Vòng tránh thai nội tiết – Thông tin chi tiết từ A – Z

Tham vấn y khoa: Tiến sĩ, Bác sĩ Trịnh Tùng ngày 22/01/2022

Vòng tránh thai nội tiết là một trong những biện pháp tránh thai tương đối phổ biến và được nhiều chị em phụ nữ áp dụng. Hiện tại đây là dụng cụ đặt tử cung cho hiệu quả cao nhất và hạn chế được những tác dụng phụ không mong muốn như vòng tránh thai truyền thống.

Hình dáng và cấu tạo của vòng tránh thai nội tiết

Vòng tránh thai nội tiết Mirena có dạng hình chữ T, cấu tạo bởi nhựa dẻo thấm Sulfate Barium, tạo ra hình ảnh cản quang. Vì vậy, có thể quan sát thấy sự hiện diện của vòng khi thực hiện siêu âm và chụp X-quang.

Vòng tránh thai nội tiết Mirena

Chiều dài của vòng tránh thai nội tiết là 32mm, ở tận cùng khung chữ T là vòng nhỏ gắn sợi dây polyethylene. Phía ngoài nhánh dọc chữ T là một ống hình trụ dài 19mm, chứa 52mg LNG (levonorgestrel) và được phủ bên ngoài bằng một lớp màng polydimethylsiloxane. Lớp màng này có tác dụng điều chỉnh sự phóng thích của LNG (levonorgestrel) trong buồng tử cung, tạo hiệu quả tránh thai cho vòng Mirena.

Tốc độ phóng thích ban đầu của LNG mỗi ngày vào buồng tử cung là 20μg và sau 5 năm sẽ giảm xuống còn khoảng 11μg/ngày.

Cơ chế hoạt động của vòng tránh thai nội tiết

Sau khi đặt vòng tránh thai được đặt vào tử cung. Hormone LNG sẽ làm đặc quánh chất nhầy cổ tử cung, tạo ra lớp rào cản ngăn chặn sự xâm nhập của tinh trùng, làm giảm tính di động của tinh trùng. Như vậy, tinh trùng sẽ không gặp trứng để thụ tinh được.

ngăn chặn sự xâm nhập của tinh trùng

Ngoài ra, trong trường hợp tinh trùng vẫn di chuyển gặp được trứng để thụ tinh. Vòng tránh thai sẽ có tác dụng làm lớp nội mạc tử cung mỏng đi, nghèo chất dinh dưỡng không thích hợp cho trứng đã thụ tinh làm tổ. Chính vì thế mà dụng cụ tử cung này có tác dụng tránh thai hữu hiệu và thời hạn sử dụng lên đến 5 năm.

Những hiệu quả của vòng tránh thai nội tiết

Vòng tránh thai nội tiết ngoài công dụng tránh thai hiệu quả, nó còn mang lại nhiều tác dụng trong điều trị các chứng rối loạn kinh nguyệt ở nữ giới.

Những hiệu quả của vòng tránh thai nội tiết cụ thể như:

  • Hiệu quả ngừa thai cao

Tỷ lệ có thai trong năm đầu sử dụng vòng nội tiết là 0 – 0.2%. Tỷ lệ có thai tích luỹ trong 5 năm sử dụng vòng là 0.5 – 1.1%. Kết quả này cho thấy hiệu quả ngừa thai của vòng tránh thai nội tiết (Mirena) đạt tới 99%.

Hiệu quả ngừa thai cao

Vòng tránh thai nội tiết (Mirena) được đánh giá có hiệu quả tương đương triệt sản nhưng lại có khả năng hồi phục chức năng sinh sản một cách nhanh chóng.

  • Hỗ trợ điều trị chứng rong kinh, cường kinh

Rong kinh gây ảnh hưởng rất nhiều đến hoạt động sinh hoạt hằng ngày, cũng như chất lượng cuộc sống của các chị em phụ nữ bị giảm sút rất nhiều. Rong kinh nếu không chữa trị có thể gây một số biến chứng như: Thiếu máu thiếu sắt, thống kinh, nhiễm trùng cấp tính…

Rong kinh

Vòng tránh thai nội tiết còn được coi là một phương pháp điều trị hiệu quả cho những trường hợp mắc rong kinh cơ năng liên quan tới yếu tố nội tiết hay rong kinh do u xơ tử cung, lạc nội mạc tử cung. Nguyên nhân là do sự phóng thích LNG của vòng nội tiết giúp giảm sự tăng sinh tế bào nội mạc tử cung. từ đó lượng máu kinh và số ngày hành kinh sẽ giảm đi.

