Bệnh Trĩ Để Lâu Có Sao Không – Có Nguy Cơ Gây Ung Thư Không?

Tham vấn y khoa: Tiến sĩ, Bác sĩ Trịnh Tùng ngày 21/01/2022

Trĩ là bệnh thường gặp có biểu hiện nhận biết rất dễ dàng. Tuy nhiên vì nhiều lý do khác nhau cũng như sự chủ quan, người bệnh thường để đến khi bệnh trở nặng mới đi khám và điều trị.

Vậy bệnh trĩ để lâu có sao không – có nguy hiểm gì không? Hãy tham khảo bài viết dưới đây để có câu trả lời thỏa đáng cho bạn.

Tổng quan bệnh trĩ – những thông tin cần biết

Bệnh trĩ là bệnh phổ biến xảy ra ở mọi đối tượng, đặc biệt là những người bị táo bón có thói quen dặn khi đi cầu hoặc những người lao động nặng tạo ra những áp lực cho hậu môn. Bệnh trĩ nếu không được điều trị kịp thời sẽ gây ra những biến chứng nguy hiểm, thậm chí có nguy cơ gây ung thư trực tràng.

Tổng quan bệnh trĩ - những thông tin cần biết

1. Bệnh trĩ  là gì?

Bệnh trĩ hay còn gọi là lòi dom, nguyên nhân hình thành do sự gia tăng áp lực thường xuyên tại vùng hậu môn – trực tràng như: rặn đi cầu, kèm ứ máu liên tục làm phình giãn đám rối tĩnh mạch và tạo thành các búi trĩ.

Dựa vào vị trí phát sinh búi trĩ, bệnh trĩ được chia thành hai dạng chính là : trĩ nội và trĩ ngoại.

2. Tiến trình phát triển bệnh trĩ theo các cấp độ

Dựa vào tình trạng bệnh mà bệnh trĩ được chia thành các cấp độ khác nhau. Mỗi cấp độ lại có những triệu chứng điển hình riêng biệt.

Trĩ độ 1

Đây là giai đoạn đầu của bệnh, các búi trĩ còn nhỏ nhìn kỹ thì thấy giống phần da thừa nhô lên, không có cảm giác đau chỉ cảm thấy hơi vướng víu khu vực hậu môn.

Tiến trình phát triển bệnh trĩ theo các cấp độ

Trĩ độ 2

Giai đoạn này búi trĩ phát triển và có dấu hiệu sa xuống, khi đi đại tiện búi trĩ bị xa ra ngoài hậu môn nhưng có thể tự co lại vào trong.

Trĩ độ 3

Giai đoạn này các búi trĩ đã phát triển với kích thước lớn hơn, quan sát hình ảnh trĩ rất rõ ràng.  Khi đi đại tiện, hoạt động mạnh sẽ cảm thấy đau đớn, các búi trĩ có xu hướng sa ra ngoài và chỉ thụt vào khi dùng tay ấn.

Trĩ độ 4

Cấp độ nặng nhất của bệnh trĩ, các búi trĩ phình to, sa hoàn toàn ra ngoài hậu môn, không thể thụt vào ngay cả khi dùng tay. Người bệnh chịu cảm giác đau đớn, khó chịu.

Bệnh trĩ để lâu có sao không? Dựa theo tiến trình phát triển của các búi trĩ, dễ thấy nhất là búi trĩ để càng lâu càng gây đau đớn cho người bệnh và bất tiện trong sinh hoạt hàng này. Hơn nữa khi các búi trĩ bị xuất huyết viêm nhiễm là cơ hội để các mầm bệnh khác xâm nhập gây nên các bệnh lý nguy hiểm như ung thư trực tràng.

Vì vậy người bệnh nên nắm rõ các triệu chứng bệnh trĩ để có thể phát hiện bệnh sớm và đến các cơ sở y tế uy tín để khám chữa bệnh.

Triệu chứng của bệnh trĩ

3. Triệu chứng của bệnh trĩ

Bệnh trĩ dễ dàng phát hiện và có một số triệu chứng điển hình như sau:

  • Chảy máu khi bệnh nhân đi đại tiện, giai đoạn đầu không nhiều khó nhìn thấy. Về sau chuyển sang mức độ nặng, máu chảy nhiều hơn, chảy thành giọt hoặc tia.
  • Ở mức độ nhẹ, khi bệnh nhân đi đại tiện búi trĩ sa ra ngoài nhưng có thể tự co lại được vào bên trong. Bệnh chuyển sang nặng hơn thì búi trĩ sa hẳn ra ngoài hậu môn.
  • Hậu môn tiết ra dịch nhầy, ẩm ướt gây cảm giác khó chịu, ngứa ngáy. Nếu bệnh nhân dùng tay gãi có thể làm trầy xước dẫn đến viêm nhiễm.

