiểu 2 lít nước mỗi ngày sẽ khiến phân mềm ra, khiến việc đi đại tiện được dễ dàng hơn.
  • Bổ sung thực phẩm giàu magie như súp lơ xanh, rau bina, bí đỏ, các loại ngũ cốc nguyên hạt, hạt và quả hạch, rau dền, sữa, thịt, hải sản…
  • Các loại hoa quả giàu vitamin C như cam, chanh, bưởi, kiwi, mận, lê sẽ giúp cơ thể thanh nhiệt, đồng thời tăng cường sức đề kháng khi người bệnh bị rách niêm mạc, chảy máu vùng hậu môn, trực tràng.
  • Bổ sung nguồn thực phẩm giàu Rutin: các thực phẩm giàu rutin bao gồm lúa mạch, kiều mạch, tam giác mạch, cam, bưởi, diếp cá, rau má… có tác dụng tăng sức đề kháng và sức bền của tĩnh mạch
  • Hạn chế sử dụng cà phê, rượu bia, đồ cay nóng vì chúng có thể khiến phân khô, giảm nhu động ruột, đi ngoài khó khăn hơn và làm lượng máu chảy gia tăng.
  • Hạn chế các chế phẩm từ sữa như sữa tươi, pho mát, bơ vì lượng đường lactose trong sữa có thể gây đầy bụng, khó tiêu.
  • Hạn chế hải sản giàu đạm, thức ăn nhiều dầu mỡ vì có thể khiến bệnh nhân trĩ, polyp đại tràng bị tiêu chảy.

Hạn chế hải sản giàu đạm, thức ăn nhiều dầu mỡ

Vừa rồi, các chuyên gia tại Đa Khoa Quốc Tế Cộng Đồng vừa giải đáp cho bạn đọc vấn đề: “Đi ỉa ra máu là bị sao?”. Có thể nói, đi ỉa ra máu là tình trạng rất hay gặp và tùy theo từng mức độ bệnh mà lượng máu cũng sẽ khác nhau. Do vậy, để tránh nguy hiểm cho bản thân các bác sĩ khuyên bạn đừng nên e ngại mà hãy đến ngay các cơ sở y tế uy tín để được thăm khám và tìm ra nguyên nhân chính xác gây bệnh, từ đó có hướng điều trị bệnh hiệu quả.

Để không mất cước phí điện thoại

Bạn hãy để lại số điện thoại tại đây
Bác sĩ chuyên khoa sẽ gọi ngay cho bạn

Cam kết bảo mật thông tin tuyệt đối