Biểu hiện của bệnh trĩ giai đoạn đầu và cách xử lý phù hợp
Biểu hiện của bệnh trĩ giai đoạn đầu hầu như không gây nguy hiểm. Bệnh xuất hiện cùng dấu hiệu nhẹ như ngứa, khó chịu, đau rát hậu môn, chảy máu khi đại tiện… Ở giai đoạn đầu, bệnh nhân trĩ đáp ứng tốt và giảm triệu chứng khi sử dụng thuốc, thay đổi thói quen sinh hoạt, áp dụng mẹo dân gian…
I. Triệu chứng nhận biết bệnh trĩ giai đoạn đầu
Biểu hiện của bệnh trĩ giai đoạn đầu nhận biết bằng cách nào? Có thể nói, trĩ là bệnh lý quen thuộc, thường gặp ở đối tượng người trưởng thành, người cao tuổi. Trĩ hình thành khi áp lực ở tĩnh mạch hậu môn – trực tràng tăng lên, gây phình giãn, ứ máu, tạo thành búi trĩ.
Thực tế, trĩ là bệnh lành tính, phát triển chậm, ít gây nguy hiểm đến sức khỏe và tính mạng con người. Tuy nhiên, triệu chứng của bệnh ảnh hưởng xấu tới đời sống sinh hoạt, tâm sinh lý người mắc phải.
Do đó, để giảm tối đa mức độ ảnh hưởng của trĩ. Bệnh nhân nên nhận biết bệnh ngay từ giai đoạn mới khởi phát và có biện pháp chữa trị phù hợp, đúng cách. So với giai đoạn nặng, trĩ giai đoạn đầu thường đáp ứng tốt với biện pháp điều trị.
1. Triệu chứng cơ năng của bệnh trĩ
Bệnh trĩ giai đoạn đầu, các triệu chứng ở mức độ nhẹ và xuất hiện không thường xuyên. Người bệnh nên chú ý quan sát để chủ động thăm khám kịp thời:
- Xuất hiện máu tươi dính ở giấy vệ sinh hoặc lẫn trong phân
- Đối với trĩ ngoại, bệnh nhân có thể bị đau rát nhẹ sau khi đại tiện, hơi vướng và cộm ở hậu môn. Với trĩ nội, hầu như không gây đau, không khó chịu giai đoạn đầu.
- Niêm mạc hậu môn sưng nhẹ, đau rát, khó chịu
- Hậu môn tiết dịch nhầy khiến vùng da xung quanh ẩm ướt, ngứa. Có trường hợp, dịch nhầy lẫn trong phân.
2. Biểu hiện thực thể của bệnh trĩ
Ngoài triệu chứng cơ năng để nhận biết bệnh trĩ được liệt kê ở trên. Bệnh nhân mắc bệnh trĩ cũng có thể nhận biết thông qua biểu hiện thực thể như:
- Đối với trĩ ngoại giai đoạn đầu, bệnh nhân có thể nhận biết búi trĩ hơi lồi nhẹ ra ống hậu môn nhưng triệu chứng không rõ ràng.
- Đối với bệnh trĩ nội giai đoạn đầu, búi trĩ nằm sâu bên trong ống hậu môn, khó quan sát bằng mắt thường.
Các chuyên gia hậu môn trực tràng khuyến cáo bệnh trĩ là bệnh lý cực kỳ nguy hiểm nếu không phát hiện và chữa trị kịp thời, bệnh có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng, người bệnh sẽ phải đối mặt với các vấn đề sau: xem thêm tại đây
II. Bệnh trĩ giai đoạn đầu có tự khỏi không?
Biểu hiện của bệnh trĩ giai đoạn đầu nhận biết như thế nào đã được liệt kê trong nội dung bên trên. Vậy bệnh trĩ giai đoạn đầu có tự khỏi không? Đối với câu hỏi này, Tiến sĩ. Bác sĩ CKII Ngoại tiêu hóa Trịnh Tùng – Nguyên Phó Giám đốc Bệnh viện Y học Cổ truyền Trung ương cho biết:
Bệnh trĩ thực chất là hiện tượng phình giãn tĩnh mạch hậu môn – trực tràng do chịu áp lực trong thời gian dài. Trĩ là bệnh mạn tính, tiến triển dai dẳng. Bệnh không thể tự khỏi, bắt buộc bệnh nhân phải can thiệp bằng phương pháp nội khoa hoặc ngoại khoa tùy thuộc mức độ bệnh.
