Rong Kinh Sau Sinh: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách Điều Trị
Rong kinh sau sinh là vấn đề thường gặp ở nhiều bà mẹ bỉm sữa. Bởi quá trình mang thai và sinh nở khiến cơ thể của người phụ nữ chịu nhiều thay đổi quá mức. Rong kinh sau kinh kéo dài sẽ khiến mẹ bỉm sữa vô cùng mệt mỏi, ngoài ra còn tiềm ẩn nhiều nguy hiểm cho cơ thể. Vì thế, trong bài viết hôm nay chúng tôi sẽ giúp bạn đọc có thêm thông tin về chứng bệnh này.
Tại sao lại bị rong kinh sau sinh?
Phụ nữ có thể có kinh trở lại sau khoảng 6 tháng sinh con. Lúc này cơ thể sản phụ đã trở lại tình trạng như trước khi mang thai. Các hormon progesteron, estrogen, gonadotropin màng đệm người (HCG) cũng trở lại mức bình thường. Tuy nhiên, thời gian người phụ nữ bắt đầu có kinh nguyệt trở lại sau sinh, lại phụ thuộc nhiều vào các yếu tố như: cho con bú, lượng hormon và lối sống.
Và khi có kinh nguyệt trở lại, hầu hết các mẹ sẽ gặp các bất thường trong chu kỳ kinh nguyệt như: Tháng có tháng không, tháng đến muộn tháng đến sớm, lượng máu kinh mất đi cũng không ổn định, cường kinh, rong kinh sau sinh. Điều này là hoàn toàn bình thường, các mẹ cũng không cần phải quá lo lắng.
Một số nguyên nhân dẫn đến kinh nguyệt sau sinh bất thường như:
- Mất cân bằng hormone: trong quá trình mang thai cơ thể người phụ nữ đã xảy ra nhiều thay đổi. Sau sinh cơ thể phải phát triển để nuôi dưỡng thai nhi, tạo ra sữa mẹ. Tất cả điều này xảy ra đều do hormone, và ảnh hưởng làm mất cân bằng hormone sinh dục.
- Do buồng trứng hoạt động trở lại: Trong suốt giai đoạn thai kỳ buồng trứng của người phụ nữ sẽ không hoạt động. Tuy nhiên sau khi sinh buồng trứng sẽ hoạt động bình thường trở lại và gây xuất hiện kinh nguyệt, khi đó nhiều chị em gặp phải tình trạng rong kinh.
- Do các bệnh lý phụ khoa: Sau khi sinh nhiều chị em phụ nữ không chú ý chăm sóc, vệ sinh vùng kín sẽ dẫn đến các bệnh viêm nhiễm phụ khoa. Một số bệnh lý chị em dễ mắc phải như: u xơ tử cung, đa nang buồng trứng, viêm nội mạc tử cung… ảnh hưởng đến cơ quan tử cung, buồng trứng,… dẫn đến hiện tượng rong kinh sau khi sinh.
- Nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ: Việc nuôi con bằng sữa mẹ có khả năng ức chế sự rụng trứng cũng như trì hoãn thời gian có kinh. Những bà mẹ cho con bú hoàn toàn có thể có kinh trở lại sau 6 tháng hoặc muộn hơn. Các mẹ không cho con bú có thể có kinh sau khoảng 6 tuần.
- Áp lực khi chăm sóc con nhỏ: Quá trình chăm sóc con nhỏ phải thức khuya dậy sớm, còn quấy khóc sẽ khiến nhiều chị em gặp stress liên tục, bản thân căng thẳng, có thể cáu giận, buồn chán gây rối loạn hormone nội tiết, ảnh hưởng sức khỏe sinh sản, gây rối loạn kinh nguyệt, rong kinh sau sinh.
- Có tiền sử mất cân bằng hormone: Nếu trước khi mang thai sản phụ cũng từng gặp các bất thường trong kinh nguyệt thì có khả năng cao, sau sinh chu kỳ kinh nguyệt cũng sẽ có rối loạn . Sự mất cân bằng hormone thường xảy ra trong vài tháng đầu sau sinh, vì cơ thể vẫn chưa hồi phục lại hoàn toàn.
