Triệu chứng căng tức bàng quang cảnh báo bệnh gì?
Triệu chứng căng tức bàng quang cảnh báo nhiều bệnh lý nguy hiểm. Bàng quang là cơ quan rỗng, nằm tại vùng bụng dưới, có chức năng chứa nước tiểu do thận tiết ra. Bàng quang là cơ quan dễ bị viêm nhiễm. Vì vậy, ngay khi phát hiện triệu chứng bất thường, bệnh nhân hãy chủ động thăm khám, điều trị kịp thời.
Những bệnh lý khiến bàng quang căng tức
Bàng quang chứa nước tiểu do thận bài tiết ra và đào thải nước tiểu thông qua đường niệu đạo. Vì vậy, triệu chứng căng tức bàng quang có thể do một bệnh lý nào đó ở bàng quang gây ra. Nắm rõ từng bệnh lý giúp bệnh nhân chủ động thăm khám – điều trị kịp thời.
Bệnh viêm bàng quang
Đây là căn bệnh phổ biến có thể gặp ở cả người lớn và trẻ nhỏ. Bệnh do vi khuẩn trong bàng quang gây ra. Bệnh có thể hình thành do biến chứng của bệnh tiểu đường, sỏi thận, phì đại tuyến tiền liệt,… Trong nhiều trường hợp, tình trạng này còn bị tái diễn thời gian dài.
Bệnh viêm bàng quang kích thích
Là tình trạng cơ của bàng quang co bóp thất thường gây ra hiện tượng tiểu nhiều lần, tiểu gấp, tiểu són. Bệnh thường gặp ở phụ nữ đã có tuổi. Nguyên nhân chủ yếu do vệ sinh cá nhân không sạch sẽ.
Bệnh bàng quang tăng hoạt
Một trong những triệu chứng căng tức bàng quang có thể cảnh báo bàng quang tăng hoạt. Là khi bàng quang co bóp không đúng thời điểm, co thắt quá mức làm mất phối hợp với cơ thắt niệu đạo. Dẫn tới cảm giác buồn tiểu đột ngột, cần đi tiểu ngay nếu nhịn có thể dẫn tới tiểu són.
Nguyên nhân bàng quang tăng hoạt có thể do rối loạn tinh thần, uống cà phê hoặc rượu bia quá mức,…
Ung thư bàng quang
Ung thư bàng quang là các tế bào trong bàng quang bị đột biến, phát triển bất thường, không kiểm soát được. Từ đó hình thành khối u ở bàng quang. Cho đến nay, vẫn chưa tìm hiểu được rõ nguyên nhân gây ung thư bàng quang. Một số yếu tố được chỉ ra là do hút thuốc lá, nhiễm ký sinh trùng, tiếp xúc với hóa chất lâu ngày,…
Kết luận: Những bệnh lý trên thường được phát hiện ngay khi bác sĩ cho bệnh nhân siêu âm bàng quang. Từ đó, việc thăm khám, chẩn đoán bệnh sẽ diễn ra nhanh chóng.
Triệu chứng nhận biết khi mắc bệnh ở bàng quang
Bên cạnh đó, để bảo vệ sức khỏe bàng quang và ngăn chặn nguy cơ mắc bệnh. Ngoài việc nắm rõ triệu chứng căng tức bàng quang, bệnh nhân cần biết một số triệu chứng đi kèm.
- Thường xuyên buồn tiểu, tiểu rắt, lúc nào cũng có cảm giác cần đi tiểu gấp
- Có cảm giác nóng rát khi đi tiểu
- Xuất hiện máu trong nước tiểu
- Đau lưng, sốt nhẹ
- Đối với trẻ nhỏ, tè dầm vào bất kỳ thời điểm nào trong ngày
Biến chứng nguy hiểm của căng tức bàng quang
Đối với triệu chứng căng tức bàng quang mang đến cho bệnh nhân rất nhiều phiền toái và bất tiện. Nếu không kịp thời điều trị, bệnh nhân phải đối mặt nhiều biến chứng đe dọa sức khỏe, tinh thần, cuộc sống,…
- Nhiễm trùng thận, suy thận
Căng tức bàng quang cảnh báo nhiều bệnh lý ở bàng quang. Đây là những bệnh dẫn tới biến chứng nhiễm trùng thận. Nguyên nhân do vi khuẩn từ bàng quang đi ngược lên thận. Nếu để lâu, bệnh sẽ gây tổn hại thận, có thể một hoặc hai thận, dẫn tới suy thận phải chạy thận nhân tạo.
