[ GIẢI ĐÁP ] Thời gian phát triển của bệnh trĩ là bao lâu?

Tham vấn y khoa: Tiến sĩ, Bác sĩ Trịnh Tùng ngày 21/01/2022

Thời gian phát triển của bệnh trĩ là vấn đề được rất nhiều người quan tâm. Vì hiện nay, trĩ là bệnh lý hậu môn trực tràng phổ biến nhất và độ tuổi mắc bệnh trĩ ngày càng trẻ hóa vì nhiều nguyên nhân. Để tìm hiểu rõ hơn về bệnh trĩ và thời gian phát triển của bệnh trĩ, mời các bạn theo dõi bài viết dưới đây.

Bệnh trĩ là gì?

Bệnh trĩ là sự thay đổi tổ chức trĩ bình thường chuyển sang bệnh lý do tổ chức nâng đỡ lỏng lẻo và lưu lượng máu quá nhiều, vượt hơn sức chứa, đồng thời đường máu về bị tắc nghẽn gây ra sưng, giãn quá mức các đám tĩnh mạch hậu môn tạo thành búi trĩ.

Tìm hiểu bệnh trĩ ngoại là gì?

Bệnh trĩ được chia làm 3 loại chính dựa trên vị trí phát sinh búi trĩ và biểu hiện của bệnh qua từng giai đoạn:

  • Trĩ nội: Là hiện tượng các búi trĩ hình thành bên trên đường lược
  • Trĩ ngoại: Các búi trĩ hình thành phía dưới đường lược
  • Trĩ hỗn hợp: Khi trĩ nội và trĩ ngoại để lâu không điều trị, các búi trĩ liên kết tạo thành trĩ hỗn hợp

Nguyên nhân gây ra bệnh trĩ là do đâu?

Trĩ là bệnh lý không còn xa lạ hiện nay. Tỷ lệ người mắc bệnh trĩ ngày càng tăng cao do nhiều nguyên nhân khác nhau, chủ yếu là do thói quen sinh hoạt hàng ngày.

Một trong những nguyên nhân chính gây ra bệnh trĩ:

  • Tính chất nghề nghiệp và thói quen sinh hoạt: Người làm công việc ngồi hoặc đứng quá lâu, ít vận động, bê vác nặng, nhịn đi vệ sinh, quan hệ tình dục qua đường hậu môn thường xuyên,…
  • Thói quen ăn uống: Uống ít nước, chế độ ăn ít chất xơ, ăn nhiều đạm động vật, ăn nhiều đồ chiên xào, cay nóng,…
  • Mắc bệnh đường tiêu hóa: Mắc chứng tiêu chảy hay táo bón mãn tính, viêm đại tràng,…
  • Phụ nữ có thai và sau sinh: Khi mang thai và sinh con, việc rặn đẻ không đúng cách làm tăng áp lực tĩnh mạch vùng hậu môn, gây ra bệnh trĩ
  • Người cao tuổi: Tuổi càng cao, cơ quan chức năng ngày càng giảm sút, các cơ nâng đỡ đàn hồi kém, gây ra tình trạng sa búi trĩ
  • Người béo phì, thừa cân: Thừa cân làm tăng áp lực quá mức lên vùng bụng dưới và tăng thêm áp lực lên vùng tĩnh mạch hậu môn gây ra trĩ

Thời gian phát triển của bệnh trĩ là bao lâu?

Thời gian phát triển của bệnh trĩ không thể tính một cách chính xác vì quá trình phát triển của bệnh ở mỗi người có thời gian khác nhau. Đối với từng trường hợp, trải qua mỗi cấp độ của bệnh trĩ sẽ có những biểu hiện khác nhau và sự phát triển có thể ảnh hưởng bởi quá trình sinh hoạt trong thời gian bị trĩ.

Bệnh trĩ nội độ 4 là gì?