Có thể nói, trường hợp bệnh nhân mắc bệnh trĩ ở giai đoạn đầu thường có đáp ứng tốt và giảm triệu chứng nhanh chóng khi áp dụng phương pháp điều trị bảo tồn. Nếu điều trị đúng cách và sau điều trị chăm sóc tốt, bệnh nhân có thể kiểm soát quá trình phát triển các triệu chứng của trĩ.
III. Bệnh trĩ giai đoạn đầu và cách chữa thích hợp nhất
Ngoài việc quan tâm biểu hiện của bệnh trĩ giai đoạn đầu, người bệnh còn quan tâm cách chữa trị bệnh trĩ thích hợp để những triệu chứng không còn ảnh hưởng đến bản thân. Để giảm triệu chứng trĩ giai đoạn nhẹ, bệnh nhân có thể áp dụng một số biện pháp phổ biến dưới đây.
1. Chữa bệnh trĩ giai đoạn đầu bằng mẹo dân gian
Triệu chứng cơ năng giai đoạn đầu của bệnh trĩ như đau rát, chảy máu, ngứa hậu môn… thường ở mức độ nhẹ. Do đó, để giảm những biểu hiện này, người bệnh có thể áp dụng một số mẹo đơn giản như:
1.1. Gel nha đam chữa trĩ nhẹ
Tác dụng: Gel nha đam tính mát, vị ngọt, thanh nhiệt cơ thể, bôi trơn niêm mạc, giảm viêm, kiểm soát cảm giác nóng rát, sưng nóng hậu môn… Ngoài ra, dưỡng chất trong thảo dược này làm tăng số lượng lợi khuẩn trong đường ruột, nhuận tràng, ngừa táo bón…
Cách thực hiện:
- Nha đam rửa sạch, loại bỏ phần vỏ, cạo lấy lớp gel bên trong
- Sử dụng nước muối sinh lý vệ sinh hậu môn, lau khô với khăn mềm
- Lấy lượng gel nha đam vừa đủ thoa và ống hậu môn và vùng da xung quanh
- Giữ nguyên nha đam trên hậu môn cho đến khi có nhu cầu đại tiện
- Sử dụng nước muối ấm vệ sinh lại hậu môn
1.2. Rau diếp cá điều trị trĩ giai đoạn đầu
Tác dụng: Thành phần decanonyl acetaldehyde và quercetin trong diếp cá có khả năng bảo vệ thành mạch, chống viêm, ức chế hoạt động của vi khuẩn có hại, hạn chế kích thước búi trĩ. Phòng ngừa biến chứng trĩ ngoại tắc mạch, vỡ búi trĩ…
Cách thực hiện:
- Lá diếp cá rửa sạch, phơi khô
- Bảo quản nơi khô ráo
- Khi cần lấy một lượng vừa đủ lá diếp cá khô cho vào tách, rót thêm 300ml nước sôi, hãm trong 20 phút
- Uống nước lá diếp cá khi còn ấm. Uống 2 lần/ngày (sáng – tối).
Xem thêm: Chữa bệnh trĩ ở đâu tốt nhất Hà Nội?
1.3. Thoa dầu dừa trị trĩ giai đoạn đầu
Tác dụng: Dịu niêm mạc hậu môn, đào thải phân khi đại tiện. Chất chống oxy hóa trong dầu dừa thúc đẩy sản xuất tế bào mới, tái tạo tế bào hư tổn, làm bền thành mạch…
Cách thực hiện:
- Sử dụng nước muối sinh lý vệ sinh sạch hậu môn
- Lau khô da với khăn sạch và mềm
- Sử dụng lượng vừa đủ dầu dừa thoa lên hậu môn
- Mang bao tay kháng khuẩn để đẩy dầu dừa vào bên trong ống hậu môn. Giúp làm trơn ống hậu môn, giúp phân dễ dàng thoát ra bên ngoài.
Tham khảo: Chi phí cắt trĩ hết bao nhiêu tiền bảng giá niêm yết 2020 tại Hà Nội
2. Thuốc chữa bệnh trĩ giai đoạn đầu có hiệu quả?
Như vậy, các biểu hiện của bệnh trĩ giai đoạn đầu nếu nhận biết kịp thời có thể điều trị bằng biện pháp nội khoa. Sau khi triệu chứng trĩ không thuyên giảm khi sử dụng mẹo dân gian, người bệnh nên thông báo tình trạng sức khỏe cho bác sĩ chuyên khoa để được chỉ định một số loại thuốc tây y thích hợp.
