Chậm Kinh Đau Bụng Lâm Râm Là Dấu Hiệu Bệnh Gì?

Tham vấn y khoa: Tiến sĩ, Bác sĩ Trịnh Tùng ngày 22/01/2022

Kỳ kinh nguyệt bị chậm trễ là hiện tượng có thể gặp ở nhiều chị em xuất phát từ các nguyên nhân khác nhau. Nếu chị em bị chậm kinh đau bụng lâm râm thì đây có thể là dấu hiệu có thai hoặc bệnh lý phụ khoa nào đó.

Vì thế chị em nên quan sát kỹ những triệu chứng đi kèm và tìm hiểu kỹ càng về hiện tượng bất thường này để bảo vệ sức khỏe bản thân.

Chậm kinh là gì?

Chậm kinh là biểu hiện bất thường của chu kỳ kinh nguyệt. Là tình trạng chị em đã đến kỳ kinh nhưng vẫn chưa thấy có sự xuất hiện kinh nguyệt. Tính từ ngày đầu tiên có kinh nguyệt đến ngày thứ 35 mà bạn vẫn chưa thấy máu kinh thì được coi là chậm kinh. Nếu không có kinh nguyệt trong 3 kỳ liên tiếp gọi là vô kinh.

Nguyên nhân kinh nguyệt nhiều trong 1 tháng

Một chu kỳ kinh nguyệt thường kéo dài và dao động trong khoảng 21 – 35 ngày (tính từ ngày bắt đầu của kỳ hành kinh này đến ngày bắt đầu của kỳ hành kinh kế tiếp). Thời gian hành kinh kéo dài khoảng 3 – 5 ngày, lượng máu kinh mất đi trong 1 chu kỳ khoảng 20 – 80ml.

Tùy thuộc vào cơ địa mà mỗi chị em sẽ có thời gian chậm kinh khác nhau. Tuy nhiên nếu chị em bị chậm kinh đau bụng lâm râm thì đây có thể là dấu hiệu nhận biết có thai hoặc là đang nhắc nhở cơ thể đang có tổn thương.

Vậy khi gặp hiện tượng chậm kinh chị em nên làm gì? Chị em nên quan sát những biểu hiện kèm thể nếu có nhiều điều bất thường cần đi thăm khám sớm để tìm ra nguyên nhân và điều trị bệnh nếu có.

Nguyên nhân chậm kinh, đau bụng lâm râm   

Khi có hiện tượng chậm kinh kèm đau bụng lâm râm chị em đầu tiên thường sẽ nghĩ đến là mình có thai, khả năng đó là khá cao. Tuy nhiên cũng có những trường hợp xuất phát từ nguyên nhân bệnh lý phụ khoa nào đó.

Những nguyên nhân có thể gây ra tình trạng chậm kinh, đau bụng bao gồm:

1. Chậm kinh đau bụng lâm râm là dấu hiệu mang thai

Nếu chị em bị chậm kinh, đau bụng mà trước đó có quan hệ tình dục thường xuyên không sử dụng các biện pháp tránh thai thì khả năng cao chị em đã có thai.

Kinh nguyệt ra từng mảng – cảnh báo sảy thai

Nguyên nhân là khi trứng được thụ tinh, lớp niêm mạc tử cung không bong tróc mà được điều hiển dày lên để tạo môi trường thích hợp cho phôi thai làm tổ và phát triển. Quá trình này cũng sẽ gây ra tình trạng đau râm ran vùng bụng dưới nhưng chỉ ở mức độ nhẹ, không gây ra quá nhiều sự ảnh hưởng.

Để có thể xác định chính xác và nhanh chóng bạn thể thử bằng que thử thai. Chị em mang thai ở tuần thứ 2 đã có đủ độ nhạy với que thử thai. Nếu chị em đã có thai thì nên chú ý đi khám thai định kỳ để theo dõi sự phát triển của bé.

2. Trễ kinh đau bụng lâm râm dấu hiệu mang thai ngoài tử cung

Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng trễ kinh đau bụng lâm râm là mang thai ngoài tử cung. Đây là biến chứng thai sản vô cùng nguy hiểm cho mẹ và khả năng sảy thai là rất cao.

Mang thai ngoài tử cung là tình trạng phôi thai được hình thành vì một số lý do mà không phát triển trong tử cung lại di chuyển làm tổ ở những nơi khác như: vòi trứng, cổ tử cung, buồng trứng.

Cũng giống với việc mang thai bình thường, khi mang thai ngoài tử cung, thai phụ cũng sẽ gặp phải tình trạng chậm kinh và đau bụng dưới, nhưng cơn đau sẽ dữ dội hơn, kéo dài hơn tùy thuộc vào vị trí phôi thai làm tổ.