Bệnh trĩ hình thành và phát triển qua 4 cấp độ với những dấu hiệu và triệu chứng đi kèm. Thời gian phát triển của bệnh trĩ được xác định qua thời gian mắc bệnh ở từng giai đoạn.

Bệnh trĩ cấp độ 1

Đây là giai đoạn đầu tiên hình thành của bệnh trĩ trong cơ thể. Vì là giai đoạn mới nên chưa có những triệu chứng cụ thể, rõ ràng và cũng chưa gây ảnh hưởng gì rõ rệt tới sức khỏe của người bệnh.

Dấu hiệu nhận biết rõ nhất của bệnh trĩ cấp độ 1 là triệu chứng ra máu khi đi đại tiện. Tuy nhiên, do chảy máu ở mức độ rất ít nên người bệnh cần để ý kĩ mới có thể phát hiện ra và tình trạng này không diễn ra thường xuyên. Máu chỉ dính ở phân hoặc giấy vệ sinh

Bệnh trĩ cấp độ 2

Do cấp độ 1 chưa có dấu hiệu cụ thể và dễ nhận ra nên thường bệnh sẽ phát triển đến cấp độ 2 mà chưa được chữa trị. Bệnh trĩ phát triển mạnh hơn ở giai đoạn này nên các triệu chứng của bệnh cũng cụ thể hơn. Đây cũng là cấp độ xuất hiện hiện tượng sa búi trĩ.

Biểu hiện thường thấy của người mắc bệnh trĩ cấp độ 2:

  • Chảy máu: Máu chảy nhiều hơn so với cấp độ 1 và tần suất xuất hiện thường xuyên hơn. Máu chảy thành từng giọt, có màu đỏ tươi nên người bệnh có thể dễ dàng nhận biết.
  • Xuất hiện hiện tượng sa búi trĩ: Các búi trĩ này phát triển với kích thước lớn dần và lòi ra bên ngoài hậu môn khi người bệnh rặn đi đại tiện, gây ra hiện tượng sa búi trĩ. Nhưng búi trĩ sẽ tự động co lên sau khi đại tiện.
  • Cảm giác đau và có dịch nhầy: Người bệnh có cảm giác hơi nhói khi rặn đại tiện và xuất hiện ít dịch nhầy quanh vùng hậu môn.

Bệnh trĩ cấp độ 3

Khác với bệnh phát triển ở cấp độ 2, trĩ cấp độ 3 phát triển với tốc độ nhanh chóng với những triệu chứng gây đau đớn và phiền toái cho người bệnh

Tìm hiểu bệnh trĩ nặng là gì?

Các triệu chứng của trĩ cấp độ 3:

  • Chảy máu: Người bệnh bị chảy máu nhiều, liên tục, máu có thể phun thành tia khi đi đại tiện.
  • Sa búi trĩ: Các búi trĩ lúc này có kích thước lớn, sa ra ngoài hậu môn và không tự co lại được khi đi đại tiện mà phải dùng tay ấn búi trĩ lên. Búi trĩ sa ra khi người bệnh đứng, ngồi quá lâu, khi lao động nặng hoặc vận động quá sức… Điều này khiến người bệnh rất khổ sở, đau đớn, mất tự tin, gặp nhiều phiền toái trong sinh hoạt hàng ngày.
  • Cảm giác đau rát, khó chịu và dịch nhầy: Tình trạng này ngày càng nghiêm trọng, ảnh hưởng rất nhiều đến sinh hoạt hàng ngày của người bệnh.

Bệnh trĩ cấp độ 4

Đây là giai đoạn cuối và nghiêm trọng nhất của bệnh trĩ. Người bệnh để tình trạng trĩ đến giai đoạn này có nguy cơ cao bệnh gây ra biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người bệnh.