- Do uống thuốc tránh thai: Nhiều chị em sau sinh sợ có thai ngoài ý muốn nên đã sử dụng thuốc tránh thai.Tuy nhiên tác dụng phụ của thuốc có thể gây rối loạn nội tiết tố và dẫn đến rong kinh.
Triệu chứng rong kinh sau sinh
Một trong những dấu hiệu phổ biến nhất của chứng rong kinh sau sinh là xuất huyết nặng trong kỳ kinh, phải thay băng vệ sinh liên tục mỗi giờ. Ngoài ra chứng rong kinh sẽ kèm theo những triệu chứng khác khiến chị em càng thêm mệt mỏi.
Những triệu chứng rong kinh sau sinh thường gặp như:
1. Tuần hoàn chu kỳ kinh nguyệt không đều
Chu kỳ kinh nguyệt bình thường là 28 – 32 ngày. Thời gian kinh nguyệt là từ 3 đến 7 ngày, lượng máu kinh mất đi khoảng 35 – 80ml. Nếu chị em có số ngày xuất huyết lớn hơn 7 và lượng máu kinh ra nhiều hơn so với trước. Đây chính là biểu hiện của chứng rong kinh sau sinh.
2. Máu kinh bị vón cục hay có màu đen khác thường
Máu kinh ra nhiều có màu đen khác thường, có thể bị vón cục từng mảng, thông thường đây sẽ là dấu hiệu cảnh cáo có tổn thương niêm mạc tử cung.
3. Đau bụng dữ dội
Đối với phụ nữ khi ở trạng thái bình thường, trước hay trong kỳ kinh cũng thường gặp tình trạng đau bụng kinh. Đối với phụ nữ sau khi sinh chịu đau khá nhiều sau cuộc vượt cạn thì cơn đau bụng kinh có thể sẽ đáng sợ hơn. Vì thế, nếu mẹ bỉm sữa cảm thấy đau vật vã, dữ dội, quằn quại không thể làm gì thì hãy sớm thăm khám phụ khoa để được hỗ trợ kịp thời.
4. Đau đầu vú
Đau đầu vú hay căng tức đầu vú là biểu hiện của tình trạng rong kinh, đồng nghĩa với việc rối loạn chu kỳ kinh nguyệt. Đây là biểu hiện chung cho người bị rong kinh rối loạn kinh nguyệt chứ không riêng chỉ phụ nữ sau khi sinh.
Ngoài ra, cơ thể sẽ cảm thấy mệt mỏi bạn sẽ không thiết tha làm gì, đau lưng, đau đầu, có thể suy nhược tối ngất xỉu.
Rối loạn kinh nguyệt sau sinh khi nào là bình thường, bất thường?
Rong kinh sau sinh là hiện tượng sinh lý bình thường ở các bà mẹ bỉm sữa đang nuôi con và cho con bú. Tuy nhiên, nếu các mẹ quan sát thấy đi kèm với những dấu hiệu bất thường thì bạn nên đi khám ngay lập tức.
Những dấu hiệu bất thường của triệu chứng rong kinh như:
- Thời gian kinh nguyệt quá dài từ 8-14 ngày, lượng máu ra nhiều, có màu sẫm đen, vón cục từng mảng… Đây có thể là dấu hiệu cảnh bảo nội mạc tử cung đang chịu tổn thương nghiêm trọng.
- Máu âm đạo ra lốm đốm, có mùi hôi khó chịu khả năng cao vùng kín của sản phụ đang bị viêm nhiễm
- Vùng kín ngứa ngáy khó chịu, đau rát khi quan hệ tình dục, sau quan hệ có thể bị rỉ máu
- Sau khi sinh con được 2 năm mà nữ giới vẫn gặp phải tình trạng rong kinh. Việc tốt nhất cần làm là tới ngay các cơ sở y tế để khám và điều trị .
Nếu các mẹ không thấy có xuất hiện những dấu hiệu trên thì hoàn toàn có thể yên tâm, không cần quá lo lắng. Lúc này chứng rong kinh chỉ là sự biến đổi nội tiết tố trong cơ thể của các mẹ sau sinh và cho con bú.
