Bệnh Rong Kinh Có Nguy Hiểm Không? – Bác sĩ Tư Vấn
Rong kinh là một tình trạng bất thường trong chu kỳ kinh nguyệt. Rong kinh trước mắt đang khiến cho chị em gặp nhiều rắc rối phiền phức trong sinh hoạt hàng ngày. Tuy nhiên liệu bệnh rong kinh có nguy hiểm không? Điều này lại không được chị em nắm rõ, vì vậy bài viết dưới đây sẽ giúp chị em đánh giá được mức độ nguy hiểm của bệnh rong kinh từ đó tìm ra cách chăm sóc cơ thể khoa học đúng đắn.
Rong kinh là hiện tượng như thế nào?
Để đánh giá bệnh rong kinh có nguy hiểm không, trước tiên chị em chúng mình dành chút thời gian để hiểu rõ bệnh rong kinh là gì, nguyên nhân xuất phát từ đâu?
Một chu kỳ kinh nguyệt bình thường của phụ nữ là 28 – 32 ngày, thời gian chảy máu kinh nguyệt là 3 – 5 ngày. Máu kinh đỏ sẫm, không đông. Rong kinh là tình trạng thời gian chảy máu kinh hơn 1 tuần chưa sạch, lương máu mất đi lớn hơn 80 ml. Có một trường hợp đặc biệt là rong kinh lâu hơn 15 ngày, bộ phận sinh dục bị ra huyết (không thuộc chu kỳ kinh nguyệt), hiện tượng này gọi là rong kinh – rong huyết.
Dấu hiệu nhận biết bệnh rong kinh
Những dấu hiệu đặc trưng nhận biết bệnh rong kinh như:
- Chu kỳ bình thường nhưng thời gian chảy máu kinh nguyệt kéo dài trên 7 ngày
- Máu kinh chảy ra nhiều, phải thay băng liên tục, cả ban ngày lẫn ban đêm
- Máu kinh bị vón cục
- Đau bụng dưới, lúc đau dữ dội, lúc lại chỉ âm ỉ
- Người mệt mỏi, da vàng vọt xanh xao, thở dốc, có hiện tượng thiếu máu
Nguyên nhân gây rong kinh
Nguyên nhân gây rong kinh được chia thành 2 dạng chính là: rong kinh cơ năng và rong kinh thực thể.
1. Rong kinh cơ năng
Rong kinh cơ năng thường gặp nhất ở nữ giới bắt đầu dậy thì, phụ nữ kỳ tiền mãn kinh hoặc phụ nữ sau sinh. Đây là 3 thời kỳ, có thể có sự biến đội hormone mạnh mẽ dẫn đến chu kỳ kinh nguyệt thất thường, dễ dẫn đến tình trạng rong kinh.
Nếu phụ nữ sử dụng thuốc phá thai hoặc lam dụng thuốc tránh thai làm cho nội tiết tố bị biến đổi đột ngột gây ra rong kinh.
Các chuyên gia có nhận định rằng phụ nữ béo phì, hút thuốc lá hoặc bị mắc các bệnh đái tháo đường, rối loạn máu đông, viêm gan, các bệnh tim và thận… có nguy cơ bị rong kinh cao hơn nữ giới khỏe mạnh.
2. Rong kinh do nguyên nhân thực thể
Rong kinh do nguyên nhân thực thể là nguyên nhân thường gặp ở các chị em bị chứng rong kinh. Nguyên nhân là do buồng trứng, nội mạc tử cung bị tổn thương. Và rong kinh thực thể chính là là triệu chứng của một số bệnh lý như: u xơ tử cung, polyp tử cung, , u nang buồng trứng, đa nang buồng trứng, viêm nội mạc cổ tử cung, ung thư cổ tử cung, ung thư nội mạc tử cung…
Bệnh rong kinh có nguy hiểm không?
Bị rong kinh có nguy hiểm không là thắc mắc chung của rất nhiều chị em phụ nữ. Về cơ bản tình trạng rong kinh đe dọa trực tiếp đến tính mạng người bệnh. Tuy nhiên rong kinh lại là dấu hiệu cảnh báo các bệnh phụ khoa, nguy hiểm nhất là ung thư cổ tử cung – căn bệnh có tỷ lệ tử vong cao nhất hiện nay.