- Tiểu ra máu, thiếu máu
Những triệu chứng bệnh lý ở bàng quang khi trở nặng, người bệnh sẽ bị đi tiểu ra máu do máu bị nhiễm vi khuẩn. Nếu không điều trị kịp thời, tình trạng tiểu ra máu kéo dài có nguy cơ dẫn tới thiếu máu.
- Tăng nguy cơ vô sinh – hiếm muộn
Đối với nam giới, đường bài xuất nước tiểu ở niệu đạo cũng đồng thời là đường xuất tinh. Những triệu chứng bất thường ở bàng quang, niệu đạo có thể lan sang cơ quan sinh dục như tinh hoàn, mào tinh, ống dẫn tinh,… từ đó làm suy giảm khả năng sinh sản, nguy cơ vô sinh – hiếm muộn.
Cách điều trị tình trạng căng tức bàng quang
Đối với triệu chứng căng tức bàng quang, hầu hết đều cảnh báo bệnh lý nguy hiểm. Những bệnh lý này có thể được điều trị bằng nội khoa hoặc ngoại khoa tùy thuộc nguyên nhân, mức độ bệnh.
Phương pháp hỗ trợ điều trị bằng mẹo dân gian
Bài thuốc dân gian có thể giúp hỗ trợ giảm nhẹ triệu chứng khó chịu do bệnh lý ở bàng quang gây ra. Hầu hết các thảo dược này đều an toàn, lành tính, không để lại tác dụng phụ,…
Cây mã đề
- Tác dụng: Lợi tiểu, tiêu độc, cải thiện tiểu khó, tiểu rắt. Đồng thời giảm viêm loét, phù nề bên trong bàng quang.
- Nguyên liệu: 16g mã đề; 8g mộc thông, trư linh, hòa cô, hoạt thạch; 12g hoàng liên, rễ bạch mao, hoàng bá.
- Cách thực hiện: Tất cả nguyên liệu đem sắc chung với nhau. Ngày 1 thang, chia 2 lần uống. Liệu trình kéo dài 5 đến 7 ngày.
Uống nước râu ngô
- Tác dụng: Trị triệu chứng căng tức bàng quang, thông tiểu, nâng cao sức đề kháng cho cơ thể.
- Cách thực hiện: 100g râu ngô tươi, nấu sôi với 1 lít nước trong 10 phút. Chia uống nhiều lần trong ngày. Sử dụng liên tục 10 ngày, sau đó ngưng 7 ngày rồi tiếp tục uống.
Cây dừa nước
- Cách thực hiện: Dùng 20g trong 1 tuần liên tục giúp giảm tiểu rắt, tiểu ra máu,…
Rễ cỏ tranh
- Tác dụng: Thông tiểu, cải thiện triệu chứng bất thường khi tiểu,…
- Nguyên liệu: 10g rễ cỏ tranh, 15g rau má, 5g rễ đậu biếc và rau diếp cá
- Cách thực hiện: Tất cả nguyên liệu sắc chung với 600ml nước, cạn còn ½, chia đều uống 3 lần/ngày.
Lưu ý: Mẹo dân gian chỉ hỗ trợ điều trị bệnh lý ở bàng quang khi triệu chứng còn nhẹ. Thêm nữa, cho đến nay, mẹo dân gian vẫn chưa được chứng minh khoa học. Tùy thuộc cơ địa bệnh nhân, có trường hợp sử dụng giảm triệu chứng bệnh, có trường hợp bệnh nặng thêm.
