Bệnh sùi mào gà ở miệng giai đoạn đầu triệu chứng, cách chữa trị
Sùi mào gà do virus HPV gây ra có thời gian ủ bệnh rất lâu và thường không biểu hiện triệu chứng. Khi bệnh khởi phát sẽ bắt đầu có những dấu hiệu tại vùng nhiễm virus. Hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây để biết rõ về triệu chứng bệnh sùi mào gà ở miệng giai đoạn đầu và cách chữa trị.
Những triệu chứng bệnh sùi mào gà ở miệng giai đoạn đầu
Sùi mào gà ở miệng giai đoạn đầu chưa quá nguy hiểm nhưng sẽ khiến người bệnh cảm thấy khó chịu, ảnh hưởng đến quá trình sinh hoạt hàng ngày.
Một số ảnh hưởng tiêu cực của sùi mào gà đến sinh hoạt hàng ngày của người bệnh như:
- Bị đau họng, ho liên tục và có thể bị viêm amidan
- Miệng có mùi hôi khó chịu, ăn không ngon, chán ăn, lâu ngày sẽ làm cho cơ thể bị suy nhược
- Những nốt sùi mọc bên ngoài miệng gây mất thẩm mỹ khiến người bệnh tự ti không dám tiếp xúc với ai gây ảnh hưởng đến các mối quan hệ tình cảm, công việc
Cơ thể bị nhiễm virus HPV sẽ không phát bệnh nga, mà virus cần thời gian sinh trưởng đạt mức độ nhất định mới phát bệnh. Thời điểm phát bệnh ở mỗi trường hợp là khác nhau phụ thuộc vào sức đề kháng của người mắc bệnh.
Khi qua giai đoạn ủ bệnh, cơ thể sẽ có những triệu chứng bệnh sùi mào gà ở miệng giai đoạn đầu như sau:
- Vùng vòm miệng, cổ họng và lưỡi xuất hiện những nốt mụn thịt nhỏ có màu hồng hồng nhạt hoặc màu đỏ thịt, mọc đơn lẻ.
- Thường phát triển chậm, nhiều u nhú liền kề liên kết với nhau thành một đám có dạng giống mào gà hay súp lơ.
- Các nốt u nhú không gây đau, gây ngứa nhưng rất dễ bị vỡ ra ngay khi chỉ va chạm nhẹ.
- Khi nốt u bị vỡ chảy ra mủ khiến miệng có mùi rất khó chịu.
- Vùng vòm họng và amidan bị lở loét viêm nhiễm sẽ gây viêm vòm họng, viêm amidan khiến người bệnh ho liên tục kèm sốt.
- Ở vùng môi và vùng da quanh môi cũng sẽ bắt đầu xuất hiện những nốt u nhú lên sau đó liên kết thành những đám tụ to giống mào gà rất dễ nhận biết.
Nếu như sùi mào gà ở miệng giai đoạn đầu người bệnh không kịp thời phát hiện và chữa trị, sùi mào gà sẽ trở thành mãn tính lây lan khắp cơ thể khi đó sẽ gây ra những biến chứng nguy hiểm.
Tham khảo: Sùi mào gà bao lâu thì phát bệnh, có chữa được không?
Bệnh sùi mào gà mãn tính có thể gây ra một số biến chứng như:
- Nguy cơ cao gây ung thư, theo thống kê cho thấy ⅔ trường hợp ung thư vòm họng là do virus HPV gây nên tiêu biểu là virus HPV 16.
- Gây ảnh hưởng tâm lý nghiêm trọng cho người bệnh khi tự ti vì bị mắc căn bệnh xã hội, không dám giao tiếp với mọi người từ đó ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống cũng như công việc.
- Những nốt u bị lở loét sẽ khiến người bệnh cảm thấy khó chịu, vô cùng bất tiện trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày
Sùi mào gà có mức độ rất nguy hiểm không những nguy hại cho bản thân mà còn là mối hiểm họa cho người thân xung quanh và cộng động. Vì vậy khi có nghi ngờ nhiễm bệnh cần đến ngay cơ sở y tế uy tín để khám chữa bệnh kịp thời.
Phác đồ điều trị bệnh sùi mào gà ở miệng giai đoạn đầu đúng cách hiệu quả
Bệnh sùi mào gà ở miệng giai đoạn đầu phát hiện sớm và lập tức chữa trị đúng cách thì hiệu quả chữa bệnh sẽ cao, không gây ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh. Vậy như thế nào là chữa bệnh sùi mào gà đúng cách, hãy cùng chúng tôi tham khảo thông tin dưới đây nhé.
1. Xét nghiệm bệnh sùi mào gà ở miệng giai đoạn đầu
Phương pháp xét nghiệm xác định virus HPV là cách chẩn đoán chính xác nhất bệnh sùi mào gà. Kết quả xét nghiệm thu được có thể xác định được type HPV gây bệnh từ đó xây dựng được kháng sinh đồ hỗ trợ việc điều trị bệnh hiệu quả.
Các xét nghiệm cần làm để xác định nhiễm virus HPV gây sùi mào gà như:
- Xét nghiệm máu, xét nghiệm nước tiểu: Đây là những xét nghiệm đầu tiên cần làm để định tính virus HPV, âm tính hay dương tính với bệnh.
- Xét nghiệm mẫu dịch bệnh: xét nghiệm này nhằm đánh giá mức độ bệnh và tách chủng virus gây bệnh test kháng sinh. Từ đó xây dựng kháng sinh đồ hỗ trợ cho quá trình điều trị bệnh.
