[ Vô Sinh Có Chữa Được Không ] – Phương Pháp Điều Trị Như Thế Nào?
Vô sinh là tình trạng không hiếm gặp ở các cặp vợ chồng hiện nay. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng vô sinh – hiếm muộn thì rất nhiều. Tuy nhiên điều người bệnh quan tâm và mong mỏi hơn cả là vô sinh có chữa được không, chữa như thế nào?
Vậy quý độc giả hãy tham khảo bài viết dưới đây để có được giải đáp thỏa đáng!
Vô sinh có chữa được không?
Vô sinh là tình trạng vợ chồng thực hiện quan hệ đều đặn trong 1 năm, không sử dụng biện pháp tránh thai nhưng không có con.
Vô sinh được chia thành 2 dạng:
- Vô sinh nguyên phát: Cặp vợ chồng duy trì quan hệ thường xuyên trên 1 năm mà chưa từng có con
- Vô sinh thứ phát: Đã có con hoặc đã từng mang thai nhưng sau đó không thể mang thai nữa.
Theo các chuyên gia y tế cho biết có khoảng 40% các trường hợp vô sinh do nam giới, 40% có do nữ giới, 10% do cả hai bên và 10% vô sinh không rõ nguyên nhân. Với nền phát triển của y học hiện đại, vô sinh hoàn toàn có thể chữa được. Tuy nhiên, muốn điều trị vô sinh quan trọng nhất là cần sự phối hợp của cả hai vợ chồng .
Vì thế vợ chồng nên cùng nhau đến các cơ sở y tế uy tín để thăm khám và tìm ra nguyên nhân chính xác gây bệnh. Từ đó đưa ra lộ trình điều trị và tiên đoán xác suất mang thai thành công cho bạn. Nguyên tắc điều trị vô sinh cũng như các điều trị các bệnh khác, càng chữa trị sớm thì hiệu quả điều trị, khả năng khỏi bệnh càng cao.
Điều trị vô sinh như thế nào?
Vô sinh có chữa được không, câu trả lời là có, tuy nhiên với từng trường hợp sẽ có các cách điều trị phù hợp theo nguyên nhân gây bệnh. Cấu tạo bộ phận sinh sản ở nam giới và nữ giới là khác nhau nên nguyên nhân gây vô sinh cũng khác nhau. Từ đó mà phương pháp điều trị bệnh cũng không giống nhau.
Điều trị vô sinh ở nam giới
Bệnh vô sinh nam có chữa được không còn phụ thuộc vào nguyên nhân và tình trạng bệnh. Để quá trình điều trị có hiệu quả cao thì việc chẩn đoán chính xác nguyên nhân là vô cùng quan trọng.
1. Tìm nguyên nhân gây vô sinh ở nam giới
Nguyên nhân bệnh có thể đến từ bệnh lý nam khoa hoặc do sinh lý.Thông thường vô sinh ở nam giới là do sự thiếu hụt tinh dịch và chất lượng tinh dịch kém.
Một số nguyên nhân phổ biến gây vô sinh nam bao gồm:
- Bị giãn tĩnh mạch thừng tinh: các tĩnh mạch dẫn lưu cho tinh hoàn bị kéo dãn bất thường sẽ là nguyên nhân gây vô sinh, chiếm tới 38% các trường hợp vô sinh.
- Nhiễm trùng tinh hoàn và tuyến tiền liệt: nam giới bị mắc các bệnh phụ khoa, viêm nhiễm nặng ở hầu hết các cơ quan trong bộ phận sinh dục như viêm mào tinh hoàn, viêm tinh hoàn, viêm tuyến tiền liệt…
- Các vấn đề di truyền: Hội chứng Klinefelter, hội chứng Kallmann, hội chứng Kartagener, xơ nang… gây ra những bất thường trong sự phát triển của cơ quan sinh sản nam. Thậm chí một số trường hợp có thể không có ống dẫn tinh (bẩm sinh).
- Một số loại thuốc: như steroid đồng hóa, hóa trị ung thư, hoặc thuốc chống động kinh… có thể làm khả năng sản xuất và chất lượng tinh trùng.
- Xuất tinh ngược: Khi đó, tinh dịch xuất ngược vào bàng quang thay vì ra khỏi dương vật.
- Tắc nghẽn hệ thống ống giữa tinh: tổn thương ống dẫn tinh do tai nạn, phẫu thuật, nhiễm trùng…
- Kháng thể chống tinh trùng: đây là do hệ miễn dịch xác định nhầm tinh trùng là kháng nguyên xâm nhập có hại và tiêu diệt chúng.
2. Lộ trình điều trị vô sinh ở nam giới
2.1. Xét nghiệm chẩn đoán nguyên nhân
Bước đầu bác sĩ sẽ thăm khám lâm sàng triệu chứng, tiền sử quan hệ sau đó sẽ chỉ định người bệnh thực hiện các xét nghiệm cần thiết hỗ trợ cho việc tìm nguyên nhân gây vô sinh.
