Dấu Hiệu Đặt Vòng Không Hợp? 7 Bước Nhận Biết Nhanh

Tham vấn y khoa: Tiến sĩ, Bác sĩ Trịnh Tùng ngày 22/01/2022

Đặt vòng tránh thai là biện pháp được khá nhiều chị em lựa chọn sử dụng trong việc tránh thai, kế hoạch hóa gia đình. Ưu điểm lớn nhất của phương pháp này là đặt 1 lần tránh thai được trong nhiều năm. Tuy nhiên sẽ có một số trường hợp nữ giới cơ thể phản ứng với vòng tránh thai, đưa ra các dấu hiệu đặt vòng không hợp.

Dấu hiệu đặt vòng không hợp

Vậy dấu hiệu nào thể hiện vòng tránh thai không hợp, hãy tham khảo bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về phương pháp tránh thai này và tránh những trường hợp không mong muốn xảy ra.

Các dấu hiệu đặt vòng không hợp thường gặp

Sau khi đặt vòng tránh thai, tử cung nhận tín hiệu có vật thể lạ xâm nhập sẽ xảy ra các phản ứng phòng vệ như: đau bụng dưới, xuất huyết âm đạo. Các hiện tượng là bình thường nếu nó chỉ xảy ra thoáng qua rồi sẽ trở về trạng thái bình thường. Nếu xuất huyết quá nhiều, đau bụng dữ dội dài ngày thì đây có thể là các dấu hiệu đặt vòng không hợp.

Dấu hiệu đặt vòng không hợp

Các dấu hiệu đặt vòng không hợp được biểu hiện cụ thể như:

1. Đặt vòng tránh thai bị đau lưng

Đặt vòng tránh thai bị đau lưng nguyên nhân là do tử cung nhận thấy có vật thể lạ sẽ kích thích co bóp để đào thải, khiến nữ giới bị chuột rút phần lưng. Nhưng khi quen dần với sự có mặt của vòng tránh thai, hiện tượng này sẽ chấm dứt, hoặc chỉ xảy ra khi đến kỳ kinh nguyệt.

Đặt vòng tránh thai bị đau lưng

Tuy nhiên, nếu cảm giác đau lưng sau khi đặt vòng tránh thai diễn ra dữ dội, trong thời gian dài, không có dấu hiệu thuyên giảm. Đây có thể là trả lời của cơ thể, nó không thể tiếp nhận vòng tránh thai. Lúc này bạn cần sớm đến gặp bác sĩ điều trị để kiểm tra lại, tránh ảnh hưởng đến hiệu quả đặt vòng và nguy hiểm cho sức khỏe.

2. Đặt vòng tránh thai bị đau bụng dưới

Cũng giống như hiện tượng bị đau lưng, đặt vòng tránh thai bị đau bụng dưới cũng là tình trạng thường gặp khi bạn mới thực hiện thủ thuật đặt vòng. Nguyên nhân là do tử cung phản ứng với vòng tránh thai, cố gắng đẩy chúng ra ngoài. Hiện tượng này thường kéo dài trong vòng 7 -10 ngày, khi tử cung quen với vòng tránh, tử cung ổn định hiện tượng này sẽ tự biến mất.

Đặt vòng tránh thai bị đau bụng dưới

Tuy nhiên, chị em nên chú ý nếu tình trạng đau bụng xuất hiện liên tục, dày đặc, mức độ đau càng ngày càng dữ dội thì đây là cảnh báo cơ thể bạn đang gặp vấn đề có thể là không hợp với vòng tránh thai.

3. Đặt vòng tránh thai xong bị chảy máu nâu 

Thông thường sau khi đặt vòng tránh thai, nữ giới thường cảm thấy đau bụng dưới và chảy máu. Nguyên nhân do tử cung bị kích ứng với hormone của vòng tránh thai, khiến niêm mạc tử cung bong tróc xuất huyết. Tuy nhiên hiện tượng này chỉ xuất hiện trong vòng 4 – 5 ngày sau khi đặt vòng.

Đặt vòng tránh thai xong bị chảy máu nâu

Tình trạng bị chảy nhiều máu, kéo dài trong nhiều ngày liên tục có thể do kích thước vòng tránh thai to hơn thể tích tử cung, kích thước không phù hợp với nhau.