- xét nghiệm định type HPV – PCR: Đây là phương pháp xác định chủng loại HPV thường được dùng trong khám sàng lọc tầm soát các bệnh ung thư do HPV gây ra, như ung thư cổ tử cung, ung thư vòm họng… Phương pháp xét nghiệm PCR có độ nhạy cao và chính xác đến 99%.
Xem thêm: Bệnh sùi mào gà có chữa khỏi hoàn toàn được không?
2. Những phương pháp điều trị sùi mào gà ở miệng giai đoạn đầu đúng cách hiệu quả
2.1. Sử dụng thuốc Tây y điều trị sùi mào gà tại nhà
Dùng thuốc Tây y chữa sùi mào gà thường được áp dụng cho những trường hợp bệnh nhẹ ở giai đoạn đầu và hỗ trợ điều trị bệnh sùi mào gà mãn tính. Phương pháp sử dụng thuốc tây y là phương pháp đơn giản và có thể điều trị tại nhà.
Tuy nhiên để đạt hiệu quả tốt thì người bệnh cần lưu ý một số điều, cụ thể như sau:
- Sử dụng thuốc theo đơn của bác sĩ dùng đủ liều lượng, đủ thời gian. Tuyệt đối không tự ý ngưng thuốc đổi loại thuốc khi chưa có chỉ định của bác sĩ. Điều này có thể khiến cơ thể người bệnh bị kháng kháng sinh không thể tiêu diệt được virus. Bệnh sẽ không thể chữa khỏi được mà trở nên nghiêm trọng hơn.
- Nên điều trị đồng thời cả bạn tình để tránh lây truyền chéo bệnh không thể khỏi được.
- Kiêng quan hệ tình dục trong quá trình điều trị, đặc biệt là quan hệ bằng miệng, những va chạm khi giao hợp sẽ khiến vết thương bị vỡ và lâu khỏi hơn.
Xem thêm: Chữa sủi mào gà bằng phương pháp nào đem lại hiệu quả cao nhất
2.2. Thuốc Đông y hỗ trợ điều trị triệu chứng sùi mào gà ở miệng giai đoạn đầu
Thuốc Đông y là phương pháp được nhiều người bệnh sử dụng trọng việc điều trị sùi mào gà bởi vì thuốc Đông y có nguyên liệu từ thảo dược thiên nhiên an toàn với sức khỏe người bệnh.
Tuy nhiên các bài thuốc Đông y không thể thay thế các phác đồ điều trị y học hiện đại mà chỉ có khả năng hỗ trợ bệnh hồi phục nhanh hơn. Bản chất của các bài thuốc Đông y được xây dựng dựa trên căn nguyên bên trong của bệnh.
Thuốc sẽ có tác dụng bồi bổ lục phủ ngũ tạng, lưu thông khí huyết từ đó tăng cường sức khỏe, tăng cường sức đề kháng chống lại mầm bệnh.
Thuốc Đông y hay Tây y thì người bệnh điều cần khám lâm sàng rồi sau đó uống thuốc theo đúng thang thuốc được lương y kê mới đạt hiệu quả điều trị. Nếu tự mua dược liệu, sử dụng dược liều quá liều sẽ gây ra những tác dụng nhẹ như nôn mửa, đau bụng, chóng mặt, nặng có thể gây ra ngộ độc thảo dược.
Ví dụ đơn giản như nhân sâm là loại dược liệu quý, công dụng bồi bổ sức khỏe rất tốt nhưng nếu sử dụng đến 200ml rượu sâm 3% sẽ gây ngộ độc hạ huyết áp.
Do đó khi bạn có nhu cầu sử dụng thuốc Đông y hỗ trợ điều trị, bạn nên đến các phòng khám Đông y uy tín khám và lấy thuốc theo thang thầy thuốc kê.
Tham khảo: Sùi mào gà ở lưỡi giai đoạn đầu – Triệu chứng và cách điều trị kịp thời
2.3. Chữa bệnh sùi mào gà ở lưỡi giai đoạn đầu bằng phương pháp hiện đại IRA
Hiện nay tại các bệnh viện, phòng khám chất lượng đang sử dụng phương pháp IRA để điều trị sùi mào gà. Phương pháp được đánh giá về hiệu quả quả điều trị bệnh rất tốt mang lại nhiều ưu điểm nổi trội như:
- Điều trị triệt để virus HPV gây sùi mào gà không gây tái phát: Phương pháp kết hợp vật lý trị liệu làm tiểu phẫu loại bỏ các nốt sùi bên ngoài với thuốc tây y tiêu diệt virus trú ngụ ở các tế bào bên trong cơ thể. Do đó virus được loại bỏ hoàn toàn và không có khả năng tái phát.
- Không gây đau đớn, chảy máu, không tạo sẹo: Tiểu phẫu loại bỏ nốt sùi sử dụng kỹ thuật xâm lấn tối thiểu và sóng cao tần ở nhiệt độ vừa phải tác động trực tiếp vào nốt sùi không gây ảnh hưởng đến các tế bào lành xung quanh
- Thời gian điều trị nhanh không cần nằm viện, có thể tự chăm sóc sau điều trị tại nhà.
- Thời gian hồi phục nhanh: Phương pháp có bổ sung sử dụng thuốc Đông y vào lộ trình điều trị nhằm hạn chế tác dụng phụ của thuốc Tây y và tăng cường sức đề kháng, hệ miễn dịch cho cơ thể
Bài viết trên đây cung cấp những thông tin về bệnh sùi mào gà ở miệng giai đoạn đầu các triệu chứng và lộ trình điều trị đúng cách. Hi vọng có thể giúp độc giả có cái nhìn toàn diện hơn về bệnh sùi mào gà. Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc gì xung quanh bệnh sùi mào gà hãy liên hệ ngay với bác sĩ chúng tôi để nhận được tư vấn và giải đáp chính xác.