Danh sách 5+ cách chữa bệnh trĩ ngoại tại nhà

Tham vấn y khoa: Tiến sĩ, Bác sĩ Trịnh Tùng ngày 21/01/2022

Trĩ ngoại là bệnh lý hậu môn – trực tràng không còn xa lạ với chúng ta. Bệnh lý ngày càng phổ biến nhưng là bệnh khá tế nhị nên nhiều người còn ngại đi khám và muốn tìm hiểu cách chữa bệnh trĩ ngoại tại nhà. Để đáp ứng yêu cầu của độc giả, bài viết dưới đây sẽ cung cấp thêm thông tin về bệnh trĩ ngoại cũng như cách chữa bệnh trĩ ngoại tại nhà để các bạn có thể tham khảo.

Tổng quan về bệnh trĩ ngoại

Bệnh trĩ ngoại là một dạng thường gặp của bệnh trĩ, bên cạnh trĩ nội. Trĩ ngoại là tình trạng căng giãn tĩnh mạch quá mức dẫn đến sưng phồng và hình thành búi trĩ ở phía dưới đường lược của hậu môn.

Chữa bệnh trĩ ngoại bằng dầu dừa

Khác với bệnh trĩ nội, búi trĩ ngoại nằm ngoài ống hậu môn ngay từ khi chớm bệnh, dễ gia tăng kích thước và gây đau đớn cho người bệnh, đặc biệt là khi ngồi và khi đi vệ sinh. Khác với trĩ nội là đo lường cấp độ bằng triệu chứng bệnh thì mức độ nghiêm trọng của bệnh trĩ ngoại được xác định bằng cách kiểm tra kích thước của búi trĩ.

Bệnh trĩ ngoại sẽ thường có những biểu hiện gây ảnh hưởng đến sinh hoạt của người bệnh như:

  • Có khối thịt thừa ở ngoài hậu môn và không thể co vào được
  • Đại tiện ra máu
  • Đau rát hậu môn
  • Tăng tiết dịch vùng hậu môn
  • Ngứa ngáy khu vực trực tràng hoặc xung quanh hậu

Cấp độ bệnh trĩ

Cũng như trĩ nội, trĩ ngoại được hình thành do 1 số nguyên nhân như:

  • Ngồi hoặc đứng lâu
  • Ít vận động
  • Làm các công việc bê vác nặng
  • Chế độ ăn uống thiếu chất xơ
  • Đi đại tiện lâu
  • Ngồi xổm
  • Quan hệ bằng đường hậu môn
  • Bị táo bón, tiêu chảy mãn tính
  • Bệnh lý về đường hô hấp: giãn phế quản, hen phế quản, viêm phế quản…
  • Phụ nữ mang thai và sau sinh

Bệnh trĩ ngoại có nguy hiểm không?

Bệnh trĩ ngoại gây ra những cơn đau và cảm giác khó chịu cho bệnh nhân vì xuất hiện búi trĩ ở rìa ngoài hậu môn – nơi có nhiều dây thần kinh cảm giác. Sau một thời gian tiến triển và không được kiểm tra bằng những biện pháp thích hợp, người bệnh còn có nguy cơ đối mặt với nhiều biến chứng nguy hiểm.

Tiến sĩ. Bác sĩ CKII: Trịnh Tùng

Nếu bệnh trĩ ngoại không được điều trị sớm và dứt điểm, có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm như:

  • Hoại tử
  • Nhiễm trùng hậu môn
  • Viêm loét và chảy máu hậu môn
  • Thuyên tắc trĩ
  • Áp xe hậu môn
  • Thiếu máu

Cách chữa bệnh trĩ ngoại tại nhà an toàn, hiệu quả

Dưới đây là 5 bài thuốc chữa bệnh trĩ ngoại tại nhà sử dụng các nguyên liệu thiên nhiên lành tính, dễ điều chế. Các bạn có thể tham khảo và áp dụng để hỗ trợ quá trình điều trị bệnh trĩ của bản thân.

Cách chữa bệnh trĩ ngoại tại nhà bằng lá diếp cá

Rau diếp cá ngoài được dùng phổ biến trong ẩm thực thì loại rau ăn này còn được dùng để hỗ trợ một số bệnh lý về đường tiêu hóa và bệnh trĩ, trong đó có trĩ ngoại.

