Bị Sùi Mào Gà Có Hiến Máu Được Không?

Tham vấn y khoa: Tiến sĩ, Bác sĩ Trịnh Tùng ngày 10/04/2021

Bị sùi mào gà có hiện máu được không? Nếu đã chữa khỏi bệnh sùi mào gà thì có được hiến máu không? Đây là vấn đề được khá nhiều người quan tâm, hãy nghe giải đáp của chuyên gia qua bài viết dưới đây để hiểu rõ vấn đề này nhé!

Cùng chuyên gia giải đáp thắc mắc bị sùi mào gà có hiến máu được không?

Với thắc mắc bị sùi mào gà có hiến máu được không? Bác sĩ CKI Lê Văn Minh tại Đa Khoa Quốc Tế Cộng Đồng cho biết:

Bạn mắc bệnh sùi mào gà vẫn có thể đi hiến máu. Người được nhận máu của bạn cũng sẽ không bị lây bệnh từ bạn.

Bị Sùi Mào Gà Có Hiến Máu Được Không

Tại sao bị sùi mào gà vẫn có thể đi hiến máu được, bởi vì:

  • Sùi mào gà không lây qua đường máu: Con đường gây lây truyền của virus HPV sùi mào gà chủ yếu là quan hệ tình dục không an toàn, tiếp xúc với máu mủ hoặc dịch từ nốt sùi của người bệnh chứ không lây qua đường máu.
  • Được kiểm tra chặt chẽ trước khi hiến máu: Trước khi thực hiện việc hiến máu, các nhân viên y tế sẽ tiến hành kiểm tra sức khỏe của bạn và làm các xét nghiệm máu kỹ lưỡng. Chỉ khi bản đủ sức khỏe và máu an toàn thì quá trình hiến máu mới được thực hiện.

Bị mắc sùi mào gà có nên đi hiến máu không?

Tuy virus HPV gây sùi mào không lây truyền qua đường máu, nhưng các chuyên gia y tế vẫn khuyến cáo khi bạn mắc bệnh sùi mào gà thì không nên đi hiến máu.

Chuyên gia y tế vẫn khuyến cáo khi bạn mắc bệnh sùi mào gà

Người bị mắc bệnh sùi mào gà không nên đi hiến máu bởi vì:

  • Khi mắc bệnh sức đề kháng của người bệnh bị yếu đi nhiều. Nếu hiến máu sẽ khiến cơ thể bạn mệt mỏi, có thể khiến bệnh tiến triển trầm trọng hơn.
  • Khi bạn đã mắc sùi mào gà thì rất dễ nhiễm các bệnh xã hội khác. Vì thế mà việc hiến máu cũng không đảm bảo an toàn cho người được nhận máu.

Nếu bạn bị mắc sùi mào gà, các chuyên gia khuyên bạn sớm điều trị bệnh. Sùi mào gà do virus gây ra nên có tốc độ chuyển biến bệnh rất nhanh. Nếu không điều trị kịp thời và triệt để, bạn có thể phải sống chung với sùi mào gà suốt đời.

Khi bị sùi mào gà bạn cần làm gì?

Nếu phát hiện ra bản thân mắc sùi mào gà, bạn cần đến các cơ sở y tế để thăm khám và điều trị bệnh càng sớm càng tốt. Đồng thời bạn cũng nên có những biện pháp phòng tránh cho những người xung quanh và cộng đồng. Ví dụ như: không quan hệ với bạn tình (vợ), không sử dụng chung đồ cá nhân, không tiếp xúc thân mật ôm hôn, không để vết thương hở, dịch mủ tiếp xúc với người lành bệnh…

Lộ trình điều trị vô sinh ở nam giới

Khi đi thăm khám, bác sĩ sẽ dựa trên mức độ bệnh lý, thể trạng sức khỏe để đưa ra phương án điều trị thích hợp, đồng thời tiên lượng khả năng chữa khỏi bệnh.

Nếu sùi mào gà được phát hiện trong giai đoạn ủ bệnh (thường nhờ vào khám sức khỏe tổng quát) bác sĩ có thể chỉ định làm kháng sinh đồ và tìm ra kháng sinh có độ nhạy cao với chủng virus HPV trong cơ thể người bệnh. Từ đó bác sĩ sẽ chỉ định đơn thuốc có thể bao gồm cả dạng tiêm và uống.