Rong kinh sau sinh có nguy hiểm hay không?
Chúng tôi đã phân tích ở phần trên, chứng rong kinh có thể xuất phát từ những rối loạn nội tiết trong khi mang thai và sau sinh. Nhưng cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh lý phụ khoa. Rong kinh sau kinh có nguy hiểm không? Câu trả lời sẽ là có, dù là nguyên nhân do đâu chị em cũng nên sớm tìm cách khắc phục.
Khi bị rong kinh chị em sẽ phải đối mặt với một số nguy hiểm cho sức khỏe như:
- Rong kinh đó là mất máu, lượng máu mất nhiều trong thời gian dài sẽ khiến cơ thể suy nhược, mệt mỏi, thiếu máu cấp tính
- Khi rong kinh sẽ khiến âm đạo dễ bị nhiễm trùng, nhiễm nấm, môi trường lý tưởng để các loại vi khuẩn sinh sôi nảy nở gây bệnh viêm nhiễm phụ khoa
- Chăm con đã có nhiều vất vả, cộng thêm việc rong kinh khiến cho mọi hoạt động của chị em phụ nữ đều bị ảnh hưởng, tâm lý trở nên bất thường hơn, dễ nổi nóng, cáu gắt, mất bình tĩnh…ảnh hưởng đến con cái và hạnh phúc vợ chồng
Cách chữa rối loạn kinh nguyệt sau sinh
Rong kinh sau sinh nếu đi kèm với những dấu hiệu bất thường như: vùng kín có mùi hôi, ngứa ngáy khó chịu, đau rát khi quan hệ tình dục… Cách tốt nhất lúc này là đi thăm khám phụ khoa, xác định đúng nguyên nhân và chữa bệnh kịp thời. Các mẹ bỉm sữa không nên chủ quan trong vấn đề này, bởi việc chăm sóc khỏe lúc này là để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé.
Ngoài ra, các bác sĩ chuyên khoa cũng khuyên sản phụ sau sinh, nên tìm cách thư giãn trong bộn bề áp lực chăm con. Hãy mạnh dạn chia sẻ mối lo gánh nặng với chồng bạn. Để việc chào đón con cái là niềm vui hạnh phúc trọn vẹn. Việc cân bằng tâm lý sau sinh cho sản phụ là rất quan trọng nên các ông bố cũng nên lưu ý.
Một số gợi ý để tạo lối sống lành mạnh là cách chữa rong kinh sau sinh khá hiệu quả như:
- Cải thiện chế độ ăn uống, ngủ nghỉ và làm việc hợp lý
- Giữ tâm lý thoải mái, vui vẻ, trò chuyện với con và người thân trong gia đình nhiều hơn để giúp sản phụ phòng chống bệnh trầm cảm sau sinh. Tránh để bản thân rơi vào trạng thái căng thẳng stress.
- Tích cực tập thể dục thể thao, đặc biệt là các bài tập yoga nhẹ nhàng để giúp tinh thần thoải mái, giảm cân sau sinh;
- Tuyệt đối không nên sử dụng thuốc tránh thai, thay vào đó hãy sử dụng các biện pháp khác như sử dụng bao cao su, tính ngày rụng trứng…
- Không sử dụng các chất kích thích như: rượu, bia, thuốc lá…
- Bổ sung nội tiết tố estrogen trực tiếp sẽ giúp điều trị chứng rối loạn kinh nguyệt, rong kinh sau khi sinh nhanh hơn. Tuy nhiên bổ sung nội tiết tố cho cơ thể phải đúng cách, đúng liều lượng. Vì thế bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa.
Hy vọng với những chia sẻ về bệnh lý rối loạn kinh nguyệt rong kinh sau sinh trên đây, có thể giúp đỡ các mẹ bỉm sữa hiểu rõ hơn về chứng bệnh này và có cách khắc phục đúng đắn. Nếu bạn đọc còn bất cứ thắc mắc gì hãy liên hệ ngay với bác sĩ chuyên khoa chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ kịp thời.