Để chữa viêm lộ tuyến cổ tử cung tại nhà bằng rau diếp cá

Rau diếp cá có vị chua, tính mát với nhiều tác dụng quý như thanh nhiệt, giải độc và tiêu sưng. Ngoài ra, nhiều nghiên cứu dược lý hiện đại cũng đã tìm thấy hoạt chất decanoyl acetaldehyd có trong loại lá này. Đây chính là thành phần có tác dụng ức chế vi khuẩn và ngăn ngừa tình trạng nhiễm trùng búi trĩ.

Cách thực hiện:

  • 1 nắm lá diếp cá tươi rửa sạch với nước muối loãng và để ráo
  • Giã nát lá diếp cá với 1 chút muối hạt rồi đắp trực tiếp lên hậu môn sau khi đã được vệ sinh sạch sẽ
  • Có thể sử dụng khăn bọc lại để giữ nguyên trong khi ngủ
  • Sáng hôm sau dậy gỡ ra và vệ sinh lại hậu môn bằng nước sạch

Ngoài ra, bạn có thể sử dụng rau diếp cá vào trong chế độ ăn uống hằng ngày. Mặc dù rau diếp cá có vị tanh nhưng đây lại là cách đơn giản giúp hỗ trợ làm giảm sưng, cải thiện tình trạng táo bón và tăng độ bền mao mạch ở vùng hậu môn. Từ đó hỗ trợ đắc lực cho quá trình điều trị bệnh trĩ ngoại.

Cách chữa bệnh trĩ ngoại tại nhà bằng lá chè xanh

Lá chè xanh có tính mát, giúp thanh nhiệt, giải độc, nhuận tràng, tiêu viêm và cầm tả lỵ. Ngoài ra các thành phần vitamin C, quercetin, flavonoid, carotene, EGCG và tanin có trong lá chè cũng rất hữu ích với quá trình điều trị bệnh trĩ ngoại. Chè xanh giúp làm giảm sưng viêm, đau rát, thúc đẩy chữa lành niêm mạc và làm teo búi trĩ.

Rửa vùng kín bằng nước lá chè xanh

Cách thực hiện:

  • Lấy 1 nắm lá chè xanh tươi đem rửa sạch rồi để ráo
  • Đun sôi 2 lít nước rồi vò nhẹ lá chè thả vào
  • Đun thêm 10 phút
  • Chờ cho nước bớt nóng rồi dùng để xông vùng hậu môn
  • Đến khi nước nguội hoàn toàn thì có thể tận dụng nước này để vệ sinh vùng hậu môn

Ngoài ra, bạn cũng có thể dùng lá chè xanh để nấu nước uống trực tiếp. Đây là cách giúp hỗ trợ hoạt động của hệ tiêu hóa và ngăn ngừa táo bón. Ngoài ra, uống nước lá chè tươi còn có tác dụng chống oxy hóa, nâng cao sức đề kháng cho cơ thể, giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh trĩ.

Cách chữa bệnh trĩ ngoại tại nhà bằng dầu dừa

Người bệnh có thể sử dụng dầu dừa để khắc phục tình trạng hậu môn đau rát, ngứa ngáy do trĩ ngoại gây ra. Dầu dừa có chứa lượng lớn acid béo cùng các khoáng chất thiết yếu giúp dưỡng ẩm, giảm ngứa rát và ngăn ngừa viêm nhiễm cho vùng hậu môn khi bị trĩ.

Cách chữa bệnh trĩ bằng nha đam kết hợp dầu oilu hoặc dầu dừa

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch và lau khô nhẹ nhàng vùng hậu môn
  • Sử dụng 1 lượng dầu dừa vừa đủ để thoa trực tiếp lên búi trĩ và đợi khô hoàn toàn
  • Cách này cũng có thể áp dụng trước khi đại tiện để ngăn ngừa tình trạng đau rát và chảy máu

Cách chữa bệnh trĩ ngoại tại nhà bằng gel nha đam

Gel nha đam là nguyên liệu khá phổ biến và bạn có thể tận dụng để chữa bệnh trĩ ngoại tại nhà. Nha đam chứa lượng lớn nước, khoáng chất cùng các hợp chất thực vật giúp làm giảm sưng nóng và cải thiện cơn đau nhanh chóng do bệnh trĩ ngoại gây ra. Hơn nữa, gel nha đam còn có tác dụng dưỡng ẩm và thúc đẩy tốc độ phục hồi da.