Ngoài ra, một số trường hợp đặt vòng tránh thai sau đó quan hệ tình dục bị chảy máu. Nguyên nhân gây ra hiện tượng này có thể là do khi quan hệ, tử cung co bóp mạnh va chạm với vòng tránh thai gây trầy xước, rách niêm mạc nội tử cung gây chảy máu. Đây là tình trạng nguy hiểm, tử cung bị tổn thương sẽ ảnh hướng đến khả năng mang thai sau này của phụ nữ.

4. Đặt vòng tránh thai lại bị rối loạn kinh nguyệt

Vòng tránh thai bản chất là hormone đưa vào cơ thể làm thay đổi môi trường nội mạc tử cung, ngăn cản không cho tinh trùng đi vào tử cung gặp trứng. Vì thế mà khi mới đặt vòng tránh thai, cơ thể nhất là vùng tử cung chưa quen với sự thay đổi đột ngột này dẫn đến chu kỳ kinh nguyệt bị rối loạn.

Đặt vòng tránh thai lại bị rối loạn kinh nguyệt

Tuy nhiên sau vài tháng, cơ thể thích ứng được với vòng tránh thai, chu kỳ kinh nguyệt sẽ trở lại bình thường.

Một số hiện tượng rối loạn kinh nguyệt có thể gặp như:

  • Trễ kinh: Nguyên nhân là do vòng tránh thai vào tử cung bắt đầu làm việc, làm niêm mạc nội tử cung dày lên. Điều này khiến quá trình bong tróc diễn ra chậm hơn dẫn đến chậm kinh
  • Rong kinh: Lớp niêm mạc tử cung dày nên khi bong tróc cũng mất nhiều thời gian mà xuất huyết nhiều hơn biểu hiện bằng việc bị rong kinh, cường kinh.

Rong kinh là hiện tượng gì?

Một số trường hợp do vòng tránh thai đặt lệch vị trí hoặc bị tuột cũng có thể dẫn đến hiện tượng rối loạn kinh nguyệt. Khi đó cơ thể sẽ có một số biểu hiện đi làm như: đau bụng dưới dữ dội, cơ thể mệt mỏi, có thể bị sốt nóng…

Rong kinh

Sau khi đặt vòng nếu bạn thấy kỳ biểu hiện bất thường nào như đã kể trên, bạn nên sớm đến gặp bác sĩ để kiểm tra có phải đây là dấu hiệu đặt vòng không hợp không. Từ đó tìm ra phương án cải thiện tình trạng hoặc chọn phương pháp tránh thai khác phù hợp hơn đảm bảo sức khỏe và chức năng sinh sản của bạn.

Nguyên tắc đặt vòng tránh thai

Nguyên tắc là đặt vòng là ngăn cản trứng và tinh trùng gặp nhau, cản trở quá trình thụ tinh.

Thời điểm thích hợp đặt vòng là sau khi sạch kinh 2 đến 3 ngày, tốt nhất nên đặt vào giữa kỳ kinh vì khi đó tử cung mở rộng nhất, để hạn chế đau, gây chảy máu.

Tư vấn Vòng tránh thai nội tiết

Phương pháp này còn có tác dụng tránh thai khẩn cấp. Trong 5 ngày sau quan hệ, nếu bạn thực hiện đặt vòng tránh thai vẫn có thể ngăn ngừa quá trình thụ thai.

Tùy thuộc vào từng loại vòng sẽ có những khoảng thời gian tác dụng khác nhau.Vòng tránh thai sẽ thường có tác dụng trong khoảng từ 5-10 năm.

[Shortcode tư vấn phụ khoa]

Các chuyên gia có khuyến cáo một số trường hợp tuyệt đối không đặt vòng tránh và một số trường hợp không nên đặt vòng tránh thai, cụ thể như sau.

