[ Cách Trị Tiểu Buốt Tại Nhà ] – 10 Cách Đơn Giản Mà Hiệu Quả
Có những cách nào trị tiểu buốt tại nhà là vấn đề được nhiều người mắc chứng tiểu buốt rất quan tâm. Bởi tiểu buốt gây rất nhiều phiền toái trong sinh hoạt hàng ngày, ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe.
Bài viết dưới đây chúng tôi xin chia sẻ với bạn đọc 10 cách trị tiểu buốt tại nhà vô cùng hiệu quả.
Nguyên nhân gây tiểu buốt
Tiểu buốt là tình trạng khi đi tiểu người bệnh cảm thấy đau đớn, khó chịu, nước tiểu đi đến đâu sẽ thấy buốt đến đấy.. Hiện tượng tiểu buốt có thể gây ra do nhiều nguyên nhân có thể là nguyên nhân bệnh lý, nhưng cũng có thể là do nguyên nhân chủ quan trong vệ sinh vùng kín.
Nếu bạn thấy nước tiểu có tính chất khác lạ như: có mủ, có mùi, đau khi quan hệ, đau bụng dưới…nguy cơ cao bạn đang mắc bệnh lý viêm nhiễm đường tiết niệu. Lúc này bạn cần sớm đến các cơ sở y tế kiểm tra và điều trị nếu có bệnh.
Các nguyên nhân gây bệnh bao gồm:
- Nguyên nhân vệ sinh vùng kín: Vệ sinh vùng kín không đúng cách, không sạch sẽ, stress kéo dài thay đổi hormone trong cơ thể, mặc quần lót quá chật, quan hệ tình dục mạnh, tần suất cao… gây tổn thương khiến vùng kín bị viêm nhiễm nhẹ.
- Nguyên nhân bệnh lý: Người bệnh bị mắc các bệnh lý như: viêm đường tiết niệu, sỏi bàng quang, lao đường tiết niệu, hoặc các bệnh xã hội như bệnh lậu, mụn sinh dục.
Đối với những nguyên nhân gây ra do bệnh lý bạn cần đi thăm khám tìm nguyên nhân chính xác gây và điều trị bệnh kịp thời.
Còn đối với những trường hợp bị tiểu buốt do nguyên nhân vệ sinh không sạch sẽ, viêm nhiễm nhẹ, tính chất nước tiểu bình thường không có mủ, không mùi hôi tanh bạn có thể tham khảo các cách trị tiểu buốt tại nhà, để hỗ trợ khắc phục tình trạng này.
Danh sách 10 cách trị tiểu buốt tại nhà hữu hiệu
Chữa chứng tiểu buốt tại nhà bằng các bài thuốc nam được khá nhiều người áp dụng bởi chúng lành tính, an toàn với sức khỏe và có hiệu quả.
Dưới đây là 10 cách trị tiểu buốt tại nhà đơn giản hiệu quả, đã có nhiều người bệnh áp dụng và thành công, bạn có thể tham khảo.
1. Chữa tiểu buốt bằng rau mồng tơi
Rau mồng tơi có vị ngọt, tính hàn, giúp nhuận tràng, thanh lọc độc tố, mỡ máu, đái buốt, đái dắt rất tốt.
Dùng rau mồng tơi trị tiểu buốt, bạn có thế áp dụng cách đơn giản sau:
- Lấy cuống và phần lá mồng tơi rửa sạch, để ráo nước
- Đun cùng với nước.
- Sử dụng nước mồng tơi uống như nước trà hàng ngày.
Chú ý những người bị đại tiện lỏng hoặc lạnh bụng không nên sử dụng vì rau mồng tơi có tính hàn, sử dụng nhiều sẽ bị lạnh bụng.
2. Chữa tiểu buốt tại nhà bằng cây mã đề
Theo Y học cổ truyền, mã đề là một thảo dược tính lạnh, vị ngọt. Quy kinh thận, bàng quang, phế, mã đề có tác dụng lợi tiểu, tiêu thũng, tiêu phù, giúp cơ thể kháng viêm giải độc tố…. Do đó mã đề là một vị thuốc được sử dụng để điều trị các bệnh lý về thận, đường tiết niệu- gây tiểu buốt, tiểu rắt.
Điều trị chứng tiểu buốt bằng cây mã đề, người bệnh có thể áp dụng theo 2 cách sau:
Cách 1: Hãm trà
- Sử dụng 50g lá mã đề khô
- Đun với 1,5 lít nước hoặc hãm lá mã đề như hãm trà
- Uống hàng ngày như uống trà
Cách 2: Cô đặc nước mã đề
- Dùng 20g-40g mã đề
- 1,5 lít nước rồi đun sôi nhỏ lửa, khi còn 500ml nước thì dừng lại.
