Đi Tiểu Buốt Và Ra Máu Ở Phụ Nữ – [Cảnh Báo Bệnh Lý]

Tham vấn y khoa: Tiến sĩ, Bác sĩ Trịnh Tùng ngày 10/04/2021

Đi tiểu buốt và ra máu ở phụ nữ thường là do nhiễm trùng các vấn đề về thận, đường tiết niệu hoặc các tổn thương vùng tử cung. Những tổn thương này nếu không điều trị có thể gây ảnh hưởng trầm trọng đến sức khỏe, đặc biệt là có thể tước đi thiên chức làm mẹ của chị em.

Cách chữa trị chứng đi tiểu ra máu hơi buốt

Vì thế việc tìm hiểu về bệnh và phương pháp điều trị là cần thiết, là hành trang chắc chắn cho bạn trên con đường điều trị bệnh. Cùng tham khảo bài viết dưới đây để biết thêm thông tin nhé!

Đi tiểu buốt và ra máu ở phụ nữ là bệnh gì?

Tiểu ra máu xảy ra khi một phần của đường tiết niệu bao gồm: thận, bàng quang, niệu đạo, ống dẫn tiểu bị tổn thương viêm nhiễm kéo dài. Gây ra lở loét chảy máu, máu của tế bào tổn thương cùng với nước tiểu được đẩy ra ngoài.

Đi tiểu buốt và ra máu ở phụ nữ là bệnh gì?

Tuy nhiên không phải mọi trường hợp đi tiểu buốt và ra máu ở phụ nữ đều do tổn thương đường tiết niệu, có thể xuất phát từ những tổn thương vùng âm đạo, cổ tử cung. Do đó để chẩn đoán chính xác tình trạng đi tiểu buốt, tiểu ra máu là bệnh gì, ban cần đến các cơ sở y khoa uy tín kiểm tra, thăm khám, từ đó tìm ra phương pháp điều trị bệnh phù hợp, hiệu quả.

Khi xuất hiện chứng tiểu buốt, tiểu ra máu có thể bạn đang mắc một số bệnh lý như:

1. Nhiễm trùng đường tiết niệu

Nhiễm trùng đường tiết niệu là nguyên nhân phổ biến của tiểu ra máu.Thông thường nữ giới có nguy cơ bị bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu cao hơn nam giới.Theo Viện Tiểu đường Bệnh tiêu hóa và Thận quốc gia Mỹ, ít nhất 40 – 60% phụ nữ từng bị nhiễm trùng đường tiết niệu.

Nhiễm trùng đường tiết niệu

Nhiễm trùng đường tiết niệu xảy ra khi vi khuẩn từ ruột xâm nhập vào niệu đạo và ống dẫn tiểu ra khỏi cơ thể. Nhiễm trùng tiết niệu có thể đi lên niệu đạo và nhiễm trùng niệu quản, thận hoặc bàng quang.

Những triệu chứng của bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu như:

  • Đi tiểu thường xuyên và đột ngột.
  • Tiểu buốt, nước tiểu đục hoặc có mùi khác thường, có máu trong nước tiểu
  • Đau tức ở vùng thắt lưng, bụng hoặc vùng chậu.

Bệnh viêm vùng chậu là gì?

Các biến chứng có thể xảy ra khi nhiễm trùng đường tiết niệu ở thể nặng như:

  • Gây viêm bể thận: Nhiễm trùng đường tiết niệu sẽ bắt đầu từ niệu quản, thời gian kéo dài sẽ lây lan lên bàng quang rồi thận, gây viêm bể thận
  • Có thể dẫn tới áp xe hóa, nhiễm trùng máu, suy thận hay thậm chí tử vong
  • Đối với phụ nữ đang mang thai có thể dẫn đến tình trạng sảy thai, sinh non hoặc con bị dị dạng,…
  • Nguy cơ viêm nhiễm lây lan gây tắc vòi trứng, gây khó khăn cho việc mang thai, hoặc vô sinh.
  • Ảnh hưởng đến đời sống tình dục: nữ giới bị viêm đường tiết niệu thường trong tình trạng bị đau bụng dưới, đau vùng kín, đặc biệt đau khi quan hệ

Kiêng quan hệ tình dục

2. Sỏi đường tiết niệu

Sỏi đường tiết niệu được hình thành do sự dư thừa khoáng chất, thường xuất hiện nhiều ở thận và bàng quang. Sỏi có thể làm trầy xước hoặc rách niêm mạc đường tiết niệu. Máu từ những vết thương này có thể hòa lẫn với nước tiểu, dẫn đến tiểu ra máu.

