Trĩ ngoại cấp độ 4 – Nguy hiểm! Giải pháp chữa tốt nhất
Trĩ ngoại cấp độ 4 là tình trạng bệnh đã chuyển sang giai đoạn cuối. Đây được xem là mức độ nghiêm trọng, trở thành nỗi ám ảnh với rất nhiều bệnh nhân. Thậm chí, bệnh nhân bị trĩ ngoại độ 4 có thể phải đối mặt với những biến chứng tiềm ẩn như ung thư trực tràng, hoại tử hậu môn…
Tìm hiểu về bệnh trĩ ngoại độ 4
Trĩ ngoại cấp độ 4 là giai đoạn nặng nhất của trĩ ngoại. Lúc này, kích thước búi trĩ đã phát triển lớn, không thể tự co vào được ống hậu môn, sa hẳn ra ngoài dù người bệnh đi bộ hay vận động.
Tương tự trĩ nội, bệnh trĩ ngoại được chia thành 4 cấp độ. Các cấp độ khác nhau thể hiện triệu chứng, mức độ nguy hiểm và mức độ tổn thương tăng dần. Để dẫn tới trĩ ngoại độ 4 là do không điều trị đúng cách và kịp thời từ giai đoạn đầu. Người bệnh vẫn duy trì những thói quen xấu làm gia tăng áp lực lên tĩnh mạch hậu môn.
Nguyên nhân hình thành bệnh trĩ ngoại độ 4
Có rất nhiều nguyên nhân hình thành bệnh trĩ ngoại cấp độ 4. Tuy nhiên, phần lớn tác nhân dẫn tới trĩ ngoại giai đoạn cuối là được hình thành từ nguyên nhân trĩ ngoại cấp độ 1, trĩ ngoại độ 2 và trĩ ngoại độ 3. Cụ thể:
- Táo bón kéo dài: Táo bón kéo dài làm gia tăng áp lực lên tĩnh mạch. Khiến cơ quan bị ứ máu, giãn nở, búi trĩ hình thành to dần.
- Chế độ ăn uống không hợp lý: Thiếu hụt chất xơ trong khẩu phần ăn làm ảnh hưởng tới hệ thống tiêu hóa, nguy cơ hình thành trĩ ngoại độ 4.
- Béo phì: Người béo phì khiến trọng lượng gia tăng, áp lực lên toàn bộ cơ thể, trong đó có tĩnh mạch ở hậu môn – trực tràng.
- Phụ nữ mang thai: Áp lực từ tử cung lên trực tràng khiến hệ thống tĩnh mạch ở khu vực này bị giãn nở.
- Lười vận động: Người mắc bệnh trĩ đa phần là những người làm công việc liên quan văn phòng, tài xế, thợ may, công nhân… Ngồi một chỗ quá lâu sẽ gia tăng áp lực lên thắt lưng và hậu môn, gây ứ huyết, khí huyết không lưu thông.
- Quan hệ tình dục: Quan hệ tình dục đường hậu môn là tác nhân làm tổn thương hệ thống tĩnh mạch, khiến chúng sưng phồng, viêm nhiễm.
Nhận biết dấu hiệu bệnh trĩ ngoại độ 4
Người mắc bệnh trĩ ngoại cấp độ 4 đã cảm nhận rất rõ các triệu chứng của bệnh. Vì các triệu chứng diễn ra liên tục, thường xuyên, gây phiền toái, khó chịu cho bệnh nhân. Những dấu hiệu điển hình có thể kể đến như:
- Đau rát hậu môn: Khi búi trĩ phát triển to sẽ khiến hậu môn đau rát, người bệnh cảm thấy bất tiện mỗi khi đại tiện. Cơn đau thường kéo dài vài giờ hoặc thậm chí vài ngày.
- Kích thước búi trĩ to lên: Giai đoạn này, kích thước búi trĩ to hơn. Người bệnh có thể cảm nhận được búi trĩ sa hẳn ra ngoài, có màu đen, tím thẫm.
- Chảy máu hậu môn: Bệnh trĩ ngoại tiến triển sang cấp độ 4, những lần đại tiện, người bệnh thấy lượng máu chảy thành giọt hoặc có thể phun thành tia. Thậm chí, ngồi xổm hoặc vận động nhẹ cũng khiến máu chảy ra.
- Hậu môn tiết dịch: Hậu môn tăng tiết dịch nhầy, hậu môn thường xuyên ngứa, ẩm ướt, có hiện tượng rỉ dịch, có mùi hôi khó chịu.
Bệnh trĩ ngoại độ 4 để lại những hậu quả gì?
Bệnh trĩ ngoại cấp độ 4 để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng nếu bệnh nhân không thăm khám, điều trị kịp thời. Có thể nói, trĩ ngoại không trực tiếp đe dọa tính mạng con người, nhưng gây ra biến chứng:
- Viêm nhiễm hậu môn
Búi trĩ sa ra ngoài khiến hậu môn tiết nhiều dịch nhầy, luôn trong trạng thái ẩm ướt, có mùi hôi khó chịu, tạo môi trường thuận lợi để vi khuẩn tấn công, gây viêm nhiễm hậu môn.
- Thiếu máu
Vì bệnh chuyển sang giai đoạn cuối nên người bệnh chảy máu hậu môn khá nhiều trong thời gian dài. Cơ thể mất máu, dẫn tới triệu chứng đau đầu, chóng mặt, suy nhược cơ thể…
- Hoại tử hậu môn
Không vệ sinh sạch sẽ hậu môn sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập, tấn công. Khi đó, hậu môn bị nhiễm trùng nặng, có nguy cơ hoại tử rất cao.
