Viêm Niệu Đạo Có Lây Không? – Bác Sĩ Chuyên Khoa Tư Vấn
Bất kể tình trạng viêm nhiễm nào cũng đều có khả năng lây truyền và viêm niệu đạo cũng không ngoại lệ. Bởi vì viêm nhiễm xảy ra là do các tác nhân sống như: vi khuẩn, virus, nấm, ký sinh trùng …xâm nhập vào cơ thể và đây chính là vật chủ duy nhất nó có thể tồn tại.
Hãy tham khảo bài viết dưới đây để hiểu rõ viêm niệu đạo có lây không và lây qua con đường nào.
Viêm niệu đạo có lây không?
Viêm niệu đạo là tình trạng nhiễm trùng đường niệu đạo. Nguyên nhân gây bệnh chủ yếu do vi khuẩn, ký sinh trùng, nấm như: E.coli, Trichomonas, Chlamydia, Mycoplasma, các loại vi khuẩn kỵ khí, vi khuẩn Gram âm và Gram dương hoặc nấm candida… gây ra. Nên bệnh hoàn toàn có khả năng lây nhiễm từ người bị bệnh sang người khỏe mạnh.
Niệu đạo là bộ phận thuộc đường tiết niệu có nhiệm vụ dẫn nước tiểu từ bàng quang ra khỏi cơ thể. Nên khi bị viêm niệu đạo người bệnh sẽ thường gặp những dấu hiệu bất thường ở mọi quãng đường dẫn nước tiểu ra ngoài, hoặc bệnh nặng có thể lây lan khắp các cơ quan vùng bụng dưới gây ra những đau đớn dữ dội.
Một số triệu chứng viêm niệu đạo như:
- Đi tiểu nhiều lần, tiểu buốt, tiểu rắt, thậm chí có thể bị bí tiểu
- Đau bụng dưới, vùng xương mu, thắt lưng, con đau càng tăng khi viêm nhiễm càng nặng
- Đau khi quan hệ, giảm ham muốn tình dục
- Có thể bị nổi hạch bẹn gây sốt, cơ thể mệt mỏi
- Ở nam giới: Dương vật luôn trong trạng thái căng tức, bị sưng tấy, ngứa lỗ sáo, đau phần bìu. Đau khi quan hệ, đặc biệt lúc cương cứng xuất tinh. Vào buổi sáng sớm ở lỗ niệu đạo thường có chất dịch nhầy chảy ra
- Ở nữ giới: vùng kín ngứa ngáy nóng rát, khí hư ra nhiều có mùi hôi, thường có màu xanh trắng hoặc ngà vàng.
Dựa vào triệu chứng, tình trạng tiến triển của bệnh có thể phân thành 2 cấp: viêm niệu đạo mãn tính và cấp tính.
Dựa vào nguyên nhân gây bệnh viêm niệu đạo thì có thể phân biệt thành 2 dạng là: viêm niệu đạo không do lậu và viêm niệu đạo do lậu.
Bản thân bệnh lậu cũng đã là bệnh lây truyền qua đường tình dục nên bị viêm niệu đạo do lậu là chắc chắn lây lan mầm bệnh viêm nhiễm. Còn đối với những trường viêm niệu đạo không do lậu, nhưng lại do những vi sinh vật có hại khác thì khả năng lây nhiễm là vẫn như nhau.
Như vậy, đáp án cho thắc mắc viêm niệu đạo có lây không là: Viêm niệu đạo hoàn toàn có khả năng lây truyền từ người mắc bệnh sang người khỏe mạnh khác.
Con đường lây nhiễm viêm niệu đạo
Nguyên tắc lây nhiễm của các bệnh lý truyền nhiễm là cơ thể tiếp xúc trực tiếp với vùng dịch của của người bệnh. Từ đó để mầm bệnh xâm nhập vào cơ thể sinh sôi phát triển và gây bệnh. Bệnh viêm niệu đạo cũng như thế, bởi vì tác nhân gây bệnh của nó chính là vi khuẩn, ký sinh trùng…
Các con đường lây truyền viêm niệu đạo cụ thể là:
1. Lây lan do tiếp xúc với mầm bệnh
Dịch nhầy âm đạo/ niệu đạo là nơi chứa nhiều vi khuẩn gây bệnh nhất. Do đó khi tiếp xúc gián tiếp với dịch nhầy của người bệnh qua các vật mang bệnh như: khăn tắm, bồn cầu, mặc chung đồ lót… bạn có thể bị lây nhiễm bệnh. Tuy nhiên những vi khuẩn này, đặc biệt là lậu không tồn tại được quá lâu ngoài vật chủ (con người), do đó khả năng lây truyền qua con đường tiếp xúc gian tiếp này vẫn có nhưng thấp hơn so với các con đường khác.
2. Lây nhiễm viêm niệu đạo qua đường tình dục
Quan hệ tình dục không an toàn, không sử dụng bao cao su là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến lây nhiễm âm đạo. Mầm bệnh tồn tại trong dịch nhầy bộ phận sinh dục, trong quá trình giao hợp giúp chúng xâm nhập và tấn công được vào sâu bên trong cơ thể hơn đối phương hơn.
Trên thực tế đã được trung tâm kiểm soát dịch tễ điều tra và báo cáo, viêm nhiễm âm đạo thường xảy ra cùng lúc cả vợ và chồng. Nếu chồng mắc viêm niệu đạo thì vợ cũng là đối tượng mắc bệnh và ngược lại. Đây là lý do khiến các bác sĩ thường khuyên điều trị bệnh kết hợp với cả bạn tình.
