Mẹo chữa bệnh trĩ bằng tỏi có an toàn không?
Chữa bệnh trĩ bằng tỏi là mẹo dân gian được lưu truyền và áp dụng rộng rãi qua nhiều cách như dùng tỏi tươi làm thuốc đạn, ngâm rượu, nướng đắp vào hậu môn… Vậy phương pháp này có thật sự mang lại hiệu quả không? Nếu có thì thực hiện như thế nào cho đúng? Theo dõi nội dung bài viết dưới đây để tìm câu trả lời chính xác.
Tỏi chữa bệnh trĩ có hiệu quả không?
Trước khi tìm hiểu cách chữa bệnh trĩ bằng tỏi, mọi người nên biết tỏi chữa bệnh trĩ có hiệu quả không? Tỏi là nguyên liệu rất quen thuộc, có sẵn trong gian bếp của mỗi gia đình và được dùng làm nguyên liệu chế biến món ăn. Ngoài ra, tỏi được xem như dược liệu tự nhiên dùng điều trị nhiều loại bệnh và mang lại hiệu quả khả quan.
Tỏi có vị cay nồng, vào cơ thể có tác dụng kháng khuẩn, kháng viêm cực tốt, giúp cải thiện bệnh trĩ hiệu quả. Một số công dụng phổ biến:
- Đẩy lùi phản ứng sưng viêm ở hậu môn do búi trĩ gây ra, giúp người bệnh dễ chịu hơn. Khả năng kháng khuẩn mạnh giúp ức chế và loại bỏ vi khuẩn tồn tại bên trong búi trĩ, ngăn ngừa nguy cơ nhiễm trùng.
- Thành phần khoáng chất và vitamin trong tỏi đi vào cơ thể giúp nâng cao sức đề kháng, hệ miễn dịch, tăng khả năng chống lại bệnh tật.
- Tỏi là dược liệu có tính hàn, đi vào cơ thể làm hạ huyết áp giúp giảm bớt lượng máu lưu thông đến búi trĩ, ngăn ngừa áp lực lên trực tràng, hạn chế máu tồn tại tới búi trĩ.
- Tỏi có khả năng củng cố thành mạch máu, ngăn ngừa nguy cơ hình thành búi trĩ. Chất chống oxy hóa dồi dào trong tỏi thúc đẩy quá trình làm lành tổn thương, bảo vệ thành hậu môn,…
Lưu ý: Bệnh nhân trĩ có thể tận dụng cách chữa bằng tỏi ngay tại nhà. Tuy nhiên, trong quá trình điều trị, người bệnh nên kiên trì trong thời gian dài mới hy vọng đem đến kết quả tích cực. Tuyệt đối không bỏ dở giữa chừng.
Hướng dẫn 7 cách điều trị bệnh trĩ bằng tỏi
Chữa bệnh trĩ bằng tỏi nghĩa là tận dụng tối đa hoạt chất tự nhiên có sẵn trong nguyên liệu để cải thiện tình trạng bệnh. Dược tính trong tỏi không cao như tây y, nếu kiên trì thực hiện thì chúng dần tích tụ trong cơ thể với hàm lượng lớn và phát huy tác dụng. Dưới đây là 7 mẹo phổ biến người bệnh có thể tham khảo.
1. Thêm tỏi vào chế độ ăn hàng ngày
Vốn dĩ, tỏi là gia vị truyền thống giúp tạo hương vị thơm ngon, hấp dẫn cho món ăn. Người bệnh có thể ăn tỏi để trị bệnh trĩ theo nhiều cách khác nhau.
- Nhai sống 2 – 3 tép tỏi mỗi ngày
- Giã tỏi làm nước chấm
- Sử dụng tỏi ướp thịt cá
- Phi thơm tỏi để xào nấu món ăn
2. Chữa bệnh trĩ bằng rượu tỏi
Rượu với đặc tính sát khuẩn mạnh có thể giúp hỗ trợ cải thiện tình trạng sưng viêm búi trĩ, bớt đau đớn, khó chịu…
Chuẩn bị: 500g tỏi tươi, 200g rượu trắng ngon (40 độ trở lên).
Cách thực hiện:
- Bóc từng tép tỏi, sau đó rửa sạch, để ráo nước
- Thái tỏi thành lát mỏng hoặc giã nát
- Bỏ hết tỏi vào hũ thủy tinh, đổ phần rượu đã chuẩn bị vào ngâm
- Đậy kín nắp hũ lại, để hũ rượu nơi mát mẻ. Thỉnh thoảng lắc để rượu ngấm đều vào tỏi.
