[Tham Khảo] Thuốc Tiêm & Địa Chỉ Điều Trị Bệnh Lậu Tại Hà Nội
Tùy vào tình trạng bệnh lậu của mỗi người, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị hợp lý. Đối với người bệnh sử dụng thuốc tiêm bệnh lậu, các bạn cần nắm rõ những lưu ý cần thiết khi sử dụng thuốc, để thuốc phát huy tác dụng tốt nhất và tránh những hệ quả không mong muốn.
Bệnh lậu là gì?
Lậu là bệnh lý xã hội do vi khuẩn neisseria gonorrhoeae (lậu cầu khuẩn) xâm nhập vào cơ thể gây ra. Loại vi khuẩn này thường xâm nhập và gây bệnh ở vùng dương vật, âm đạo, cổ tử cung, hậu môn, mắt, miệng, đường niệu đạo của nam giới.
Bệnh lậu có thể xảy ra ở cả nam và nữ trong mọi lứa tuổi, nhưng đặc biệt phổ biến ở nam nữ trong độ tuổi sinh sản. Bệnh chủ yếu lây truyền qua đường tình dục không an toàn. Ngoài ra, vi khuẩn lậu cũng có thể lây qua đường máu, đương mẹ sang con, qua vết thương hở và qua sử dụng chung các đồ dùng cá nhân.
Thời gian đầu của lậu, bệnh thường không có biểu hiện gì cụ thể. Nhưng khi phát bệnh và xuất hiện các triệu chứng thì bệnh ảnh hưởng nhiều đến bộ phận cơ thể.
Triệu chứng bệnh lậu và thời gian ủ bệnh sẽ có sự khác nhau giữa nam và nữ giới:
- Nam giới với thời gian ủ bệnh khoảng 1 tuần: Viêm niệu đạo, lỗ sáo sưng đỏ, đau tinh hoàn và bìu, đau dọc niệu đạo và sống lưng, đau khi cương cứng và quan hệ, cơ thể mệt mỏi, đi tiểu buốt, tiểu nhiều lần, nước tiểu có mùi khai khó chịu kèm mủ,…’
- Nữ giới với thời gian ủ bệnh khoảng 2 tuần: Tiết dịch âm đạo có mồ hôi khó chịu, ngứa âm đạo, đau âm ỉ bụng dưới, khí hư ra nhiều, đau rát khi quan hệ, đau khu vực xương chậu, sốt cao, mệt mỏi, tiểu rắt, tiểu buốt kèm mủ,…
Biến chứng khôn lường của bệnh lậu
Vi khuẩn lậu có tốc độ lan rộng rất nhanh, khoảng 15 phút sẽ nhân đôi 1 lần. Vì tốc độ phát triển nhanh chóng của bệnh, nếu không điều trị kịp thời, bệnh có thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng mà chúng ta không thể xem thường.
Những biến chứng có thể xảy ra nếu không điều trị bệnh lậu sớm và dứt điểm:
- Nguy cơ gây vô sinh, đau vùng chậu mãn tính, mang thai ngoài tử cung cho nữ giới
- Nam giới có nguy cơ vô sinh và viêm tinh hoàn
- Gây viêm bàng quang, niệu đạo, tuyến tiền liệt, thận, tinh hoàn,…
- Nguy cơ cao bị viêm khớp, viêm da, HIV
- Gây viêm túi tinh, viêm mào tinh
- Đau rát khi quan hệ
- Gây nhiễm khuẩn huyết, sảy thai, sinh non, chửa ngoài dạ con, thai nhi phát triển chậm,…
- Sinh con ra có thể bị chậm phát triển, mắc bệnh lậu bẩm sinh gây mù, điếc, viêm màng não,…
Sử dụng thuốc tiêm bệnh lậu như thế nào?
Hiện tại, có 3 loại thuốc tiêm bệnh lậu được bác sĩ chỉ định sử dụng phổ biến nhất. Hầu như các loại thuốc này đều được chỉ định tiêm bắp với 1 liều duy nhất. Tuy nhiên, vì thành phần thuốc khác nhau nên liều lượng cũng khác nhau. Thêm nữa, mỗi loại thuốc sẽ có phản ứng, tác dụng phụ, chống chỉ định khác nhau. Các bạn cần nắm rõ những thông tin này để có thể điều trị bằng thuốc tiêm bệnh lậu một cách hiệu quả nhất.
3.1 Ceftriaxone 250mg tiêm bắp liều duy nhất
Ceftriaxone là thuốc kháng sinh được chỉ định sử dụng trong điều trị các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn gây ra. Thuốc có tác dụng ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn.
Sau khi tiêm bắp 1 liều duy nhất, bạn cần theo dõi tình trạng sức khỏe, nếu phát hiện những dấu hiệu dị ứng như: khó thở, phát ban, sưng mặt, sưng họng,…thì cần đi kiểm tra ngay vì đây là dấu hiệu của dị ứng với thuốc.
Ngoài ra, bạn cần liên hệ bác sĩ để được tư vấn ngay khi gặp những phản ứng này sau khi sử dụng thuốc:
- Bị tiêu chảy
- Nổi mẩn, ngứa, sưng hạch, sốt
- Xuất hiện đốm trắng hoặc lở loét ở vùng miệng
- Chảy máu bất thường ở vùng kín, khoang miệng, mũi,..