Mức độ nguy hiểm của bệnh rong kinh được biểu hiện cụ thể như:
1. Bị thiếu máu cấp tính
Trung bình lượng máu kinh mất đi trong 1 chu kỳ kinh nguyệt bình thường là <80 ml. Phụ nữ bị rong kinh, lượng máu chảy ra ồ ạt mỗi ngày, thời gian mất máu kéo dài gây ra hiện tình trạng thiếu máu, nặng hơn là rối loạn đông máu.
Nếu thể trạng của nữ giới vốn yếu, lại mắc chứng rong kinh sẽ dễ dẫn đến bị thiếu máu cấp tính. Lúc này người sẽ cảm thấy mệt mỏi, da xanh, hay bị choáng hoặc ngất, nước tiểu ít, tức ngực, khó thở. Nếu không xử lý kịp thời, cơ thể rơi vào trạng thái sốc thiếu máu gây tử vong.
2. Nguy cơ bị nhiễm trùng vùng kín cao
Việc chảy máu liên tục vô tình tạo điều kiện cho vi nấm, vi khuẩn xâm nhập vào âm đạo, dẫn đến viêm nhiễm. Với biểu hiện là đau đầu, đau cơ, sốt, ớn lạnh. Bệnh có chiều hướng diễn tiến nhanh dẫn đến sốc, đa cơ quan bị suy chức năng ảnh hưởng không nhỏ đến sự sống.
3. Dấu hiệu của các bệnh lý phụ khoa nguy hiểm
Rong kinh thực thể là dấu hiệu cảnh bảo các bệnh lý liên quan đến tử cung và buồng trứng như: viêm tắc vòi trứng, viêm lộ tuyến, viêm nội mạc tử cung, u xơ tử cung, ung thư cổ tử cung. Nếu không chữa trị kịp thời bệnh lý sẽ gây ra nhiều biến chứng như vô sinh hoặc thậm chí nguy hiểm đến tính mạng nếu mắc ung thư cổ tử cung.
4. Vô sinh hiếm muộn
Hiện tượng kinh nguyệt là tình trạng các tế bào nội mạc tử cung bong tróc được tống ra ngoài. Rong kinh kéo dài sẽ khiến lớp niêm mạc tử cung chịu tổn thương, tinh trùng sẽ khó bơi vào để gặp trứng, quá trình thụ thai khó diễn ra.
Mặt khác, như đã phân tích ở trên, rong kinh thực thể là dấu hiệu cảnh báo các bệnh lý về tử cung và buồng trứng, hệ quả của bệnh chính là vô sinh hiếm muộn ở nữ giới.
5. Sinh hoạt hàng ngày bị ảnh hưởng
Rong kinh đầu tiên sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống tình cảm vợ chồng, rong kinh khiến họ đều e ngại khi thực hiện “cuộc yêu”, lâu dần cả hai sẽ thấy mệt mỏi, chán nản, hạnh phúc gia đình có nguy cơ rạn nứt.
Thêm vào đó, các triệu chứng đi kèm rong kinh khiến phái đẹp luôn ở trạng thái lo lắng, mệt mỏi nên rất khó tập trung vào công việc. Ảnh hưởng đến chất lượng công việc, cuộc sống.
Nên làm gì khi bị rong kinh
Khi bị rong kinh, người bệnh nên làm những điều có lợi cho sức khỏe như sau:
- Nằm nghỉ nếu quá đau bụng và ra máu nhiều
- Giữ sức khỏe bằng cách ăn uống đầy đủ chất, nghỉ ngơi điều độ, tập thể dục thường xuyên. Hạn chế căng thẳng, mệt mỏi kéo dài.
- Bổ sung thêm thực phẩm giàu magie, kẽm, sắt, vitamin B1, B6 và vitamin E. Kiêng sử dụng các chất kích thích như: cà phê, rượu và một số gia vị cay trong kỳ kinh nguyệt.