Một số xét nghiệm thường được thực hiện cho nam giới bao gồm:
- Làm xét nghiệm tinh dịch đồ
- Siêu âm bìu
- Xét nghiệm hormone sinh dục
- Xét nghiệm yếu tố di truyền
- Xét nghiệm nước tiểu sau khi xuất tính
- Sinh thiết tinh hoàn.
2.2. Điều trị bệnh theo nguyên nhân
Sau khi chẩn đoán được nguyên nhân gây vô sinh, bác sĩ sẽ bắt đầu tiến hành điều trị kết hợp giữa nhiều phương pháp.
2.3. Các phương pháp điều trị vô sinh ở nam
a. Phẫu thuật
Những trường hợp buộc phải chỉ định phẫu thuật thường là nam giới đang gặp vấn đề bất thường ở bộ phận thực hiện chức năng sinh sản như: tắc nghẽn ống dẫn tinh, giãn tĩnh mạch ở tinh hoàn…
Phẫu thuật điều trị giúp nam giới có đủ điều kiện để giải phóng tinh trùng, tăng tỷ lệ thụ tinh.
b. Điều trị nhiễm trùng
Đối với những nam giới bị vô sinh do nhiễm trùng bộ phận sinh dục, bác sĩ sẽ áp dụng phương pháp điều trị bằng kháng sinh. Thuốc kháng sinh có thể chữa khỏi hẳn các bệnh nhiễm trùng đường sinh sản. Tuy nhiên không chắc chắn có thể phục hồi khả năng sinh sản bởi vì nhiễm trùng thường gây tổn thương để lại di chứng. Tùy vào di chứng để lại bác sĩ sẽ lên phác đồ điều trị tiếp theo
c. Phương pháp điều trị liên quan đến các vấn đề về quan hệ tình dục
Phương pháp này sử dụng với những nam giới bị rối loạn cương dương hoặc xuất tinh sớm.Bác sĩ sẽ xem xét mức độ mà chỉ định dùng thuốc hoặc can thiệp ngoại khoa để cải thiện khả năng sinh sản.
d. Điều trị bằng hormone và thuốc
Đối với những nam giới bị rối loạn nội tiết tố nam, cao hoặc thấp lượng hormone testosterone. Bác sĩ có thể đề nghị thay thế hormone hoặc thuốc.
e. Hỗ trợ sinh sản (ART)
Phương pháp này bao gồm lấy tinh trùng thông qua xuất tinh bình thường hoặc từ các các cá nhân hiến tặng được ủ đông. Sau đó thực hiện các phương pháp hỗ trợ sinh sản như: thụ tinh trong ống nghiệm, bơm tinh trùng vào tử cung, tiêm tinh trùng vào tương bào noãn
Hiện nay phương pháp này đang được đánh giá là có hiệu quả nhất có tỉ lệ thụ thai cao.
Điều trị vô sinh ở nữ giới
Điều trị vô sinh ở nữ giới có phần phức tạp và khó khăn hơn so với nam giới. Bởi vì cấu tạo bộ phận sin dục của nữ giới nằm hoàn toàn bên trong nên các viêm nhiễm tổn thương khó phát hiện sớm gây khó khăn cho việc điều trị.
1. Tìm nguyên nhân gây vô sinh ở nữ giới
Một số nguyên nhân cơ bản gây vô sinh ở nữ giới thường gặp như:
- Bất thường phóng noãn: Các yếu tố ảnh hưởng đến vòng kinh không phóng noãn là do sự bất thường ở trục dưới đồi – tuyến yên – buồng trứng.
- Vòi tử cung bị viêm nhiễm tổn thương: Các bệnh lý có thể gây tổn thương vòi tử cung như: viêm nhiễm đường sinh dục, bệnh lây qua đường tình dục, tiền sử phẫu thuật vùng chậu và vòi tử cung, lạc nội mạc tử cung ở vòi tử cung, bất thường bẩm sinh ở vòi tử cung hay do triệt sản.
- Mắc bệnh lý tại tử cung: U xơ tử cung, viêm dính buồng tử cung, bất thường bẩm sinh :tử cung hai sừng, vách ngăn tử cung, không có tử cung…
- Bất thường tại cổ tử cung: Chất dịch nhầy kém, tính chất bị biến đổi có kháng thể kháng tinh trùng, tổn thương ở cổ tử cung do can thiệp thủ thuật (khoét chóp, đốt điện…), cổ tử cung ngắn.
- Vô sinh không rõ nguyên nhân
Theo các bác sĩ phụ sản chia sẻ có khoảng 10% trường hợp vô sinh không thể tìm nguyên nhân chính xác sau khi đã thăm khám và làm tất cả các xét nghiệm cần thiết để thăm dò và chẩn đoán.