- Ung thư trực tràng
Khi bệnh chuyển sang giai đoạn 4, tình trạng búi trĩ bị tổn thương kéo dài có khả năng chuyển thành ung thư, ảnh hưởng sức khỏe người bệnh.
Bệnh trĩ ngoại độ 4 nên chữa bằng cách nào?
Đối với bệnh trĩ ngoại cấp độ 4, người bệnh cần tiến hành thăm khám càng sớm càng tốt để bác sĩ chỉ định biện pháp điều trị thích hợp. Vậy bệnh trĩ độ 4 uống thuốc có khỏi không?
Theo Tiến sĩ. Bác sĩ Trịnh Tùng CKII ngoại tiêu hóa thuộc Đa Khoa Quốc Tế Cộng Đồng: “Trĩ ngoại khi chuyển sang độ 4 thì việc điều trị bằng biện pháp nội khoa (sử dụng thuốc) hoặc chăm sóc tại nhà không mang lại hiệu quả. Chưa kể bệnh có thể nặng thêm do tự ý điều trị. Chính vì vậy, người bệnh bắt buộc phải điều trị bằng phương pháp ngoại khoa mới có thể đáp ứng được mục đích điều trị”.
Đa Khoa Quốc Tế Cộng Đồng điều trị bệnh trĩ ngoại bằng phương pháp ngoại khoa nhận được phản hồi tích cực từ phía bệnh nhân, sự đánh giá cao từ giới chuyên môn. Cụ thể:
- Đông – tây y kết hợp kỹ thuật xâm lấn tối thiểu HCPT II
Đây là phương pháp cắt trĩ hiện đại, là giải pháp điều trị bệnh trĩ nhanh chóng, được áp dụng rộng rãi ở nhiều địa chỉ khám chữa bệnh. Đây là phương pháp sử dụng kỹ thuật xâm lấn tối thiểu để loại bỏ búi trĩ.
Quy trình thực hiện:
- Bác sĩ mở lỗ hậu môn khoảng 4cm
- Sử dụng kỹ thuật xâm lấn tối thiểu để tác động lên tế bào bị tổn thương
- Tiến hành tách và cố định tế bào tổn thương ra khỏi vị trí.
Ưu điểm:
- Phương pháp mang lại độ an toàn và chính xác cao
- Thời gian diễn ra thủ thuật nhanh chóng
- Bệnh nhân có thể không cần nằm viện sau thủ thuật và có thể sinh hoạt bình thường
- Hạn chế tình trạng đau đớn và chảy máu
- Bệnh sẽ không tái phát nếu bệnh nhân tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ
- Vết thương nhỏ nhờ kỹ thuật xâm lấn tối thiểu, thời gian hồi phục vết thương nhanh
- Đặc biệt, thuốc đông y có tác dụng tăng cường sức đề kháng, giảm táo bón, nhuận tràng, hạn chế tác dụng phụ của thuốc tây y…
Chăm sóc và phòng ngừa biến chứng sau cắt trĩ
Sau thủ thuật cắt trĩ ngoại cấp độ 4 bằng kỹ thuật xâm lấn tối thiểu HCPT II. Người bệnh được bác sĩ khuyến cáo nên đảm bảo chế độ ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý. Đồng thời áp dụng những biện pháp dưới đây để nâng cao hiệu quả điều trị:
- Bổ sung rau củ quả, trái cây tươi chứa nhiều chất xơ, đặc biệt là các loại vitamin… vào khẩu phần ăn hàng ngày để cải thiện chức năng tiêu hóa, ngăn chặn táo bón.
- Tuyệt đối không sử dụng đồ uống chứa cồn, chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá, cà phê,… có hại cho sức khỏe. Từ đó làm ảnh hưởng quá trình điều trị.
- Tạo thói quen uống nhiều nước mỗi ngày giúp đào thải chất độc hại trong cơ thể, cải thiện hệ thống tiêu hóa.
- Tập luyện các bài tập nhẹ nhàng để kích thích nhu động ruột, cải thiện tuần hoàn máu như đi bộ, yoga,…
- Tránh làm việc nặng, quá sức như khuân vác vật nặng. Vì trọng lượng vật nặng có thể gia tăng áp lực lên tĩnh mạch ở hậu môn – trực tràng.
- Vệ sinh hậu môn sạch sẽ sau mỗi lần đại tiện, không nên sử dụng khăn thô ráp. Thay vào đó, sử dụng khăn ướt hoặc nước để lau rồi dùng khăn mềm thấm khô.
- Tập thói quen đại tiện vào khung giờ nhất định trong ngày để ngăn ngừa táo bón
- Không rặn mạnh mỗi lần đại tiện vì có thể khiến bệnh tái phát trở lại.
Nhìn chung, bệnh trĩ ngoại cấp độ 4 tuy khó chữa nhưng nếu biết kết hợp lối sống lành mạnh, sinh hoạt điều độ… thì bệnh được rút ngắn thời gian điều trị, thời gian hồi phục. Nếu còn bất cứ điều gì thắc mắc, liên hệ Phòng khám hậu môn trực tràng quốc tế cộng đồng để được bác sĩ giải đáp miễn phí.