Trễ kinh đau bụng lâm râm dấu hiệu mang thai ngoài tử cung

Nếu không được phát hiện kịp thời túi thai to dần, vỡ ra tràn vào ổ bụng gây nguy hiểm đến sức khỏe và tính mạng của sản phụ.

3. Chậm kinh đau bụng dưới do nguyên nhân khác

Một số nguyên nhân khác dẫn đến hiện tượng chậm kinh mà không phải có thai như:

  • Nữ giới bị mắc bệnh phụ khoa

U xơ tử cung, viêm lộ tuyến cổ tử cung, hội chứng đa nang buồng trứng, u nang buồng trứng, suy buồng trứng, viêm buồng trứng thường sẽ gặp các bất thường trong chu kỳ kinh nguyệt, chậm kinh, kinh nguyệt đến sớm hoặc vô kinh . Các triệu chứng đi kèm thường gặp như: máu kinh vón cục, có mùi khó chịu, tính chất màu sắc bất thường, vùng kín có mùi hôi, ngứa ngáy kèm theo đau bụng dưới âm ỉ, thậm chí là đau dữ dội, từng cơn.

Mắc các bệnh phụ khoa

  • Do rối loạn nội tiết

Điều hòa nội tiết tố nhịp nhàng là điều kiện để chu kỳ kinh nguyệt diễn ra bình thường, tuần hoàn. Khi bất thường trong việc điều tiết nội tiết tố xảy ra khiến cho hệ trục vùng dưới đồi, tuyến yên và buồng trứng hoạt động sai lệch. Từ đó gây mất cân bằng chu kỳ kinh nguyệt dẫn đến các hiện tượng chậm kinh, sớm kinh…

  • Tăng giảm cân đột ngột

Việc tăng giảm cân đột ngột sẽ ảnh hưởng đến quá trình điều tiết estrogen – hormone điều khiển sử tăng sinh của niêm mạc tử cung. Việc sản xuất quá nhiều khiến niêm mạc tử cung tiếp tục tăng sinh dày hơn không có hiện tượng bong tróc dẫn đến tình trạng chậm kinh. Hoặc thiếu estrogen sẽ xuất hiện tình trạng kinh nguyệt đến sớm rong kinh…

Tăng giảm cân đột ngột

  • Do yếu tố tâm lý

Căng thẳng, chế độ sinh hoạt không khoa học như làm việc quá nhiều, thường xuyên trong trạng thái căng thẳng, ăn ngủ thất thường sẽ gây rối loạn kinh nguyệt.

  • Tác dụng phụ của thuốc tránh thai

Nhiều chị em lựa chọn phương pháp tránh thai bằng cách sử dụng thuốc tránh thai hàng ngày hoặc thuốc khẩn cấp. Việc lạm dụng quá thuốc tránh thai trong thời gian dài thường gây ra những tác dụng phụ không mong muốn, đặc biệt là sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp.

Thuốc tránh thai hàng ngày

Tác dụng phụ mà chị em thường gặp nhất là bị trễ kinh, có thể bị chậm 5 ngày hoặc thậm chí là 10 ngày kèm theo đau bụng lâm râm hoặc mất kinh, máu kinh ít hơn bình thường, cơ thể mệt mỏi, khó chịu…

  • Tác dụng phụ của một số loại thuốc đặc trị

Một số thuốc dễ gây chậm kinh như: thuốc chống trầm cảm, thuốc nội tiết, thuốc an thần, thuốc dùng khi hóa trị…Thuốc tuy có tác dụng trị bệnh nhưng lại thường mang tác dụng phụ làm rối loạn thần kinh, rối loạn nội tiết.

Phụ nữ 1 tháng có kinh 3 lần xử lý như thế nào?

Ngoài ra chậm kinh những phụ nữ có thói quen sử dụng nhiều chất kích thích (rượu, bia, thuốc lá,..) thường bị mãn kinh sớm cũng là nguyên nhân gây trễ kinh…

Cách điều trị tình trạng trễ kinh đau bụng lâm râm

Chị em gặp hiện tượng bất thường này thường lo lắng thắc mắc làm sao để khắc phục tình trạng chậm kinh, đau bụng lâm râm. Theo các bác sĩ phòng khám Đa Khoa Cộng Đồng chia sẻ, muốn điều trị tình trạng trễ kinh cần biết nó xuất phát phát từ nguyên nhân nào, mỗi bệnh lý sẽ có cách điều trị khác nhau.