Ngược lại nếu sùi mào gà phát hiện ở giai đoạn sau, đã biểu hiện các nốt sùi bên ngoài. Lúc này bác sĩ sẽ cần áp dụng kết hợp cả thuốc kháng sinh ức chế virus và phương pháp đốt nốt sùi. Người bệnh để bệnh càng nặng, nốt sùi càng nhiều việc điều trị sẽ khó khăn, khả năng khỏi bệnh hoàn toàn thấp hơn và chi phí điều trị sẽ tốn kém.

virus Herpes Simplex

Các phương pháp đốt sùi mào gà hiện nay bao gồm:

  • Phương pháp đốt điện: Sử dụng dòng điện nhiệt lượng cao để đốt, loại bỏ các nốt sùi. Phương pháp này thường khiến vết đốt lớn hơn nhiều diện tích nốt sùi, gây ra sẹo xấu, sẹo cứng mất thẩm mỹ.
  • Phương pháp laser: vẫn là nguyên lý sử dụng nhiệt lượng cao đốt nốt sùi, nhưng đốt nốt sùi bằng tia laser sẽ hạn chế được việc để lại sẹo. Mặt hạn chế của phương pháp là chỉ điều trị các nốt sùi ngoài da, không nên áp dụng kín hay khoang miệng.
  • Phương pháp áp lạnh: Sử dụng nitơ hóa lỏng âm 80 độ áp vào nốt sùi, đóng băng sau đó nốt sùi bị phồng lên, khô và rụng đi. Tuy nhiên khả năng tái phát của phương pháp này cao hơn các phương pháp còn lại.
  • Phương pháp IRA sóng cao tần: Sử dụng sóng cao tần cắt cấu trúc nốt sùi, hoàn toàn không dùng nhiệt đốt. Vì thế không để lại sẹo, loại bỏ triệt để tế bào bệnh ngăn ngừa khả năng tái phát.

Bệnh sùi mào gà có chữa khỏi được không?

Với vấn đề sùi mào gà ngoài thắc mắc mắc bị sùi mào gà có đi hiến máu được không, thì cũng không ít người bệnh lo lắng bệnh sùi mào gà có chữa khỏi được không?

Bác sĩ CKI Lê Văn Minh

Bác sĩ Lê Văn Minh cho biết:

Hiện nay chưa có thuốc đặc trị chữa sùi mào gà, các phương pháp điều trị sùi mào gà chủ yếu là ức chế, ngăn chặn sự phát triển và biểu hiện triệu chứng của chúng. Bệnh sùi mào gà rất dễ tái phát nếu như sau quá trình điều trị người bệnh không tuân thủ nghiêm ngặt những chỉ định của bác sĩ điều trị.

Để đảm bảo sức khỏe tốt nhất và tránh bệnh sùi mào gà tái phát, các chuyên gia có khuyến cáo người bệnh:

  • Không dùng chung đồ dùng cá nhân với người khác như: Khăn tắm, khăn mặt, đồ lót, quần áo… Nếu như virus HPV của người mắc bệnh tồn tại ở những đồ dùng cá nhân này thì khả năng bị nhiễm bệnh là có.
  • Điều trị cả bạn tình hoặc người thân đã bị lây nhiễm virus HPV, để tránh lây nhiễm ngược
  • Tuyệt đối không quan hệ tình dục khi đang mắc bệnh hoặc đang trong thời gian điều trị bệnh
  • Thiết lập chế độ ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý để tăng sức đề kháng tránh bệnh tái phát
  • Tránh u sầu, lo lắng quá khiến cơ thể suy nhược bệnh càng dễ trở nặng
  • Vệ sinh cá nhân sạch sẽ, mỗi ngày
  • Hạn chế hoặc kiêng hoàn toàn các chất kích thích cho đến khi bệnh được điều trị khỏi hoàn toàn.

Việc hiến máu nhân đạo là việc làm ý nghĩa, đáng được khuyến khích. Tuy nhiên bạn cũng nên căn cứ vào tình trạng sức khỏe của bản thân trước khi quyết định. Nhằm tránh những ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe của bản thân sau hiến máu.

Bệnh sùi mào gà có nguy hiểm không?