Trị căng tức bàng quang bằng thuốc tây
Trị triệu chứng căng tức bàng quang bằng thuốc tây được nhiều bệnh nhân quan tâm. Bệnh nhân thường được chỉ định sử dụng thuốc kháng sinh nhằm ức chế quá trình phân chia tế bào của vi khuẩn, cải thiện nhiễm trùng trong bàng quang.
Một số thuốc kháng sinh thường được bác sĩ kê đơn trị căng tức bàng quang:
- Trimethoprim – Sulfamethoxazole
- Cephalexin (Cefatam
- Ceftriaxone
- Fosfomycin
- Nitrofurantoin
Một đợt điều trị căng tức bàng quang do bệnh viêm bàng quang bằng thuốc kháng sinh có thể kéo dài từ 7 ngày trở lên. Quá trình sử dụng thuốc, bệnh nhân cần tuân thủ đúng chỉ định của bác sĩ, uống đủ liều, đủ thời gian. Lạm dụng thuốc kháng sinh bừa bãi có thể gây nhờn thuốc.
Điều trị căng tức bàng quang bằng ngoại khoa
Điều trị triệu chứng căng tức bàng quang nếu áp dụng nội khoa không có kết quả thì bệnh nhân cần sử dụng bằng phương pháp ngoại khoa.
Nếu đang sinh sống và làm việc ở Hà Nội, bệnh nhân hãy đến Đa Khoa Quốc Tế Cộng Đồng (số 193c1 Bà Triệu, Hai Bà Trưng, Hà Nội). Đây là địa chỉ y tế chuyên khoa uy tín, chất lượng điều trị viêm nhiễm bàng quang do nguyên nhân viêm nam khoa, viêm phụ khoa bằng phương pháp: Đông – tây y kết hợp vật lý trị liệu (sóng hồng ngoại).
- Nguyên lý hoạt động: Nhiệt lượng sóng hồng ngoại dẫn thuốc tây y chuyên khoa đặc trị tác động đến bề mặt niêm mạc bàng quang bị tổn thương
- Ưu điểm: Tiêu diệt ổ nhiễm trùng, kích thích tái tạo mô bị mưng mủ hay viêm tấy trong bàng quang, khử trùng toàn diện tổ chức nội bộ.
- Bên cạnh đó, vật lý trị liệu bảo vệ lớp vỏ bọc nằm bên ngoài tổ chức bị bệnh, không gây tổn thương thần kinh,… Thuốc đông y có tác dụng ngăn ngừa bệnh tái phát, nâng cao khả năng miễn dịch cho cơ thể.
Ngoài việc điều trị triệu chứng căng tức bàng quang bằng ngoại khoa, bệnh nhân nên phòng ngừa tình trạng này bằng cách:
- Uống nhiều nước: Duy trì thói quen uống từ 2 – 2.5 lít nước/ngày để hỗ trợ đào thải chất cặn bã cùng vi khuẩn tích tụ trong bàng quang,…
- Bổ sung vitamin C: Tăng sức đề kháng, tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh, nhanh lành tổn thương trong bàng quang,…
- Tắm nước ấm: Tăng cường lưu thông máu, cải thiện chất lượng giấc ngủ, làm dịu cơn đau,…
- Vệ sinh vùng kín đúng cách: Tránh sử dụng xà phòng hay dung dịch vệ sinh có chất tẩy mạnh, không thụt rửa sâu bên trong âm đạo khiến vi khuẩn có hại xâm nhập,…
- Duy trì thói quen tiểu tiện tốt: Không nhịn tiểu, nước tiểu tích tụ lâu ngày trong bàng quang có thể thúc đẩy vi khuẩn sinh trưởng mạnh, tăng nguy cơ nhiễm trùng
- Tập thể dục đều đặn: Thói quen này giúp nâng cao thể trạng, nâng cao khả năng miễn dịch, kích thích lưu thông máu đến bàng quang,…
Qua nội dung trong bài, mọi người đã biết triệu chứng căng tức bàng quang cảnh báo nhiều bệnh lý vô cùng nguy hiểm. Nếu còn bất cứ điều gì thắc mắc, vui lòng liên hệ đường dây nóng 0243.9656.999 để được giải đáp miễn phí.