- Thêm ngải cứu vào thực đơn hàng ngày vì theo Đông y, ngải cứu có tác dụng điều hòa kinh nguyệt, giảm đau bụng kinh, giảm lượng máu xấu trong chu kỳ kinh.
- Thăm khám phụ khoa để được bác sĩ chẩn đoán nguyên nhân chính xác và đưa ra phương án điều trị phù hợp với cơ địa và tình trạng bệnh nặng, nhẹ.
Khi bị rong kinh, người bệnh nên đến các cơ sở y tế chuyên khoa để khám, xác định nguyên nhân và có hướng điều trị phù hợp, tránh để tình trạng này kéo dài gây ảnh hưởng tới sức khỏe cũng như khả năng sinh sản.
Khi bị rong kinh, phái đẹp nên đến các cơ sở y tế chuyên khoa để thăm khám, xác định nguyên nhân chính xác gây ra bệnh. Từ đó bác sĩ sẽ đưa ra phương án điều trị phù hợp nhất.
Có một thực tế thường xảy ra là, chị em khi bị rong kinh thường cố chịu đựng, tìm các cách chữa tại nhà nhà nhưng mãi không khỏi. Điều này là bởi vì chữa bệnh khi không biết rõ căn nguyên gây bệnh, điều trị sai cách. Hệ lụy chắc chắn xảy ra là bệnh không những không khỏi mà chuyển biến xấu hơn.
Hiện tượng rong kinh do nhiều nguyên nhân gây ra, không phải ai cũng giống ai. Có người chữa bằng thuốc nam tại nhà khỏi nhưng cũng có người không thể khỏi được. Thuốc nam, thuốc Đông y hầu hết chỉ có tác dụng với rong kinh cơ năng, đối với rong kinh thực thể không thể điều trị.
Vì thế nữ giới lưu ý đừng chủ quan để tình trạng kéo dài sẽ ảnh hưởng sức khỏe và khả năng sinh sản của bạn về sau.
Hiện nay , Phòng Khám Đa Khoa Quốc Tế Cộng Đồng đang là đơn vị chuyên Sản phụ khoa hàng đầu Hà Nội. Nếu phái đẹp không có quá nhiều thời gian, hay ngại đứng làm thủ tục phức tạp tại bệnh viện công. Bạn có thể lựa chọn đến Phòng Khám Đa Khoa Quốc Tế Cộng Đồng thăm khám phụ khoa, sức khỏe sinh sản .
Đội ngũ bác sĩ của phòng khám đều là những chuyên gia đầu ngành Sản Phụ khoa với hơn 30 năm kinh nghiêm trong nghề. Các bác sĩ sẽ trực tiếp thăm khám và điều trị bệnh nếu có.
Để đáp ứng nhu cầu của người bệnh, được lựa chọn bác sĩ mong muốn thăm khám. Phòng Khám Đa Khoa Quốc Tế Cộng Đồng có đội ngũ tư vấn viên nhiệt tình, trả lời nhanh những thắc mắc của người bệnh và hỗ trợ đặt lịch khám với bác sĩ. Người bệnh đến thăm khám sẽ không cần chờ đợi mà có thể nhanh chóng được thăm khám bởi bác sĩ chuyên khoa. Khi thăm khám xong có kết quả chẩn đoán, bác sĩ sẽ tư vấn và đưa ra phương án điều trị bệnh (nếu có), các chi phí sẽ được bác sĩ minh bạch với bệnh nhân trước khi chấp nhận điều trị.
Do đó, Phòng Khám Đa Khoa Quốc Tế Cộng Đồng là địa chỉ y tế uy tín chất lượng, bạn có thể tham khảo.
Qua những phân tích của bài viết, chắc hẳn chị em đều có được câu trả lời cho mình Bệnh rong kinh có nguy hiểm không? Nếu chị em còn bất kỳ thắc mắc nào về sức khỏe hãy liên hệ ngay với bác sĩ chuyên khoa của chúng tôi để nhận được giải đáp và tư vấn kịp thời, chính xác.