Bệnh sùi mào là được đánh giá là bệnh xã hội nguy hiểm chỉ sau HIV/ AIDS. Bệnh nếu phát triển trầm trọng có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến mọi mặt từ sức khỏe đến tinh thần, tâm lý của người bệnh.

Tại sao nam giới nên làm xét nghiệm tinh dịch đồ?

Những tác hại của sùi mào gà nếu không được điều trị kịp thời, cụ thể như:

  • Nốt sùi xuất hiện nhiều, gây mất thẩm mỹ: Thời gian nốt sùi lây lan đến các bộ phận trong cơ thể chỉ khoảng 1 tháng, có thể nhanh hơn tay chân bạn phụ giúp việc di chuyển virus thông qua mủ dịch.
  • Áp lực tâm lý, tự ti, mặc cảm: Các nốt sùi xuất hiện ở miệng, mặt, tay sẽ khiến người bệnh tự ti và người đối diện sợ hãi. Từ đó khiến người bệnh mặc cảm, tâm lý nặng nề có thể dẫn đến trầm cảm
  • Ảnh hưởng đến tình cảm lứa đôi, vợ chồng: Khi bị sùi mào gà tuyệt đối không quan hệ tình dục có thể khiến tình cảm lứa đôi bị rạn nứt. Ngoài ra, sẽ có tâm lý, nghi ngờ và trách móc bạn đời.
  • Sức khỏe suy yếu: Virus HPV phát triển sẽ khiến hệ miễn dịch bị suy giảm trầm trọng, dễ dàng mắc các bệnh cơ hội hoặc các bệnh xã hội khác
  • Nguy cơ cao bị ung thư: nếu chủng virus HPV bạn nhiễm là type 16 và 18 thì khả năng chuyển biến thành ung thư dương vật, ung thư cổ tử cung rất cao.
  • Nguy hiểm khi mang thai: dễ xảy thai, lưu thai hoặc nếu đứa trẻ được sinh ra có thể bị dị tật bẩm sinh

Các biện pháp phòng tránh, dự phòng xử bệnh sùi mào gà

Bệnh sùi mào gà có mức độ tàn phá cơ thể rát cao gây ra nhiều hậu quả nguy hiểm. Do đó mỗi người nên chuẩn bị cho mình những kiến thức phòng tránh bệnh và dự phòng phương án xử lý nếu không may mắc phải.

Bệnh sùi mào gà khỏi hẳn hay không phụ thuộc vào tình trạng bệnh

Các biện pháp phòng tránh sùi mào gà được chuyên gia cảnh báo, cụ thể như:

  • Quan hệ tình dục an toàn, chung thủy 1 vợ 1 chồng
  • Không dùng chung đồ vệ sinh cá nhân với người khác, đặc biệt là người lạ
  • Hạn chế tiếp xúc thân mật (ôm, hôn) với người lạ, nhất là đối tượng bán dâm
  • Nếu phụ nữ bị sùi mào gà mang thai, nên thăm khám khai thường xuyên, theo dõi sức khỏe thai nhi và tham khảo ý kiến của bác sĩ
  • Thăm khám sức khỏe định kỳ ít nhất 6 tháng/ lần để tầm soát, sàng lọc bệnh lý sức khỏe trong đó có sùi mào gà
  • Nếu không may bị mắc sùi mào gà, hãy điều trị càng sớm càng tốt, giữ tinh thần tích cực, tuân thủ nghiêm ngặt chỉ định của bác sĩ để cải thiện tình trạng bệnh.
[Shortcode tư vấn 2]

Trên đây là toàn bộ những thông tin giải đáp thắc mắc bị sùi mào gà có hiến máu được không. Hi vọng bạn đọc đã có được câu trả lời thỏa đáng và những kiến thức hữu ích cho bản thân. Việc hiến máu nhân đạo là việc làm ý nghĩa, tuy nhiên sức khỏe bản thân vẫn cần được ưu tiên. Khi có sức khỏe bạn có thể giúp đỡ xã hội bằng nhiều cách khác. Cuối cùng, nếu bạn đọc còn bất cứ thắc mắc gì về sức khỏe hãy liên hệ với bác sĩ chuyên khoa của chúng tôi để nhận được giải đáp miễn phí.

Để không mất cước phí điện thoại

Bạn hãy để lại số điện thoại tại đây
Bác sĩ chuyên khoa sẽ gọi ngay cho bạn

Cam kết bảo mật thông tin tuyệt đối