- Đau, yếu cơ, bầm tím cơ thể bất thường
- Da vàng, nhợt nhạt
- Nước tiểu có màu sậm bất thường
- Bí tiểu hoặc đi tiểu ít hơn bình thường
- Lên cơn co giật
- Bị sưng to, đau ở vị trí tiêm
- Buồn nôn, ợ nóng, đầy hơi, màu phân bất thường
Ở 1 số trường hợp, người bệnh sau khi tiêm có thể gặp vài tác dụng phụ khác nhẹ hơn như:
- Đau, kích ứng, nổi cục cứng vùng tiêm
- Đau dạ dày, buồn nôn
- Đau đầu, chóng mặt
- Sưng ngứa vùng lưỡi
- Đổ mồ hôi trộm
- Vùng âm đạo ngứa ngáy, khó chịu
Tùy vào cơ địa mỗi người mà phản ứng với thuốc cũng khác nhau. Có thể bạn sẽ gặp những phản ứng không nêu trên. Nếu thấy cơ thể có biểu hiện bất thường sau khi tiêm thuốc, bạn hãy báo ngay cho bác sĩ để được tư vấn cụ thể.
3.2 Spectinomycin 2g tiêm bắp liều duy nhất
Spectinomycin được dùng để điều trị bệnh lậu do Neisseria gonorrhoeae gây ra, được chỉ định với những người bệnh dị ứng với penicillin hoặc ở người bệnh kháng lại các penicillin. Spectinomycin là thuốc thay thế cho ceftriaxone để điều trị lậu sinh dục hoặc lậu trực tràng không biến chứng.
Spectinomycin không có tác dụng đối với trường hợp người bệnh mắc giang mai đang ủ bệnh hoặc đã phát bệnh, nhưng khi dùng thuốc liều cao trong thời gian ngắn để điều trị bệnh lậu thì spectinomycin lại làm các triệu chứng của bệnh giang mai chậm xuất hiện. Bởi vậy, những người bệnh đang điều trị lậu cần được theo dõi chặt chẽ để chắc chắn không mắc bệnh giang mai trước khi điều trị bằng thuốc tiêm bệnh lậu.
Không thấy có sự liên quan giữa việc dùng spectinomycin ở người mang thai và cho con bú với việc gây dị tật ở trẻ nhỏ. Vậy nên, spectinomycin được dùng để điều trị lậu cho phụ nữ mang thai và cho con bú khi dị ứng với penicilin.
Sau khi tiêm, người bệnh có thể gặp những tác dụng phụ không mong muốn như:
- Thường gặp: Ðau tại chỗ tiêm
- Ít gặp: Sốt, đau đầu, chóng mặt, buồn nôn, ngứa, mề đay
- Hiếm gặp: Sốc phản vệ, độc với thận và thiếu máu
3.3 Cefotaxime 1g tiêm bắp liều duy nhất
Cefotaxime hay còn gọi là cefotaxime sodium, là thuốc kháng sinh được sử dụng trong điều trị các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn gây ra, trong đó có bệnh lậu.
Thuốc được biết đến như kháng sinh nhóm cephalosporin, hoạt động trên nguyên lý ngăn chặn sự tăng trưởng của vi khuẩn. Thuốc cefotaxime sodium thường được sử dưới dạng chế phẩm cefotaxime 1g.
Cũng tương tự như tiêm Ceftriaxone, hãy liên hệ với bác sĩ để được tư vấn ngay khi gặp những tác dụng phụ dưới đây:
- Tiêu chảy
- Phát ban da, ngứa ngáy
- Nhịp tim không đều
- Triệu chứng cú
- Dễ bầm tím hoặc chảy máu
- Sốt, đau họng
- Bong tróc và phát ban da đỏ
- Co giật
- Vàng da
Thuốc tiêm bệnh lậu có thể có vài tác dụng phụ ít nghiêm trọng:
- Đau, kích ứng hoặc có cục cứng nơi tiêm
- Đau dạ dày, buồn nôn, nôn mửa
- Đau đầu
- Ngứa hoặc khó chịu vùng âm đạo
Sau khi nắm rõ đặc tính của thuốc tiêm bệnh lậu cũng như những tác dụng phụ có thể gặp phải, người bệnh sau khi tiêm hãy lưu ý và theo dõi tính trạng cơ thể. Nếu có gì bất thường, kể cả những tình trạng không được nêu trên, người bệnh cần liên hệ với bác sĩ để có thể xử lý kịp thời.
Địa chỉ khám và điều trị bệnh lậu uy tín tại Hà Nội
Lậu là bệnh lí xã hội phổ biến nhưng còn rất tế nhị. Chính vì vậy người bệnh thường ngại đi khám và thường chỉ đến gặp bác sĩ khi tình trạng bệnh đã trở nặng. Chính vì lẽ này, phòng khám Đa khoa Quốc tế Cộng Đồng sẽ là địa chỉ lí tưởng dành cho bạn.
Tại địa chỉ 193C1 Bà Triệu, Lê Đại Hành, Hai Bà Trưng, Hà Nội, phòng khám Đa khoa Quốc tế Cộng Đồng là cơ sở y tế uy tín, chất lượng được rất nhiều người bệnh tin tưởng lựa chọn. Đặc biệt, tại đây bảo mật tuyệt đối thông tin người bệnh và khu vực khám vô cùng riêng tư. Chính vì vậy, nếu cần lựa chọn địa chỉ để khám các bệnh tế nhị thì đây là sự lựa chọn tuyệt vời.
Hiện nay, Đa khoa Quốc tế Cộng Đồng có áp dụng thuốc Đông, Tây y kết hợp với vật lý trị liệu trong điều trị bệnh lậu. Với phương pháp này, người bệnh sẽ được điều trị bệnh nhanh chóng, hiệu quả, hạn chế tối đa biến chứng, giảm thiểu khả năng tái phát bệnh,…
Thuốc tiêm bệnh lậu và những vấn đề liên quan về phương pháp này đã được giải đáp cụ thể qua bài viết trên. Mong rằng các bạn đã có thêm những thông tin bổ ích về vấn đề này. Chúc các bạn thật nhiều sức khỏe!