2. Lộ trình điều trị vô sinh ở nữ giới
a. Thăm khám và làm xét nghiệm chẩn đoán
Các xét nghiệm cùng với khám lâm sàng ở nữ giới được thực hiện với mục đích tìm ra vấn đề trong quá trình rụng trứng, nguyên nhân chính gây vô sinh. Một số xét nghiệm thường được bác sĩ yêu cầu xét nghiệm bao gồm:
- Chụp X-quang buồng tử cung
- Kiểm tra khả năng dự trữ của buồng trứng (chỉ số AMH)
- Xét nghiệm hormone sinh dục
- Siêu âm vùng xương chậu
- Kiểm tra quá trình rụng trứng
Sau khi chẩn đoán được nguyên nhân gây vô sinh, bác sĩ sẽ bắt đầu tiến hành điều trị kết hợp giữa nhiều phương pháp.
b. Điều trị vô sinh ở nữ giới theo nguyên nhân
Một số phụ nữ chỉ cần một hoặc hơn một liệu pháp điều trị để cải thiện khả năng sinh sản. Tuy nhiên cũng không ít trường hợp phải thực hiện những phương pháp điều trị phức tạp, nhiều lần thời gian kéo dài.
3. Một số phương pháp điều trị vô sinh ở nữ giới
a. Kích thích rụng trứng bằng thuốc sinh sản
Đối với những chị em bị vô sinh do rối loạn rụng trứng, bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng thuốc sinh sản. Những loại thuốc này cũng có tác dụng khiến buồng trứng giải phóng nhiều trứng (thông thường, mỗi tháng chỉ rụng 1 quả trứng)
Một số loại thuốc kê đơn được dùng để điều trị các vấn đề về rụng trứng:
- Clomiphene citrate (Clomid, Serophene)
- Gonadotropins (như là Gonal-F, Follistim, Humegon và Pregnyl),
- Letrozole
Gonadotropins có thể kích hoạt rụng trứng khi Clomid hoặc Serophene không hoạt động.
Tuy nhiên, những loại thuốc này đều có lợi ích và rủi ro riêng, do đó bạn nên tham vấn ý kiến của bác sĩ và dự phòng rủi ro.
b. Thụ tinh trong tử cung (IUI)
Sàng lọc tinh trùng khỏe mạnh-đã được rửa bằng dung dịch đặc biệt. Sau đó đưa trực tiếp tinh trùng vào tử cung trong khoảng thời gian buồng trứng giải phóng một hoặc nhiều trứng để thụ tinh.
Thời gian của quá trình này sẽ cần phối hợp với chu kỳ rụng trứng bình thường hoặc sử dụng với một số loại thuốc sinh sản.
c. Phẫu thuật để phục hồi khả năng sinh sản
Ở nữ giới gặp các vấn đề về tử cung như: polyp nội mạc tử cung, u xơ tử cung có thể được điều trị bằng phẫu thuật nội soi. Phương pháp này sẽ điều trị loại bỏ mô sẹo, lạc nội mạc tử cung, u nang buồng trứng, mở ống bị chặn chít hẹp.
d. Thụ tinh trong ống nghiệm (IVF)
Kỹ thuật IVF là thụ tinh trứng và tinh trùng trên ống nghiệm để tạo thành phôi. Phôi này sẽ được đưa vào tử cung của nữ giới thực hiện quá trình mang thai bình thường.
Quy trình thực hiện kỹ thuật cơ bản gồm các bước như sau:
- Khi trứng trưởng thành, bác sĩ sẽ siêu âm để thu thập trứng
- Tinh trùng sẽ được thu thập, rửa sạch với dung dịch đặc biệt và cho kết hợp với trứng trong đĩa cấy
- Nuôi cấy từ 2- 3 ngày, phôi hoặc trứng được thụ tinh, được đưa trở lại tử cung của nữ giới
Trong trường hợp thừa phôi có thể sử dụng phương pháp đông lạnh để lưu lại sử dụng lần sau.
e. Mang thai hộ
Đối với những phụ nữ có tử cung nhưng không có đủ chức năng để giữ thai hoặc những người mang thai có nguy cơ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ thì có thể lựa chọn phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm (IVF) và sau đó đặt phôi vào tử cung của người mang thai hộ.
Qua thông tin bài viết trên đây chắc chắn quý độc giả có thể tìm được đáp án của câu hỏi vô sinh có chữa được không và chữa như thế nào? Hi vọng những thông tin này hữu ích cho bạn. Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc gì xung quanh vấn đề vô sinh – hiếm muộn hãy liên hệ với bác sĩ chuyên khoa của chúng tôi để nhận được giải đáp chính xác đáng tin cậy.