- Nên uống 2 lần/ngày.
Chú ý: Mã đề dùng tốt nhất vào buổi sáng, sau ăn 30 phút. Phụ nữ có thai, trẻ nhỏ cần thận trọng khi sử dụng mã đề. Người cao tuổi thận yếu, thận hư không nên dùng mã đề để tránh gây đi tiểu đêm.
3. Chữa tiểu buốt bằng sắn dây
Sắn dây có tính mát, vị ngọt và có hiệu quả trong việc thanh nhiệt, giải độc, giải rượu, thông đường tiết niệu.
Sử dụng sắn dây chữa chứng tiểu buốt bạn thể áp dụng như sau:
- Sắn dây cạo sạch vỏ, thái thành từng miếng mỏng
- Sau đó đem phơi khô và sấy giòn.
- Nghiền nhỏ sắn dây rồi đem rây cho mịn, bảo quản trong lọ kín dùng dần
- Hòa với nước ấm uống hàng ngày
4. Trị tiểu buốt bằng bèo cái
Bèo cái là cây thủy sinh thường mọc ở ao, sông. Bèo cái có tác dụng lợi tiểu rất hiệu quả và có công dụng khá tốt khi chữa tiểu buốt.
Dùng bèo cái trị tiểu buốt bạn có thể áp dụng cách đơn giản sau:
- Lấy bào cái về loại bỏ dễ, rửa sạch
- Kết hợp với lá thài lài, lá mã để, lá rễ tranh
- Đem sao vàng phơi cho nguôi
- Mỗi lần dùng bạn lấy một nắm to bỏ vào ấm sắc lên uống mỗi ngày
Nếu thấy đắng có thể bỏ thêm chút đường để dễ uống hơn.
5. Chữa tiểu rắt bằng da vàng mề gà
Theo Đông y, mề gà có vị ngọt, tính bình có tác dụng tiêu thủy cốc, lý tỳ vị. Nhiều người sử dụng da vàng mề gà để điều trị tiểu buốt, tiểu rắt và tình trạng kiết lỵ,…
Các trị tiểu buốt tại nhà bằng da vàng mề gà, bạn có thể áp dụng cách đơn giản sau:
- Lấy khoảng 20 cái da vàng mề gà rửa sạch để ráo nước
- rang trên chảo cho cháy rồi giã nhỏ
- Sau đó cho vào lọ thủy tinh để bảo quản dùng dần
- Mỗi ngày uống với nước sôi để nguội sẽ không thấy tiểu buốt nữa.
6. Chữa tiểu buốt bằng kim tiền thảo
Là một trong những vị thuốc Đông y, kim tiền thảo có tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, lợi tiểu nên đã được sử dụng để trị tiểu buốt, các bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu…
Bài thuốc chữa tiểu buốt bằng kim tiền thảo cụ thể như:
- Chuẩn bị : 30g kim tiền thảo, 12g đào nhân, 15g xa tiền tử, đào nhân 10g, ô dược 10g.
- Rửa sạch các nguyên liệu
- Cho tất cả dược liệu vào ấm, sắc uống mỗi ngày
7. Chữa tiểu buốt bằng mật ong và giấm táo
Trong mật ong và giấm táo có hàm lượng các thành phần chất chống oxy hóa dồi dào giúp cơ thể kháng viêm và miễn dịch được tốt hơn.
Mỗi buổi sáng bạn chỉ cần pha 1 cốc nước ấm mật ong với 2 thìa nhỏ giấm táo, uống thường xuyên sẽ thấy chứng tiểu buốt được thuyên giảm.
8. Trị tiểu buốt bằng chế độ sống lành mạnh
Thiết lập chế độ sống lành mạnh, ăn uống khoa học và nghỉ ngơi hợp lý kết hợp là phương pháp đơn giản cải thiện và giữ gìn được sức khỏe của bản thân chống lại các mầm bệnh bên ngoài.
Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày giúp làm loãng nước tiểu, đẩy vi khuẩn ra ngoài cơ thể.
Bổ sung nhiều loại thực phẩm tươi mát như rau xanh, trái cây chứa nhiều vitamin C đặc biệt là rau má, cam, chanh, bưởi, dừa có tác dụng kháng khuẩn, kháng viêm hiệu quả.