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch rồi nha đam cạo lấy phần gel trong suốt
  • Vệ sinh sạch sẽ và lau khô nhẹ nhàng vùng hậu môn
  • Thoa gel nha đam trực tiếp lên vùng trĩ ngoại rồi đợi khô hoàn toàn mới mặc quần
  • Thực hiện 2 lần mỗi ngày
  • Có thể áp dụng vào trước và sau khi đi đại tiện để làm giảm khó chịu, đau rát búi trĩ

Cách chữa bệnh trĩ ngoại tại nhà bằng lá trầu không

Lá trầu không được biết đến là loại thảo dược có đặc tính tiêu viêm, sát trùng và cầm máu hiệu quả. Chính vì vậy có thể tận dụng thảo dược này để hỗ trợ điều trị trĩ ngoại ở mức độ nhẹ và hỗ trợ điều trị bệnh trĩ hiệu quả.

Cách xông vùng kín bằng lá trầu không

Lá trầu không giúp làm giảm ngứa hậu môn, cải thiện viêm và ngăn ngừa nhiễm trùng khi bị trĩ ngoại. Ngoài ra, sử dụng lá trầu không còn giúp làm mềm niêm mạc, giãn nở không gian của trực tràng. Từ đó, việc đại tiện có thể diễn ra dễ dàng mà không khiến hậu môn bị đau rát hay chảy máu.

Cách thực hiện:

  • 1 nắm lá trầu không tươi đã được ngâm rửa sạch với nước muối loãng
  • Đun sôi 3 lít nước, vò nhẹ lá trầu rồi thả vào đun thêm 5 phút
  • Sử dụng nước để xông trực tiếp vùng trĩ
  • Sau khi nước nguội, dùng nước này để ngâm rửa hậu môn khoảng 20 phút trước khi đi đại tiện

Cách chữa bệnh trĩ ngoại bằng củ nghệ

Nghệ từ lâu đã là một trong những nguyên liệu chữa các bệnh ở đường tiêu hóa như dạ dày đặc biệt nó còn là dược liệu để chữa bệnh trĩ. Trong nghệ có chứa thành phần Curcumin giúp hạn chế viêm nhiễm và giúp giảm đau.

Cách chữa tắc kinh nguyệt tại nhà từ bột nghệ

Cách thực hiện:

  • Để chữa trĩ bằng nghệ bạn chuẩn bị 1 củ nghệ tươi rửa sạch, 100g rau diếp cá, 2 – 4 quả sung và 1 thìa muối ăn
  • Cho tất cả những nguyên liệu trên vào đun với 1, 5 lít nước
  • Dùng nước này để xông hậu môn trong vòng 15 phút sau đó lau bằng khăn khô

Cách chữa bệnh trĩ bằng lá vông tại nhà

Một trong những cách chữa bệnh trĩ ngoại tại nhà là dùng lá vông để chữa bệnh. Lá vông mặc dù chỉ là loại cây mọc hoang nhưng lại chữa trĩ hiệu quả. Theo Đông y lá vông có đặc tính sát khuẩn, kháng viêm nên sẽ giúp làm dịu các triệu chứng khó chịu của bệnh trĩ ngoại.

Chữa bệnh trĩ bằng lá thầu dầu kết hợp lá vông

Cách thực hiện:

  • Bạn chỉ cần chuẩn bị khoảng 10 lá vông tươi rồi đem rửa sạch bằng nước muối
  • Đem lá vông hơ qua lửa rồi đắp lên hậu môn khi nguội lại hơ và đắp tiếp vào hậu môn.

Lưu ý: trước khi đắp lá vông vào hậu môn bạn nên vệ sinh hậu môn sạch sẽ

Cách chữa trĩ ngoại tại nhà bằng quả sung

Quả sung có chứa rất nhiều vitamin và khoáng chất do đó nó có thể được dùng để chữa nhiều căn bệnh khác nhau. Bạn có thể dùng quả sung để chế biến món ăn hàng ngày hoặc cũng có thể dùng lá sung để chế biến thành nước xông hậu môn để chữa bệnh trĩ.

quả sung còn giúp cải thiện tình trạng sa búi trĩ, sa trực tràng, làm búi trĩ co lại.