Vì thế khi chị em thấy tình trạng trễ kinh quá 7 ngày kèm theo các hiện tượng đau bụng, mệt mỏi thì cần đến các cơ sở y tế uy tín để bác sĩ thăm khám và tìm ra nguyên nhân từ đó đưa ra phác đồ điều trị nếu có.

1. Điều trị chứng chậm kinh kèm đau bụng dưới bằng thuốc

Đối với những trường hợp chậm kinh, đau bụng lâm râm do rối loạn nội tiết tố, cơ thể suy nhược hay bệnh viêm nhiễm nhẹ thì bác sĩ sẽ sử dụng thuốc để điều trị bệnh

Bị rong kinh có nên dùng thuốc tránh thai

Tùy thuộc nguyên nhân gây bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định các loại thuốc thích hợp:

  • Thuốc chữa bệnh phụ khoa: Tùy vào từng bệnh lý mà được chỉ định dùng thuốc kháng sinh, thuốc điều trị chuyên biệt.
  • Thuốc bổ sung nội tiết tố:Chị em bị chậm kinh, đau bụng dưới do mất cân bằng nội tiết tố, chế độ sinh hoạt, dinh dưỡng,… sẽ được sử dụng loại thuốc này.
  • Thuốc giúp thúc đẩy tuần hoàn máu: Giúp tăng cường sinh lý cho cơ thể.
  • Thuốc Tây kết hợp với Đông y: Điều hòa kinh nguyệt ổn định

2. Điều trị trễ kinh, đau bụng bằng phương pháp ngoại khoa

Đối với nữ giới bị chậm kinh do mắc bệnh lý phụ khoa ở mức độ nặng dùng các phương pháp khác không còn hiệu quả bác sĩ buộc phải chỉ định áp dụng phương pháp ngoại khoa can thiệp.

Điều trị viêm lộ tuyến bằng đốt laser, đốt điện, áp lạnh

Tùy vào từng diện bệnh, bác sĩ sẽ áp dụng các thủ thuật ngoại khoa phù hợp như:

  • Điều trị bằng sóng ngắn tần số cao
  • Điều trị bằng sóng hồng ngoại
  • Đốt điện
  • Áp lạnh
  • Đông – Tây y kết hợp

Đặc biệt với trường hợp chậm kinh do mang thai ngoài tử cung thì cần phải thực hiện phẫu thuật lấy phôi thai ra càng sớm càng tốt. Nếu khi phôi thai bị vỡ bác sĩ buộc phải cắt bỏ vòi trứng ảnh hưởng đến khả năng có con sau này, nguy hiểm nhất là tình trạng mất máu, tràn dịch ổ bụng có thể dẫn đến tử vong.

3. Khắc phục tình trạng trễ kinh đau bụng lâm râm bằng cách điều chỉnh thói quen sinh hoạt

Với những chị em bị chậm kinh, rối loạn chu kỳ kinh nguyệt do yếu tố tâm lý, rối loạn nội tiết tố thì có thể khắc phục bằng cách thay đổi những thói quen xấu, thiết lập những thói quen sống lành mạnh khoa học.

Uống nhiều nước lọc

Những thói quen sinh hoạt thường ngày bạn nên duy trì thực hiện như:

  • Uống đủ nước mỗi ngày (từ 1,5 – 2 lít) để thanh lọc cơ thể, điều hòa kinh nguyệt,…
  • Ăn uống đầy đủ dưỡng chất, hạn chế ăn đồ cay nóng và thức ăn nhanh, ăn nhiều trái cây tươi, nhất là các loại trái cây giàu đạm, kali
  • Giữ tâm trạng thoải mái, vui vẻ và ổn định
  • Tập luyện thể dục thể thao thường xuyên
  • Vệ sinh vùng kín sạch sẽ đúng cách, tắm bằng nước ấm.
[Shortcode tư vấn phụ khoa]

Bài viết trên đây đã cung cấp những thông tin về tình trạng chậm kinh, đau bụng lâm râm hi vọng có thể giúp chị em hiểu rõ hiện tượng bất thường này để bảo vệ sức khỏe của bản thân. Nếu bạn đọc có bất cứ thắc mắc gì xung quanh vấn đề bệnh phụ khoa hãy liên hệ với bác sĩ chuyên khoa của chúng tôi để nhận được tư vấn và hỗ trợ kịp thời.

Để không mất cước phí điện thoại

Bạn hãy để lại số điện thoại tại đây
Bác sĩ chuyên khoa sẽ gọi ngay cho bạn

Cam kết bảo mật thông tin tuyệt đối