Sau 3-4 tháng đầu sử dụng, chị em sẽ có chu kỳ kinh không đều (lượng máu kinh giảm hơn 70%), có thể có hiện tượng ra huyết rỉ rả. Khoảng  20% phụ nữ sẽ có hiện tượng vô kinh trong 1 năm đầu sử dụng.

  • Ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị tình trạng thiếu máu: vì làm giảm số ngày hành kinh
  • Giảm triệu chứng đau bụng kinh
  • Giảm nguy cơ mang thai ngoài tử cung
  • Giảm nguy cơ mắc bệnh viêm nhiễm: vùng chậu, viêm nội mạc tử cung, viêm cổ tử cung
  • Không ảnh hưởng lên trọng lượng cơ thể

Trễ kinh đau bụng lâm râm dấu hiệu mang thai ngoài tử cung

Các đối tượng chỉ định và chống chỉ định sử dụng vòng tránh thai nội tiết

Không phải mọi trường hợp nữ giới điều được chỉ định sử dụng vòng tránh thai nội tiết. Việc nên hay không nên thực hiện theo phương pháp này bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa Sản phụ.

bác sĩ Lê Thị Nhài – Sản phụ khoa tại phòng khám Đa Khoa Quốc Tế Cộng Đồng

1. Đối tượng nên đặt vòng tránh thai nội tiết

Những đối tượng nên đặt vòng tránh thai nội tiết bao gồm:

  • Những phụ nữ muốn tránh thai lâu dài, nhưng vẫn có thể hồi phục khả năng sinh sản khi có mong muốn
  • Những trường hợp nữ giới bị rong kinh, cường  kinh, thống kinh liên quan rối loạn nội tiết, u xơ tử cung, lạc nội mạc tử cung.
  • Những trường hợp phụ nữ mãn kinh không thể dung nạp progesterone đường uống, sẽ được chỉ định đặt vòng tránh thai nội tiết như liệu pháp hormon thay thế.

U xơ tử cung, polyp tử cung

2. Đối tượng chống chỉ định đặt vòng tránh thai nội tiết

Một số đối tượng chống chỉ định với phương pháp đặt vòng tránh thai nội tiết như:

  • Phụ nữ có thai
  • Nữ giới mắc ung thư vú
  • Nhiễm khuẩn hậu sản
  • Mắc bệnh viêm nhiễm vùng chậu cấp tính
  • Nhiễm khuẩn sau hút thai, sau sảy thai
  • Rong kinh chưa chẩn đoán được nguyên nhân chính xác

Phụ nữ có thai hoặc nghi ngờ có thai

Điểm hạn chế khi đặt vòng tránh thai nội tiết

Bên cạnh những hiệu quả đang có, vòng tránh thai nội tiết vẫn tồn tại một số hạn chế như:

  • Gây co thắt và đau tại thời điểm đặt vòng: Vì vòng tránh thai nội tiết thực chất cũng là một dụng cụ đưa vào tử cung nhằm tạo hiệu quả tránh thai. Do đó vòng tránh thai nội tiết cũng có những tác dụng phụ giống như đặt các dụng cụ tránh thai khác, xảy ra ngay tại thời điểm đặt
  • Có thể gây rối loạn kinh nguyệt: Ra máu kéo dài, đau ngực, nhức đầu, nổi mụn trứng cá,… Tuy nhiên, những triệu chứng này thường chỉ gặp ở tháng đầu đặt vòng và sẽ giảm dần theo thời gian và sự thích ứng của cơ thể.
  • Có thể gây thủng tử cung (hiếm gặp)
  • Một số trường hợp vòng nằm lệch vị trí hoặc bị tụt xuống thấp
  • Chi phí cao: So với vòng tránh thai truyền thống, thì vòng tránh thai nội tiết có chi phí khá cao (chi phí mua vòng và thực hiện thủ thuật khoảng 3 triệu đồng).