2.1. Thuốc giảm đau chống viêm
- Tác dụng: Kiểm soát nhanh tình trạng đau rát, nóng bỏng, sưng viêm, khó chịu ở niêm mạc hậu môn
- Lưu ý: Sử dụng thận trọng với bệnh nhân có tiền sử hoặc đang bị viêm loét dạ dày, tá tràng, đột quỵ, nghiện rượu…
2.2. Thuốc chứa rutin
- Tác dụng: Làm bền thành mạch, tăng độ dẻo dai của tĩnh mạch hậu môn, giảm đặc tính thấm hút, phòng ngừa vỡ tĩnh mạch. Ngoài ra, nhóm thuốc này làm giảm nguy cơ biến chứng bệnh trĩ, giảm sung huyết, giảm phù nề ở tĩnh mạch…
2.3. Thuốc bôi hydrocortisone
- Tác dụng: Làm dịu và làm mềm vùng da quanh hậu môn. Giảm cảm giác đau rát, khó chịu, giảm viêm…
- Lưu ý: Nhóm thuốc này được khuyến cáo không sử dụng trên 2 tuần. Vì sử dụng thuốc kéo dài có thể khiến người bệnh gặp phải tác dụng phụ không mong muốn.
2.4. Thuốc gây tê giảm đau dạng bôi
- Một số loại thuốc gây tê giảm đau dạng bôi: Lidocaine, Trimebutin, Medicine…
2.5. Thuốc bôi sát trùng
- Một số loại thuốc sử dụng bôi sát trùng: Oxyquinoline, Neomycin, Zinc oxide, Boric acid…
2.6. Thuốc co mạch
- Tác dụng: Thu nhỏ mạch máu, giảm sưng, giảm kích thước búi trĩ, giúp búi trĩ tiêu biến.
Sự Thật: Tư vấn test trĩ online hoàn toàn miễn phí
3. Chữa trĩ giai đoạn nhẹ kết hợp ăn uống và lối sống lành mạnh
Các biểu hiện của bệnh trĩ giai đoạn đầu có thể điều trị kết hợp chế độ ăn uống và lối sống lành mạnh nhằm giảm bớt áp lực tác động lên hậu môn – trực tràng. Đồng thời, phòng ngừa bệnh trĩ phát triển theo chiều hướng xấu.
- Bổ sung chất xơ: Khoai lang, rau mồng tơi, rau diếp cá, nha đam, đậu bắp…
- Bổ sung cho cơ thể 2 – 2.5 lít nước/ngày: Uống đủ nước giúp cơ thể duy trì chất lỏng trong đường ruột, giảm căng thẳng, nhuận tràng,…
- Bổ sung nhóm thực phẩm chứa nhiều chất chống oxy hóa, giàu vitamin: giúp người bệnh cải thiện độ bền mạch máu, phòng ngừa bệnh phát triển theo chiều hướng xấu, tiêu trừ gốc tự do
- Hạn chế thực phẩm hoặc đồ uống gây táo bón: Thức ăn nhanh, thực phẩm cay nóng, món ăn chứa chất bảo quản, nhiều gia vị, rượu, bia, nước ngọt có gas, cà phê, trà đặc…
- Ngoài ra, bệnh nhân tránh món ăn có kết cấu khô cứng. Nên ưu tiên vào khẩu phần ăn món luộc, món cháo, canh, súp…
- Thay đổi thói quen xấu: Lười vận động, không nên đứng, không nên ngồi một chỗ quá lâu… Nên dành 30 phút mỗi ngày để tập thể dục. Nhằm giải tỏa căng thẳng, điều hòa nhu động ruột, ngừa táo bón…
- Hạn chế hoạt động làm tăng áp lực lên hậu môn trực tràng như mang vác vật nặng, ngồi xổm, đại tiện lâu, rặn khi đại tiện… Tốt nhất nên xây dựng thói quen đi vệ sinh vào khung giờ nhất định trong ngày.
Như vậy, biểu hiện của bệnh trĩ giai đoạn đầu thường không tác động nhiều đến hoạt động sinh hoạt của bệnh nhân. Trĩ giai đoạn nhẹ có thể được khắc phục hiệu quả nếu kiểm tra kịp thời, điều trị đúng phương pháp. Nếu chủ quan có thể khiến bệnh trĩ phát triển theo chiều hướng xấu. Cách tốt nhất bệnh nhân nên đi thăm khám bác sĩ chuyên khoa để được chỉ định biện pháp nội khoa hay ngoại khoa thích hợp.