1. Những trường hợp tuyệt đối không đặt vòng tránh thai

  • Phụ nữ có thai hoặc nghi ngờ có thai
  • Nữ giới có các khối u ác tính ở cơ quan sinh dục
  • Nữ giới bị viêm nhiễm đường sinh dục
  • Nữ giới bị viêm niêm mạc tử cung sau khi sinh, sau phá thai nhiễm trùng trong 3 tháng trở lại đây
  • Bị xuất huyết tử cung bất thường chưa rõ nguyên nhân

Phụ nữ có thai hoặc nghi ngờ có thai

2. Những trường hợp không nên đặt vòng tránh thai

  • Phụ nữ chưa có con
  • Có tiền sử thai ngoài tử cung, tái tạo tai vòi
  • Bị bệnh van tim, rối loạn đông máu
  • Có biểu hiện bất thường về tâm thần cản trở việc theo dõi vòng.
  • Bị lạc nội mạc tử cung, u xơ tử cung, bị sa sinh dục độ 2,3
  • Có nguy cơ cao mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục
  • Tiền sử dị ứng đồng, bệnh Wilson, bất thường trong hấp thu chuyển hóa đồng

Trễ kinh đau bụng lâm râm dấu hiệu mang thai ngoài tử cung

Nên làm gì để đặt vòng tránh thai an toàn, không ảnh hưởng đến chức năng sinh sản

Hầu như tình trạng rối loạn kinh nguyệt, đau bụng dưới, đau lưng do đặt vòng tránh thai chỉ là vấn đề chỉ là tạm thời và sẽ chấm dứt trong vòng 2 – 3 tháng sau khi đặt vòng. Tuy nhiên nếu thấy cơ thể không thể chịu được những triệu chứng trên, bạn nên sớm đến gặp bác sĩ kiểm tra và tìm ra phương pháp tránh thai phù hợp.

bác sĩ Lê Thị Nhài – Sản phụ khoa tại phòng khám Đa Khoa Quốc Tế Cộng Đồng

Để đặt vòng tránh thai an toàn, không ảnh hưởng đến chức năng sinh sản sau này chị em nên tìm hiểu kỹ về phương pháp đặt vòng tránh thai và tuân thủ đúng chỉ định của bác sĩ điều trị.

1. Lưu ý trước khi đặt vòng tránh thai

  • Bạn cần tham khảo kỹ lưỡng tư vấn của chuyên gia y tế để cân nhắc lựa chọn loại vòng tránh thai phù hợp nhất với bản thân mình nhất.
  • Thực hiện thủ thuật đặt vòng tại các cơ sở y khoa uy tín, bác sĩ làm việc chuyên nghiệp, tận tình.
  • Tuyệt đối không đặt vòng tránh thai khi đang có bệnh viêm nhiễm đường sinh dục.
  • Tuân thủ đúng chỉ dẫn của bác sĩ về các vấn đề như: Vệ sinh vùng kín, sử dụng thuốc để đảm bảo dụng cụ này hoạt động tốt, phát huy hiệu quả tránh thai tốt nhất

Vệ sinh vùng kín

2. Chế độ nghỉ ngơi sau khi đặt vòng

Sau khi đặt vòng là thời điểm nhạy cảm, phụ nữ cần tuân thủ một vài quy tắc vệ sinh vùng kín, sinh hoạt để đảm bảo vòng tránh thai được hoạt động hiệu quả nhất

  • Nghỉ ngơi, hạn chế làm việc nặng trong vòng một tuần và đi khám lại sau một tháng hoặc sau khi sạch kinh
  • Kiêng quan hệ tình dục ít nhất từ 10 – 14 ngày.
  • Giữ gìn vệ sinh vùng kín sạch sẽ
  • Nghỉ ngơi khi đến kỳ kinh nguyệt
  • Uống thuốc sau đặt vòng đúng theo chỉ định của bác sĩ
  • Tái khám tại cơ sở y tế uy tín để kiểm tra xem vòng tránh thai có ổn định và vùng kín bị viêm nhiễm hay không, có dấu hiệu đặt vòng không hợp hay không

Trên đây là những chia sẻ về các dấu hiệu đặt vòng không hợp, hi vọng có thể giúp chị em giải đáp được khúc mắc đang gặp phải đặt vòng tránh thai. Nếu bạn còn bất cứ thắc mắc gì xung quanh các vấn đề phụ khoa hãy liên hệ với bác sĩ chuyên khoa của chúng tôi để nhận được hỗ trợ và tư vấn kịp thời.

Để không mất cước phí điện thoại

Bạn hãy để lại số điện thoại tại đây
Bác sĩ chuyên khoa sẽ gọi ngay cho bạn

Cam kết bảo mật thông tin tuyệt đối