Cách chữa viêm đường tiết niệu không do song cầu khuẩn lậu

Một số triệu chứng của bệnh sỏi tiết niệu cụ thể như:

  • Nước tiểu màu hồng, đỏ hoặc nâu
  • Đi tiểu thường xuyên, tiểu không tự chủ, tiểu buốt
  • Đau vùng thắt lưng, con đau có âm ỉ hoặc kéo dài dữ dội
  • Có thể bị sốt nếu sỏi gây tổn thương viêm nhiễm cấp tính

nguyên nhân dẫn đến nước tiểu có màu lạ

Sỏi tiết niệu gây ra nhiều biến chứng nguy hại:

  • Gây viêm đường tiết niệu: Sỏi di chuyển, cọ xát vào niêm mạc đường niệu gây phù nề, chảy máu, là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn xâm nhập.
  • Gây bí đái cấp hoặc mạn: do sỏi kẹt lại ở vị trí hẹp
  • Chức năng thận của bệnh nhân có thể bị suy giảm, khiến bệnh nhân bị suy thận cấp hoặc mạn.

Khám lấy mẫu nước tiểu

3. Lạc nội mạc tử cung

Lạc nội mạc tử cung xảy ra khi các mô tế bào tử cung “ đi lạc” đến các vùng lân cận như cổ tử cung, vòi trứng, âm đạo, ổ bụng. Các tế bào đi lạc vẫn giữ nguyên tính chất, bong tróc khi đến kỳ kinh gây chảy máu đi theo đường nước tiểu đào thải ra. Lúc này người bệnh sẽ nhìn thấy nước tiểu có máu đi kèm.

Viêm nội mạc tử cung

Các triệu chứng bệnh của lạc nội mạc tử cung bao gồm:

  • Đi tiểu ra máu, khi đi tiểu thấy đau buốt
  • Chu kỳ kinh nguyệt bất thường, chảy máu kinh ồ ạt
  • Đau khi quan hệ
  • Một số triệu chứng toàn thân như: mệt mỏi, tiêu chảy, táo bón…

Ảnh hưởng chu kỳ kinh nguyệt

 

 

Lạc nội mạc tử cung nếu không kịp thời điều trị sẽ dễ dẫn đến viêm nhiễm tử cung, mang thai ngoài tử cung hoặc có thể gây vô sinh.

4. Ung thư thận hoặc bàng quang

Những viêm nhiễm đường tiết niệu nếu không điều trị gây các biến chứng ở thận và bàng quang, có thể kích thích tế bào tiền ung thư hoạt động dẫn đến ung thư thận, bàng quang.

Ung thư thường có thời gian ủ bệnh dài, phát triển âm thầm ít gây triệu chứng. Tuy nhiên theo thống kê, khoảng 70% trường hợp bị ung thư thận, ung thư bàng quang đều có triệu chứng đi tiểu ra máu, đi tiểu buốt.

Viêm bàng quang kẽ

Do đó để bảo vệ sức khỏe bản thân khi thấy đi tiểu buốt và ra máu, chị em cần sớm đến các cơ sở y tế uy tín để tiến hành thăm khám phụ khoa, sàng lọc bệnh lý và điều trị bệnh kịp thời nếu có.

Cách chữa chứng đi tiểu buốt và ra máu ở nữ giới

Để biết đi tiểu buốt và ra máu ở phụ nữ cần điều trị như thế nào, trước tiên cần xác định được nguyên nhân gây bệnh. Tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh và mức độ bệnh lý mà sẽ có các phương án điều trị bệnh khác nhau.

Tiểu ra máu do sỏi

Các phương pháp điều trị tương ứng với nguyên nhân gây chứng tiểu ra máu tiểu buốt, cụ thể như:

  • Tiểu ra máu do sỏi: Khi bị sỏi thận, sỏi bàng quang các loại thuốc thường được sử dụng như: no-spa dạng uống hoặc dạng tiêm, nhóm thuốc cephalosporin, nhóm quinolone, thuốc cầm máu tranexamic acid. Tuy nhiên nếu trường hợp sỏi to thì không thể điều trị bằng thuốc mà phải tiến hành điều trị bằng phẫu thuật.
  • Do nhiễm khuẩn đường tiết niệu: Điều trị nhiễm khuẩn đường tiết niệu thường sử dụng các loại kháng sinh nhóm cephalosporin và các loại giảm đau paracetamol….
  • Viêm cầu thận cấp, viêm cầu thận mạn, viêm cầu thận IgA: Nếu bệnh nhân bị viêm cầu thận thì cần phải điều trị theo phác đồ riêng của các bác sĩ. Người bệnh có thể sẽ phải dùng một số loại thuốc kháng sinh, thuốc ức chế miễn dịch, thuốc corticoid. Tuy nhiên, người bệnh sẽ không được sử dụng các loại thuốc cầm máu.
  • Do bị lạc nội mạc tử cung: Liệu pháp bổ sung hormone giúp giảm sự giao động nồng độ hormon trong máu trong suốt một chu kỳ kinh nguyệt, từ đó làm chậm sự phát triển của mô lạc nội mạc tử cung.  Tuy nhiên liệu pháp hormon không điều trị dứt điểm lạc nội mạc tử cung. Khi ngừng sử dụng, các triệu chứng lạc nội mạc tử cung có thể sẽ quay lại. Do đó. đối với phụ nữ có ý định mang thai, buộc phải phẫu thuật để cắt bỏ hoàn toàn tế bào lạc nội mạc tử.
  • Do ung thư thận, bàng quang: Đối với những bệnh nhân mắc ung thư thận, bàng quang, quá trình điều trị sẽ phức tạp hơn tùy thuộc vào diễn biến phát triển của tế bào ung thư.