Cách thực hiện:

  • Bạn cần chuẩn bị khoảng 20 quả sung tươi vẫn còn xanh và có nhựa, lòng lợn non đã xát muối và trần qua nước sôi và cắt thành từng đoạn nhỏ
  • Thái quả sung làm đôi sau đó thái hành khô và phi thơm cho lòng non vào đảo đều tay nêm nếm gia vị đến khi có mùi thơm
  • Cho quả sung vào đun với 1,5 lít nước đến khi sôi thì vặn nhỏ lửa và cho lòng non vào đun tiếp trong vòng 15 phút.
  • Bạn dùng ăn với cơm hàng ngày, mỗi tuần khoảng 4 đến 5 lần cho đến khi bệnh khỏi hoàn toàn.

Chữa bệnh trĩ ngoại tại nhà bằng lá thiên lý

Lá thiên lý có chứa thành phần alcaloid giúp hạn chế viêm nhiễm, thúc đẩy quá trình làm lành vết thương. Không những thế, nó còn có khả năng sát sung, tính bình, lợi gan, thanh nhiệt, giải độc, tiêu viêm. Do đó với những trường hợp bị mắc trĩ ngoại hoàn toàn có thể áp dụng cách này.

Bài thuốc từ lá thiên lý

Cách thực hiện:

  • Bạn chuẩn bị 1 nắm lá thiên lý tươi, 1 ít muối, 1 ít gạc
  • Lấy lá thiên lý rửa sạch bằng nước muối pha loãng rồi cho vào giã nhuyễn, thêm chút muối vào giã cùng
  • Cho hỗn hợp vào miếng gạc rồi đắp vào hậu môn để chữa bệnh trĩ
  • Giữ nguyên khoảng 25 phút rồi tháo ra vệ sinh hậu môn sạch sẽ
  • Mỗi ngày bạn nên đắp 2 lần để giúp tăng hiệu quả chữa bệnh.

Lưu ý: trước khi đắp lá thiên lý vào hậu môn bạn nên vệ sinh hậu môn sạch sẽ

Những lưu ý khi chữa bệnh trĩ ngoại tại nhà

Cách chữa bệnh trĩ ngoại tại nhà được thực hiện đơn giản, không mất nhiều chi phí lại mang đến những hiệu quả nhất định. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn và hiệu quả điều trị bệnh trĩ tại nhà bạn cần chú ý đến những vấn đề sau đây:

  • Những cách chữa bệnh trĩ trên đây chỉ nên áp dụng với trường hợp mới mắc bệnh trĩ ở giai đoạn nhẹ. Với những trường hợp bị mắc bệnh trĩ nặng có dấu hiệu sa búi trĩ bạn nên đi khám để được tư vấn phương pháp hiệu quả hơn
  • Tham khảo ý kiến các bác sĩ, chuyên gia chữa bệnh trĩ
  • Những phương pháp trên đây cần kiên trì thực hiện trong thời gian dài mới có thể mang lại hiệu quả tốt
  • Để nâng cao hiệu quả điều trị bệnh bạn cần kết hợp thói quen sinh hoạt, chế độ dinh dưỡng lành mạnh và cân bằng bổ sung thêm nhiều chất xơ và các loại thực phẩm giúp nhuận tràng
  • Tăng cường vận động nhẹ nhàng mỗi ngày, tránh mang vác các vật dụng nặng
  • Tập thói quen đi đại tiện vào 1 khung giờ nhất định
  • Trường hợp dị ứng với những nguyên liệu nêu trên bạn không nên áp dụng
  • Nếu sử dụng những nguyên liệu trên đây bạn thấy có những dấu hiệu bất thường nên dừng lại và tư vấn các bác sĩ chuyên khoa
[Shortcode tư vấn hậu môn]

Trên đây là 5 cách chữa bệnh trĩ ngoại tại nhà bằng cách nguyên liệu thiên nhiên dễ thực hiện và phổ biến nhất hiện nay. Tuy nhiên, đây là những bài thuốc dân gian và chưa có các nghiên cứu khoa học khẳng định chính xác mức độ hiệu quả của những phương pháp này. Phương pháp khá lành tính nên các bạn có thể tự áp dụng tại nhà. Nhưng để chắc chắn về tình trạng bệnh cũng như phương pháp điều trị phù hợp và hiệu quả nhất, các bạn nên đến các cơ sở y tế uy tín để được khám và tư vấn cụ thể.

Để không mất cước phí điện thoại

Bạn hãy để lại số điện thoại tại đây
Bác sĩ chuyên khoa sẽ gọi ngay cho bạn

Cam kết bảo mật thông tin tuyệt đối