- Ngâm 2 tuần có thể lấy ra sử dụng
3. Cách chữa bệnh trĩ bằng tỏi nướng
Bên cạnh việc chữa bệnh trĩ bằng tỏi sống, bạn có thể sử dụng tỏi nướng để trị bệnh. Khi nướng chín, tỏi đã giảm bớt mùi hăng nên không còn lo ngại mùi hương của tỏi lưu ở hậu môn gây mất tự tin.
Chuẩn bị: 1 củ tỏi tươi
Cách thực hiện:
- Tỏi để cả vỏ, đem nướng trên bếp than cho lớp vỏ ngoài hơi cháy xém và tép tỏi chuyển sang màu vàng
- Lột sạch vỏ, bỏ tép tỏi vào cối giã nát
- Lấy miếng vải mỏng bọc tỏi vào và đắp lên hậu môn trong 30 phút
4. Chữa bệnh trĩ bằng nước cốt tỏi tươi
Uống hoặc bôi nước cốt tỏi cũng là cách chữa bệnh trĩ tại nhà hiệu quả, đơn giản. Cách này không mất quá nhiều thời gian nên tiện lợi.
Nguyên liệu: 4 – 5 tép tỏi tươi
Cách thực hiện:
- Tỏi lột hết vỏ, đem rửa sạch, giã nát hoặc bỏ vào máy xay sinh tố xay nhuyễn
- Lấy tỏi bỏ vào ly nước ấm, quấy đều cho các chất trong tỏi hòa tan hết vào nước
- Lọc qua rây, bỏ bã, lấy nước tỏi uống mỗi ngày 1 ly
5. Chữa bệnh trĩ bằng tỏi tươi và hoàng liên
Hoàng liên là dược liệu có tính hàn, tiêu độc, kháng viêm, nhanh lành mô bị tổn thương ở hậu môn.
Chuẩn bị:
- 2 củ tỏi tươi
- 15g hoàng liên
Cách thực hiện:
- Tỏi nướng chín, lột sạch vỏ rồi nghiền nát
- Hoàng liên tán bột mịn
- Trộn đều 2 nguyên liệu trên
- Vo thuốc thành nhiều viên hoàn nhỏ. Kích thước mỗi viên to cỡ đầu đũa
- Bảo quản trong hũ thủy tinh, để ngăn mát tủ lạnh để kéo dài thời gian sử dụng thuốc
- Duy trì uống mỗi ngày 5 viên sau bữa ăn
6. Sử dụng tỏi chữa bệnh trĩ như thuốc đạn
Tỏi cũng được sử dụng như một loại thuốc đạn đặt hậu môn để điều trị bệnh trĩ, đặc biệt là trĩ nội.
Nguyên liệu:
- Tỏi tươi
- Dầu dừa hoặc dầu oliu
Cách sử dụng:
- Tỏi lột vỏ, rửa sạch
- Nhúng tép tỏi vào dầu oliu hoặc dầu dừa. Việc làm này giúp bôi trơn tỏi để dễ dàng đẩy tép tỏi vào sâu hậu môn.
- Tiếp theo, nằm trên giường ở tư thế nghiêng, chân phía trên đưa lên cao hoặc co về phía trước ngực. Tay cầm tép tỏi nhẹ nhàng đẩy vào hậu môn.
- Thực hiện 3 lần/tuần, nên thực hiện buổi tối trước khi đi ngủ.
7. Kết hợp tỏi với bạch chỉ và tiêu đen
Bạch chỉ được sử dụng với mục đích hỗ trợ giảm viêm hậu môn, chống sưng, thu nhỏ búi trĩ. Tiêu đen hoạt động như loại thuốc sát trùng, chống oxy hóa, bảo vệ tế bào khỏi tổn thương.
Nguyên liệu:
- Tỏi tươi 3 tép
- Bạch chỉ 4g
- Tiêu đen 1 muỗng
Cách sử dụng:
- Tất cả nguyên liệu giã nhỏ
- Cho vào chảo sao vàng
- Bọc hỗn hợp thuốc vào miếng vải sạch
- Đắp vào hậu môn trong 20 phút.