Khi người bệnh có những dấu hiệu bệnh trĩ như trên, nên đến ngay các bệnh viện, phòng khám chất lượng để điều trị càng sớm càng tốt.

Bệnh trĩ để lâu có sao không – những biến chứng nguy hiểm? 

Bệnh trĩ để lâu có sao không? Bệnh trĩ nếu được phát hiện sớm thì quá trình điều trị sẽ đơn giản và khả năng khỏi bệnh hoàn toàn cao. Ngược lại, nếu phát hiện muộn bệnh sẽ gây những biến chứng nghiêm trọng đến sức khỏe người bệnh.

Gây ung thư trực tràng

Một số biến chứng của bệnh trĩ, cụ thể như:

1. Gây ung thư trực tràng

Khi bệnh trĩ chuyển biến đến cấp độ nặng, các búi trĩ bị sưng to, xuất huyết. Vị trí này là địa điểm lý tưởng cho các vi khuẩn cơ hội tấn công và gây viêm nhiễm. Viêm nhiễm càng lan rộng, mức độ nhiễm trùng càng nặng nề thì nguy cơ cao gây ung thư trực tràng.

2. Hoại tử búi trĩ

Búi trĩ  có xu hướng phát triển ngày một to, bị sa gây ra mắc kẹt búi trĩ làm cho quá trình tuần hoàn máu ở hậu môn gặp khó khăn. Các mạch máu bị ứ đọng từ đó búi trĩ bị hoại tử. Lúc này búi trĩ có nguy cơ vỡ ra, lở loét gây nhiễm trùng hậu môn, trường hợp tệ hơn vi khuẩn đi vào trong cơ thể gây nhiễm trùng máu

3. Nguy cơ mắc bệnh phụ khoa ở nữ giới

Ở nữ giới do cấu tạo hậu môn và vùng âm đạo gần nhau, nên khi vùng trĩ bị nhiễm khuẩn sẽ rất dễ lây lan sang âm hộ và gây ra các bệnh phụ khoa như: viêm âm đạo, viêm vùng chậu… Điều này sẽ ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của nữ giới.

Nguy cơ mắc bệnh phụ khoa ở nữ giới

4. Gây thiếu máu

Đại tiện ra máu là triệu chứng điển hình của bệnh trĩ, bệnh càng nặng lượng máu chảy ra trong quá trình đại tiện càng nhiều. Tình trạng này kéo dài có thể dẫn đến hiện tượng thiếu máu ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe người bệnh.

5. Giảm ham muốn tình dục

Người mắc bệnh trĩ khi quan hệ sẽ làm tăng áp lực lên hậu môn gây ra cảm giác đau đớn, đặc biệt là khi quan hệ qua đường hậu môn. Lâu ngày sẽ khiến người bệnh e ngại hoặc tránh né việc quan hệ, giảm sút chất lượng đời sống tình dục.

Giảm ham muốn tình dục

Bệnh trĩ không những gây ra những khó khăn trong sinh hoạt mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người bệnh. Do đó, người bệnh nên sớm phát hiện và điều trị bệnh ngăn chặn nguy cơ gây biến chứng nguy hiểm.

Bệnh trĩ có chữa được không?

Ngay sau khi trả lời được câu hỏi bệnh trĩ để lâu có sao không thì đa số bệnh nhân sẽ rất lo lắng rằng bệnh trĩ có chữa khỏi được không?

Theo chia sẻ của bác sĩ Tiến sĩ Trịnh Tùng – Nguyên Phó Giám đốc bệnh viện Y học Cổ truyền đang công tác  tại Phòng Khám Đa Khoa Quốc Tế Cộng Đồng bệnh trĩ hoàn toàn chữa được nếu được phát hiện và điều trị sớm. Nếu để bệnh trở nặng, điều trị sẽ gặp khó khăn phức tạp và vừa tốn kém thời gian vừa tiền bạc của người bệnh.

Hiện nay tại các bệnh viện và phòng khám uy tín có áp dụng nhiều phương pháp chữa bệnh trĩ tùy thuộc vào mức độ của bệnh và nhu cầu của của người bệnh.

Một số phương pháp điều trị trĩ ngoại cụ thể như:

1. Chữa bệnh trĩ bằng thuốc Tây y

Phương phương pháp chữa bệnh trĩ bằng thuốc Tây y thường áp được chỉ định sử dụng cho những trường hợp bệnh nhẹ, hoặc hỗ trợ điều trị.