Chi phí điều trị viêm lộ tuyến

Lưu ý về thời điểm đặt và theo dõi sau khi đặt vòng tránh thai nội tiết

Những lưu ý quan trọng về thời điểm đặt và theo dõi sau khi đặt vòng cụ thể như:

  • Nên đặt trong vòng 7 ngày đầu tiên của kỳ kinh. Cũng có thể đặt vào thời điểm khác của chu kỳ, nhưng phải chắc chắn bạn không có thai
  • Ngay sau khi hút thai
  • Muốn đổi phương pháp ngừa thai khi đang sử dụng một biện pháp tránh thai lâu dài khác
  • Sau khi sinh 6 tuần. Một số trường hợp nếu chưa có kinh thì cần chắc chắn không có thai mới được thực hiện đặt vòng
  • Phụ nữ sau sinh và đang cho con bú vẫn có thể sử dụng vòng tránh thai nội tiết để ngừa thai, vì không gây ảnh hưởng đến chất lượng của sữa mẹ và sự phát triển của trẻ.

Vô sinh do di truyền

Khả năng có thai trở lại sau khi ngưng sử dụng vòng tránh thai nội tiết

Khả năng có thai trở lại là điều mà người sử dụng rất quan tâm khi chọn biện pháp tránh thai có tác dụng lâu dài này. Theo các nghiên cứu đã chỉ ra rằng khả năng mang thai cũng như chức năng buồng trứng của người sử dụng vòng tránh thai nội tiết hồi phục ngay sau khi tháo vòng.

Cách tháo bi của quý đàn ông an toàn không biến chứng

Mỗi một phương pháp tránh thai đều có ưu điểm và nhược điểm. Tùy vào mức độ ảnh hưởng trên từng đối tượng sử dụng mà người sử dụng có thể chấp nhận và tiếp tục sử dụng hay không. Cần liên hệ ngay với bác sĩ điều trị nếu thấy cơ thể có những hồi không thích ứng với dụng cụ tránh thai này.

Cấy que tránh thai ở đâu Hà Nội

Vòng tránh thai nội tiết là một phương pháp ngừa thai hiệu quả cao và lâu dài. Đồng thời cũng là một phương pháp điều trị duy trì trong một số trường hợp. Tuy nhiên, mức chi phí cần chi trả cho phương pháp này là khá cao. Những đối tượng sử dụng thường là những người có thu nhập cao. Vì thế, trước khi quyết định chọn lựa một phương pháp ngừa thai nào thì việc cân nhắc sự phù hợp về giá thành, nhu cầu, tính hiệu quả và độ an toàn của phương pháp đó rất cần thiết.

Vậy có nên đặt vòng tránh thai nội tiết không?

Những ưu điểm và nhược điểm của vòng tránh thai nội tiết đều đã được phân tích rõ ở trên. Tuy nhiên với trường hợp nữ giới, thể trạng có thể mà bác sĩ chuyên khoa sẽ đưa ra lời khuyên là nên hay không nên sử dụng phương pháp đặt vòng tránh thai nội tiết.

Một số lời khuyên dành cho chị em còn đang đắn đo trong việc lựa chọn vòng tránh thai nội tiết:

  • Tìm hiểu kỹ ưu và nhược điểm cũng như tham khảo ý kiến tư vấn của bác sĩ. Để tránh những hoang mang lo lắng nếu như sau khi đặt vòng có gặp phải tác dụng phụ
  • Tuân thủ nghiêm ngặt chỉ dẫn và hướng dẫn của bác sĩ: Kiêng cữ, vệ sinh, uống thuốc chống viêm để đảm bảo vòng nội tiết ổn định trong tử cung và phát huy hiệu quả tốt nhất
  • Đi kiểm tra ngay tại các cơ sở y tế uy tín nếu như gặp những triệu chứng bất thường, biến chứng kéo dài sau khi đặt vòng
  • Tái khám lại theo đúng lịch hẹn với bác sĩ
  • Lựa chọn cơ sở y tế chất lượng đáng tin cậy, có chuyên khoa chuyên biệt để thực hiện đặt vòng. Bác sĩ thực hiện đảm bảo chuyên môn tay nghề cao, cơ sở vật chất hiện đại, chất lượng.
[Shortcode tư vấn phụ khoa]

Hi vọng với những thông tin chi tiết về vòng tránh thai nội tiết của bài viết, có thể giúp chị em hiểu rõ hơn về một phương pháp tránh thai này. Từ đó có thể lựa chọn được cho mình phương pháp phù hợp nhất vừa hiệu quả vừa an toàn cho chức năng sinh sản sau này.

Để không mất cước phí điện thoại

Bạn hãy để lại số điện thoại tại đây
Bác sĩ chuyên khoa sẽ gọi ngay cho bạn

Cam kết bảo mật thông tin tuyệt đối