- Thực hiện 2 ngày/lần
Những lưu ý khi dùng tỏi chữa bệnh trĩ
Mẹo chữa bệnh trĩ bằng tỏi để đảm bảo an toàn và đạt hiệu quả tối ưu, người bệnh nên chú ý một số vấn đề như tác dụng phụ có thể gặp khi dùng tỏi chữa bệnh trĩ, những đối tượng nên và không nên áp dụng cách làm này,…
1. Tác dụng phụ có thể gặp khi dùng tỏi chữa bệnh trĩ
Mặc dù tỏi là thực phẩm lành tính. Tuy nhiên, một số trường hợp có thể bị dị ứng với tỏi như nổi mề đay, mẩn ngứa, phát ban ngoài da, sưng môi, lưỡi, đỏ mắt… Đặc biệt:
- Gây hôi miệng, hôi nách
- Cơ thể nặng mùi
- Tiêu lỏng
- Nóng rát miệng
- Kích ứng niêm mạc thực quản, dạ dày
- Buồn nôn, nôn ói
- Cơ thể ra nhiều mồ hôi
- Ợ nóng
- Chảy máu
- Bỏng rát hậu môn
2. Những đối tượng nên và không nên áp dụng cách chữa trĩ từ tỏi
Mẹo dân gian này thích hợp cho trường hợp bị trĩ nhẹ độ 1, độ 2. Trường hợp bị trĩ nặng, búi trĩ sa ra ngoài có thể áp dụng. Tuy nhiên, chỉ nhằm mục đích hỗ trợ giảm triệu chứng. Thậm chí, tùy cơ địa mỗi người, có người giảm triệu chứng, có người bệnh nặng thêm.
Không nên áp dụng chữa trĩ bằng tỏi cho các trường hợp sau:
- Bệnh nhân có vấn đề về mắt
- Bệnh nhân bị nhiễm trùng đường ruột, tiêu chảy do vi khuẩn
- Trường hợp bị dị ứng với một số thành phần của tỏi
- Người bị hôi nách, hơi thở nặng mùi hoặc đang bị đau bụng không nên dùng tỏi theo đường ăn uống
- Bệnh nhân đang được điều trị bằng thuốc có khả năng tương tác với tỏi
- Người chuẩn bị làm phẫu thuật hoặc mới mổ xong
- Bệnh nhân huyết áp thấp
- Người bị rối loạn về máu
- Phụ nữ mang thai nên hạn chế ăn tỏi
3. Những điều nên làm khi dùng tỏi chữa bệnh trĩ
Ngoài những vấn đề trên, người bệnh cũng nên chú ý duy trì lối sống, chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh để đẩy nhanh hiệu quả cách điều trị bệnh trĩ bằng tỏi. Dưới đây là những việc nên làm:
- Cố gắng vận động mọi lúc có thể. Đứng lâu, ngồi nhiều sẽ làm tăng áp lực lên khung xương chậu. Đây là tác nhân khiến tĩnh mạch ở hậu môn trực tràng căng phồng, hình thành búi trĩ.
- Uống nhiều nước kết hợp ăn uống, bổ sung nhiều chất xơ từ rau xanh, trái cây tươi… nhằm đảo bảo hệ tiêu hóa hoạt động trơn tru, đại tiện dễ dàng, đều đặn, tránh đau và sa búi trĩ.
- Tăng cường ăn thực phẩm có tính nhuận tràng như rau đay, rau ngót, khoai lang, đu đủ…
- Trường hợp đại tiện ra máu, nên ăn nhiều thực phẩm giàu sắt để tái tạo hồng cầu, ngăn ngừa tình trạng thiếu máu: rau dền, rau lá xanh, lòng đỏ trứng, đậu phụ…
- Kiểm soát cân nặng để không béo phì
- Hạn chế uống bia rượu
- Không ăn đồ béo, thức ăn cay, đồ ngọt, thực phẩm đóng hộp, đồ chế biến sẵn…
- Tránh nhịn đại tiện, ngồi lâu trong nhà vệ sinh, bưng bê, mang vác vật nặng quá mức… thói quen xấu này thúc đẩy bệnh trĩ phát triển
Như vậy, cách chữa bệnh trĩ bằng tỏi chỉ mang tính chất tham khảo. Áp dụng trong trường hợp bệnh trĩ mức độ nhẹ. Nếu bệnh trĩ giai đoạn nặng, người bệnh cần chủ động đi gặp bác sĩ chuyên khoa tại địa chỉ y tế uy tín, chất lượng để được chỉ định liệu pháp thích hợp.