Các triệu chứng của trĩ cấp độ 4:

  • Chảy máu: Máu chảy nhiều thành tía, thành dòng và liên tục khi người bệnh đi đại tiện hoặc thậm chí là khi ngồi lâu. Tình trạng này nếu kéo dài sẽ khiến người bệnh bị thiếu máu, cơ thể bị mệt mỏi, suy nhược cơ thể, chóng mặt, hoa mắt…
  • Sa búi trĩ: Búi trĩ sa hẳn ra ngoài và không cách nào co lên được, búi trĩ ngày càng sưng to và vướng víu.
  • Cảm giác đau: Do búi trĩ sa ra ngoài nên người bệnh sẽ cảm thấy đau đớn không chỉ khi đi đại tiện mà cả khi vận động hoặc khi ngồi.
  • Dịch nhầy: Dịch tiết ngày càng nhiều quanh hậu môn khiến bệnh nhân luôn có cảm giác ẩm ướt, khó chịu. Đây cũng là một phần nguyên nhân làm búi trĩ dễ bị viêm nhiễm, nhiễm trùng và lây lan đến các vùng xung quanh.

Bệnh trĩ khi biến chuyển nặng, người bệnh không thể điều trị khỏi chỉ bằng thuốc mà bắt buộc phải can thiệp bằng thủ thuật ngoại khoa.

[Shortcode tư vấn hậu môn]

Tìm hiểu thêm: Bệnh trĩ có nguy hiểm không?

Bệnh trĩ tuy là bệnh phổ biến nhưng nếu không điều trị kịp thời có thể gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng, ảnh hưởng đến sức khỏe và sinh hoạt của người bệnh.

Tiến sĩ. Bác sĩ CKII: Trịnh Tùng

Ảnh hưởng về mặt tâm lý:

  • Người bệnh luôn có cảm giác đau đớn, sợ không dám đi đại tiện
  • Người bệnh cảm thấy tự ti, ngại ngùng vì đây là bệnh lý khá nhạy cảm
  • Người bệnh luôn cảm thấy khó chịu, không thoải mái
  • Tự ti trong chuyện “chăn gối”

Ảnh hưởng về mặt sức khỏe:

  • Ung thư trực tràng: Đây là biến chứng nguy hiểm nhất của bệnh trĩ và cần phát hiện sớm, nếu không sẽ đe dọa trực tiếp đến tính mạng.
  • Hoại tử hậu môn: Búi trĩ khi bị sa ra ngoài rất dễ bị nhiễm vi khuẩn, thậm chí có thể nhiễm trùng ngược vào máu đe dọa tính mạng của người bệnh.
  • Nhiễm khuẩn trĩ: Thường là viêm khe, viêm nhú, cảm giác ngứa ngáy nóng rát, khiến cho người bệnh vô cùng đau đớn và khó chịu, khiến bệnh càng khó chữa trị dứt điểm hơn.
  • Nghẹt búi trĩ: Sa nghẹt búi trĩ làm bệnh nhân rất đau đớn. Trĩ sa nghẹt hoặc gây sưng nề có thể dẫn đến bị hoại tử, lở loét và nhiễm khuẩn.
  • Tắc mạch trĩ: Đối với trĩ ngoại, bị tắc mạch tạo nên một bọc máu, dính vào da ngoài hậu môn và khó bóc tách, gây đau rát và hoại tử phần da dẫn đến chảy máu.  Tắc mạch do trĩ nội gây cảm giác cộm như có vật thể lạ ở trong ống hậu môn.

Thời gian phát triển của bệnh trĩ ở mỗi người là hoàn toàn khác nhau. Chính vì vậy, không có con số cụ thể về thời gian cho bệnh lý này. Hơn hết, người bệnh cũng đừng quá quan tâm vấn đề này mà hãy đi khám và chữa trị bệnh trĩ sớm nhất có thể, để trĩ không làm ảnh hưởng đến sức khỏe và cuộc sống của bạn.

Để không mất cước phí điện thoại

Bạn hãy để lại số điện thoại tại đây
Bác sĩ chuyên khoa sẽ gọi ngay cho bạn

Cam kết bảo mật thông tin tuyệt đối