ung thư thận

[Shortcode tư vấn 2]

Đi tiểu buốt và ra máu ở phụ nữ chữa ở đâu tốt

Phòng Khám Đa Khoa Quốc Tế Cộng Đồng – 139C Bà Triệu đang là đơn vị y tế chuyên khoa top đầu, trong lĩnh vực điều trị các bệnh nam khoa – phụ khoa – hậu môn trực tràng.  Phòng Khám được cấp phép và kiểm soát bởi Sở y tế. Trong hơn 10 năm hoạt động, các bác sĩ của phòng khám đã giúp cho hàng nghìn bệnh nhân chữa khỏi được những căn bệnh khó nói.

Phòng khám Đa Khoa Quốc Tế Cộng Đồng - 139c1 Bà Triệu

Những yếu tố tạo nên sự chất lượng và uy tín của phòng khám không thể không kể đến đội ngũ bác sĩ chuyên môn, nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực y học. Các bác sĩ đều là nguyên cán bộ cấp cao của các bệnh viện công lập lớn.

Đội ngũ bác sĩ tại Đa Khoa Quốc Tế Cộng Đồng bao gồm:

  • Phó giáo sư. Tiến sĩ. Bác sĩ Nguyễn Mạnh Nhâm, nguyên trưởng khoa Phẫu thuật tiêu hóa – bệnh viện Việt Đức, với hơn 40 năm kinh nghiệm điều trị các bệnh lý ngoại khoa tiêu hóa.
  • Thạc sĩ. Bác sĩ Lê Thị Nhài – nguyên trưởng khoa Sản phụ khoa, Bệnh viện Đa KHoa tỉnh Thái Bình. Có hơn 33 năm trong việc điều trị các bệnh phụ khoa, sinh nở và kế hoạch sinh sản.
  • Thạc sĩ Bác sĩ Nguyễn Thị Lan Hương nguyên cán bộ bệnh viện phụ sản Trung ương. Có hơn 20 năm công tác, kinh nghiệm điều trị bệnh phụ khoa, có chuyên môn tay nghề cao trong thẩm mỹ vùng kín ứng dụng các công nghệ hiện đại.

bác sĩ Lê Thị Nhài – Sản phụ khoa tại phòng khám Đa Khoa Quốc Tế Cộng Đồng

Thêm vào đó còn có đội ngũ kỹ thuật viên và nhân viên y tế cộng tác cùng bác sĩ hỗ trợ chữa trị.

Khi đến Đa Khoa Quốc Tế Cộng Đồng thăm khám, đầu tiên bạn sẽ thấy phòng khám có sở sở hạ tầng khang trang, sạch sẽ, đầy đủ các phòng khám, phòng bệnh, phòng phẫu thuật giống như một bệnh viện thu nhỏ. Hệ thống máy móc, thiết bị y tế đều được trang bị đầy đủ, nhập khẩu từ Mỹ, Đức, Singapore… đủ điều kiện đáp ứng những kỹ thuật chữa bệnh hiện đại, hiệu quả nhất.

Do đó, nếu bạn đang gặp những vấn đề về phụ khoa có thể hoàn toàn yên tâm đến Đa Khoa Quốc Tế Cộng Đồng thăm khám và điều trị bệnh.

gioi thieu bac sy nguyen manh nham

Trên đây là những thông tin chia sẻ về vấn đề đi tiểu buốt và ra máu ở phụ nữ, hi vọng có thể giúp chị em hiểu rõ hơn về chứng bệnh và mức độ nguy hiểm của tình trạng này. Khi nhận thấy dấu hiệu bất tường tiểu buốt, tiểu ra máu chị em cần sớm đến các cơ sở y tế uy tín để thăm khám và điều trị bệnh nếu có.

Để không mất cước phí điện thoại

Bạn hãy để lại số điện thoại tại đây
Bác sĩ chuyên khoa sẽ gọi ngay cho bạn

Cam kết bảo mật thông tin tuyệt đối