Hạn chế sử dụng các thực phẩm không có lợi như: thực phẩm đông lạnh, thực phẩm đóng gói sẵn, các chất kích thích (bia, rượu, cà phê..). Không nên ăn đồ quá cay nóng và nhiều dầu mỡ.
9. Luyện tập thể dục thể thao thường xuyên
Thường xuyên tập thể dục, chơi các môn thể thao lành mạnh cũng là một cách nâng cao sức khỏe, tăng sức đề kháng bảo vệ bản thân những yếu tố gây bệnh.
Tuy nhiên bạn nên chọn những môn thể thao nhẹ, tập luyện với tần suất vừa phải để có được sức khỏe bền bỉ.
10. Trị tiểu buốt bằng thuốc kháng sinh
Chứng tiểu buốt thường xuất phát từ nguyên nhân viêm đường tiết niệu do vi khuẩn, vi nấm. Do đó thuốc kháng sinh là phương chính và hiệu quả trong tiệt diệt vi nấm, vi khuẩn để điều trị viêm đường tiết niệu. Các loại thuốc kháng sinh thường được sử dụng như: trimethoprim, sulfamethoxazole, Fosfomycin, Nitrofurantoin hay các nhóm thuốc như quinolon, macrolid, cyclin giúp tăng cường kháng khuẩn.
Khi lậu biến chứng gây viêm hệ đường tiết niệu cũng gây ra chứng tiểu buốt, tiểu rắt. Lúc này cần điều trị bệnh bằng các loại thuốc kháng sinh đặc trị lậu. Một số thuốc kháng sinh được WHO công nhận hiệu quả, đưa vào lộ trình điều trị bệnh lậu như: Ceftriaxone 250mg, Spectinomycin 2g, Cefixim 400mg, Doxycyclin 100mg.
Lưu ý: Liều lượng cũng như thời gian sử dụng thuốc như thế nào, người bệnh nên tuân thủ theo sự chỉ dẫn của bác sĩ để có tác dụng tốt nhất và không bị nhờn thuốc.
Khi nào bị tiểu buốt nên đi gặp bác sĩ
Tiểu buốt đa phần đều xuất phát do viêm nhiễm. Nếu không điều trị kịp thời sẽ dễ lây lan sang các bộ phận lân cận gây biến chứng ảnh hưởng đến sức khỏe và khả năng sinh sản. Do đó khi thấy chứng tiểu buốt kèm theo các hiện tượng bất thường của nước tiểu: có mùi hôi khó chịu, có mủ, nước tiểu đục, đau rát vùng bộ phận sinh dục….bạn cần sớm đến các cơ sở y tế uy tín để thăm khám và điều trị bệnh kịp thời nếu có.
Hiện nay Phòng Khám Đa Khoa Quốc Tế Cộng Đồng – 139C Bà Triệu đang đưa ra cho người bệnh những ưu đãi nam khoa, phụ khoa toàn diện hỗ trợ tầm soát bệnh lý sức khỏe.
Khi đến thăm khám, bạn sẽ được trực tiếp thăm khám, tư vấn và điều trị bởi các bác sĩ chuyên khoa như: Bác sĩ Lê Thị Nhài – Chuyên Sản Phụ khoa – nguyên trưởng khoa Sản phụ khoa, bệnh viện Đa Khoa Thái Bình, hơn 33 năm kinh nghiệm điều trị bệnh phụ khoa; Bác sĩ Đỗ Quang Thế – nguyên trưởng khoa Ngoại tiêu hóa bệnh viện Hữu Nghị Việt Xô, hơn 40 năm điều trị các bệnh lý ngoại khoa tiêu hóa. Ngoài ra còn các cộng sự của bác sĩ, đội ngũ kỹ thuật viên xét nghiệm, nhân viên y tế chuyên nghiệp hỗ trợ bác sĩ điều trị bệnh hiệu quả.
Do đó nếu có vấn đề khó nói về phụ khoa, nam khoa bạn có thể tin tưởng đến khám chữa tại đây.
Trên đây 10 cách trị tiểu buốt tại nhà bằng các bài thuốc nam, mẹo dân gian nhiều người đã áp dụng và thành công, bạn có thể tham khảo. Hi vọng có thể giúp bạn đọc khác phục được tình trạng tiểu buốt khó chịu này. Nếu bạn còn bất cứ vấn đề gì về các vấn đề nam khoa, phụ khoa hãy liên hệ ngay với bác sĩ chuyên khoa của chúng tôi để nhận được hỗ trợ kịp thời và miễn phí.