Đặc biệt là trong trường hợp viêm niệu đạo do lậu, bên cạnh bị lây nhiễm mầm bệnh tạp khuẩn, nấm bạn còn có thể bị lây bệnh lậu khi quan hệ. Và đôi khi cũng rất khó xác định được người bệnh bị mắc viêm niệu đạo trước hay mắc bệnh lậu rồi mới bị viêm nhiễm niệu đạo do vi khuẩn lậu.
Con đường lây nhiễm qua đường tình dục là con đường khiến số ca bệnh ra tăng, bệnh trở nên phổ biến hơn, đe dọa đến sức khỏe cộng đồng.
3. Lây lan từ mẹ sang con
Những mẹ bầu mắc viêm niệu đạo trong quá trình mang thai có thể lây lan mầm bệnh sang con trong quá trình sinh thường. Trong quá trình thai nhi ra khỏi bụng mẹ sẽ tiếp xúc trực tiếp với mầm bệnh tại vùng cổ tử cung, âm đạo, từ đó mầm bệnh sẽ tấn công vào cơ thể bé và gây bệnh.
Các tác nhân gây xâm nhập tấn công cơ thể trẻ gây ra các bệnh về mắt, viêm da, viêm đường hô hấp, thậm chí là mù lòa.
Do đó các mẹ trong khi mang thai nên đi khám sức khỏe thai nhi định kỳ, nếu phát hiện bị viêm niệu đã thì nên gặp bác sĩ kiểm tra mức độ và khả năng lây truyền cho con để tìm cách giải quyết vấn đề tốt nhất.
Xét nghiệm viêm niệu đạo
Xét nghiệm viêm niệu đạo là phương pháp chẩn đoán bệnh chính xác nhất. Từ kết quả xét nghiệm bác sĩ có thể tìm ra nguyên nhân gây bệnh là do lậu hay không phải do lậu. Để từ đó có phác trị điều trị thích hợp và hiệu quả cho người bệnh.
Những xét nghiệm viêm niệu đạo cần thiết như:
- Xét nghiệm mẫu máu: Đây là xét nghiệm đầu tiên và quan trọng. Hầu hết vi sinh vật gây bệnh nào khi xâm nhập vào cơ thể đều di chuyển vào máu. Và xét nghiệm máu hoàn toàn có thể phát hiện ra có hay không sự xuất hiện của các vi khuẩn có hại đặc biệt là khuẩn lậu.
- Xét nghiệm nước tiểu: Niệu đạo là đường dẫn nước tiểu ra ngoài, nên khi xét nghiệm nước tiểu chắc chắn có thể phát hiện ra người bệnh đang dương tính với loại vi khuẩn, virus, nấm (nếu có)
- Xét nghiệm dịch viêm niệu đạo: Một trong những xét nghiệm mẫu bệnh phẩm có giá trị cao trong chẩn đoán viêm niệu đạo không lậu đó là xét nghiệm dịch viêm niệu đạo.
- Xét nghiệm tế bào
- Xét nghiệm miễn dịch enzyme EIA
Một số kỹ thuật xét nghiệm được thực hiện bao gồm:
- Sử dụng que thăm dò DNA không khuếch đại
- Nuôi cấy vi khuẩn trong môi trường thích là phương pháp có độ đặc hiệu cao nhất, giúp xác định vi khuẩn để từ đó có thể đưa ra được phác đồ điều trị phù hợp.
- Kỹ thuật khuếch đại DNA hoặc RNA
Lưu ý rằng có thể bệnh nhân vừa nhiễm giang mai vừa nhiễm một số loại vi khuẩn cùng lúc nên xét nghiệm giang mai cũng cần được thực hiện để tiến hành điều trị bệnh theo nguyên nhân một cách chính xác nhất.
Điều trị viêm niệu đạo
Bệnh viêm niệu đạo không thể tự khỏi mà buộc phải sử dụng các loại thuốc kháng đặc trị để ức chế và loại bỏ vi khuẩn, nấm… Hiện nay phác đồ điều trị viêm niệu đạo phổ biến và hiệu quả là dùng thuốc kháng sinh đường uống hoặc tiêm, tùy theo mức độ tình trạng bệnh của từng người mà bác sĩ sẽ kê những đơn thuốc phù hợp.
Điều trị viêm niệu đạo bằng thuốc kháng sinh cần tuân theo các nguyên tắc sau:
- Nồng độ kháng sinh trong nước tiểu phải cao hơn trong máu
- Đối với trường hợp bệnh viêm niệu đạo nặng, đã bị nhiễm trùng máu, thì cần chú trọng nồng độ kháng sinh trong máu và đưa kháng sinh vào theo đường tiêm tĩnh mạch
- Những bệnh nhân có triệu chứng sốt cao, bạch cầu tăng thì cần tăng nồng độ kháng sinh và đưa vào trực tiếp theo đường tiêm tĩnh mạch
- Với những trường hợp viêm niệu đạo thông thường không do vi khuẩn lậu, nên sử dụng thuốc kháng sinh dạng uống
- Không kết hợp nhiều loại kháng sinh cùng lúc, không tự mua, tự uống, tự dừng thuốc tùy ý
- Thời gian điều trị viêm niệu đạo theo phác đồ thông thường là 10 – 15 ngày
Trên đây là những thông tin cung cấp về vấn đề viêm niệu đạo, hi vọng có thể giúp bạn đọc giải đáp được thắc mắc bệnh viêm niệu đạo có lây không và cách điều trị. Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc gì liên quan đến viêm niệu đạo hãy liên hệ với bác sĩ của chúng tôi để nhận được giải đáp kịp thời và chính xác.