Chữa bệnh trĩ bằng thuốc Tây y

Thuốc dùng điều trị bệnh trĩ thường có các dạng như: thuốc đặt, thuốc uống, thuốc bôi trực tiếp vào hậu môn. Những loại thuốc kháng sinh này có tác dụng nhanh, người bệnh sẽ thấy rõ rệt sự giảm nhanh các triệu chứng.

Tuy nhiên, dùng thuốc Tây y bạn nên lưu ý, dùng thuốc tuân theo chỉ định của bác sĩ để hạn chế những tác dụng phụ của thuốc và đạt được hiệu quả điều trị.

2. Chữa bệnh trĩ bằng các thủ thuật ngoại khoa

  • Tiêm xơ búi trĩ

Phương pháp này thực hiện nhằm mục đích giảm lượng máu chảy ra từ búi trĩ, tạo mô sẹo làm búi trĩ teo lại.

Chữa bệnh trĩ bằng các thủ thuật ngoại khoa

Thủ thật của phương pháp chính là tiêm thuốc gây xơ vào gốc búi trĩ. Làm cho máu không được cung cấp đến búi tĩnh mạch từ đó các búi trĩ sẽ teo lại và rụng đi.

Tuy nhiên phương pháp này có hạn chế lớn là tỉ lệ tái phát cao, có thể gây một số biến chứng nếu thực hiện bởi bác sĩ không có tay nghề giỏi.

  • Thắt trĩ bằng vòng cao su

Thắt trĩ bằng vòng cao su cũng dựa trên nguyên tắc làm giảm lượng máu đến vùng búi trĩ, búi trĩ không được cung cấp chất dinh dưỡng sẽ tự teo lại và rụng đi.

Nhược điểm của phương pháp là chỉ làm được với những búi trĩ có cuống dài, đối với những búi trĩ có cuống ngắn thì không thể thực hiện được.

  • Cắt trĩ bằng laser

Phương pháp cắt trĩ này sẽ sử dụng 2 loại laser để thực hiện là: laser CO2 và ND, không sử dụng dao mổ hay dao điện trong quá trình thực hiện thủ thuật. Ưu điểm của phương pháp này là thời gian thực hiện nhanh, có thể mang lại hiệu quả.

Tuy nhiên quá trình thực hiện sẽ gây cảm giác đau, chảy máu cho người bệnh. Mức chi phí điều trị bằng phương pháp này tương đối cao.

3. Điều trị bệnh trĩ bằng phương pháp phẫu thuật

  • Phương pháp cắt trĩ Longo

Nguyên lý hoạt động của phương pháp cắt trĩ Longo là đưa búi trĩ về trạng thái bình thường, sau đó cắt và khâu mạch máu nuôi búi trĩ. Từ đó búi trĩ không còn chất dinh dưỡng sẽ từ từ nhỏ lại và rụng đi.

Điều trị bệnh trĩ bằng phương pháp phẫu thuật

Phương pháp này có ưu điểm thời gian thực hiện nhanh, không đau đớn, nhưng chi phí điều trị cao và tỷ lệ tái phát cao

  • Phương pháp cắt trĩ HCPT II

Đây là phương pháp được đánh giá có hiệu quả điều trị bệnh trĩ cao, an toàn cho người bệnh. Phương pháp sử dụng sóng cao tần ở nhiệt độ vừa phải 70 – 80 độ làm đông các mạch máu, sau đó thực hiện cắt búi trĩ một cách triệt để, an toàn.

Phương pháp cắt trĩ HCPT II là phương pháp cải thiện được hầu hết các hạn chế của những phương pháp điều trị trĩ khác như: không gây đau đớn, không chảy máu, không ảnh hưởng đến các bộ phận xung quanh, thời gian phục hồi nhanh chóng.

[Shortcode tư vấn hậu môn]

Trên đây là những thông tin về: Bệnh trĩ để lâu có sao không mong rằng có thể giúp bạn đọc tìm được câu trả lời chính xác cho mình. Khi bạn có triệu chứng mắc bệnh trĩ ngoại, người bệnh đừng e ngại hay chủ quan mà hãy đến ngay các cơ sở y tế uy tín khám chữa bệnh để bảo vệ sức khỏe bản thân.

Để không mất cước phí điện thoại

Bạn hãy để lại số điện thoại tại đây
Bác sĩ chuyên khoa sẽ gọi ngay cho bạn

Cam kết bảo mật thông tin tuyệt đối