Teo Tinh Hoàn Là Gì? Thông Tin Từ A – Z Về Bệnh Teo Tinh Hoàn

Tham vấn y khoa: Tiến sĩ, Bác sĩ Trịnh Tùng ngày 22/01/2022

Teo tinh hoàn được đánh giá là bệnh lý nguy hiểm và khá khó chữa. Tinh hoàn bị teo đồng nghĩa với việc “nhà máy sản xuất tinh trùng” bị dừng hoạt động. Ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng tình dục cũng như chức năng sinh sản.

Teo tinh hoàn

Phát hiện sớm bệnh teo tinh hoàn có ý nghĩa rất lớn trong việc chữa khỏi bệnh. Nếu bệnh được điều trị kịp thời thì vẫn có cơ hội khỏi hoàn toàn. Vậy hãy tham khảo bài viết dưới đây để có thêm những thông tin hữu ích giúp bản thân hoặc những người thân xung quanh nhé!

Bệnh teo tinh hoàn là gì?

Teo tinh hoàn là tình trạng tình trạng tinh hoàn bị co lại có kích thước nhỏ hơn bình thường. Nam giới có thể gặp bị teo 1 bên hoặc cả 2 bên tinh hoàn kích thước nhỏ hơn so với mức thông thường.

Bệnh teo tinh hoàn là gì?

Tinh hoàn bình thường có kích thước trung bình là chiều dài 4,5 cm, chiều rộng 2,5 cm và nặng khoảng 20g. Nó có chức năng sản xuất nội tiết tố sinh dục nam và tinh trùng. Tế bào mầm chịu trách nhiệm sản xuất tinh trùng và tế bào Leydig sản xuất hormone testosterone.

Tinh hoàn bị teo có thể do mất các tế bào mầm, tế bào leydig làm suy giảm lượng tinh trùng và hormone sinh dục. Ngoài ra, nguyên nhân cũng có thể đơn thuần do tinh hoàn nhạy cảm với thời tiết, thu nhỏ lại khi gặp nhiệt độ lạnh, giãn nở ra khi ấm.

tế bào leydig

Vậy teo tinh hoàn khi nào là cảnh báo bệnh lý, khi nào là hiện tượng bình thường?

Nguyên nhân gây teo tinh hoàn nào dễ gặp nhất?

Teo tinh hoàn có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng gây ra có thể là bệnh lý hoặc không phải bệnh lý. Hãy tìm hiểu rõ nguyên nhân nào gây bệnh để có phương án điều trị bệnh phù hợp cũng như có cách dự phòng bệnh đến.

Tại sao nam giới nên làm xét nghiệm tinh dịch đồ?

1. Nguyên nhân gây teo tinh hoàn do bệnh lý

Hiện tượng teo tinh hoàn có thể xảy ra do một số bệnh lý như:

  • Viêm tinh hoàn

Teo tinh hoàn là một trong những biến chứng nghiêm trọng của bệnh viêm tinh hoàn. Tác nhân chính gây viêm tinh hoàn là virus quai bị, vi khuẩn lây truyền qua đường tình dục như lậu, chlamydia… Chúng xâm nhập, tấn công gây viêm nhiễm, nếu không điều trị tinh hoàn có thể bị teo lại, giảm trọng lượng, kích thước.

Triệu chứng cơ bản của bệnh viêm tinh hoàn là vùng bìu, tinh hoàn sưng đau, tấy đỏ, có cảm giác nặng, đau khi quan hệ tình dục. Những biểu hiện triệu chứng toàn thân như đau bụng dưới, sốt…

Tham khảo: Khám Viêm Tinh Hoàn ở đâu

  • Xoắn tinh hoàn

Xoắn tinh hoàn xảy ra khi dây tinh trùng có nhiệm vụ nối các tinh hoàn với những phần còn lại của đường sinh duc bị quay, chồng chéo lên nhau gây đau, sưng tinh hoàn. Ngoài ra dây xoắn còn cản trở việc lưu thông máu đến tinh hoàn, việc mất oxy và lưu lượng máu lâu dần sẽ khiến tinh hoàn bị teo lại, có thể teo vĩnh viễn.

Xoắn tinh hoàn

  • Giãn tĩnh mạch thừng tinh

Giãn tĩnh mạch thường thưởng ảnh hưởng đến tinh hoàn trái và làm tổn thương các ống sản xuất tinh trùng.

Thông thường giãn tĩnh mạch thừng tinh  không có biểu hiện triệu chứng, nhưng nam giới có thể quan sát bằng mắt thường sẽ thấy tinh hoàn bên trái nhỏ hơn bên phải.

Giãn tĩnh mạch thừng tinh

  • Ung thư tinh hoàn

Có một số ít trường hợp, ung thư tinh hoàn có thể dẫn đến teo tinh hoàn. Theo Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ, độ tuổi trung bình để chẩn đoán ung thư tinh hoàn là 33 tuổi. Ở độ tuổi này nếu được phát hiện và điều trị kịp thời có thể bệnh có thể điều trị tích cực, khả năng khỏi bệnh vẫn có.

Ung thư tinh hoàn

2. Nguyên nhân teo tinh hoàn không do bệnh lý

Ngoài nguyên nhân bệnh lý, tình trạng teo tinh hoàn có thể xuất phát từ một vài nguyên nhân sinh lý như: tuổi tác, rối loạn hormone, tâm lý, thói quen sinh hoạt… Nhình chung, teo tinh hoàn gây ra không do bệnh lý có mức độ nguy hiểm nhẹ hơn, tuy nhiên nam giới cũng cần khắc phục tình trạng này sớm để tránh nguy hiểm nặng hơn.

rối loạn hormone

Một số yếu tố sinh lý gây ra teo tinh hoàn cụ thể như:

  • Tuổi tác

Tuổi tác càng cao các tế bào trong cơ thể thường có xu hướng thoái hóa do bị oxy hóa. Do đó tinh hoàn bị co lại khi nam giới đã lớn tuổi là bình thường, một quy luật của tự nhiên. Lúc này, cơ thể sản xuất ít tinh trùng, hormone testosterone hơn so với thời sung mãnh.

  • Sử dụng đồ có cồn quá mức

Rượu hay đồ uống có cồn là tác nhân gây tổn thương các mô tinh hoàn và testosterone. Vì vậy nam giới không nên sử dụng quá nhiều rượu, bia hay bất cứ đồ uống có cồn khác.

Sử dụng đồ có cồn quá mức

  • Mất cân bằng hormone nội tiết nam

Mất cân bằng nội tiết tố sinh dục nam đôi khi cũng có khả năng gây teo tinh hoàn. Bởi khi lượng testosterone bị suy giảm là biểu hiện cả các tế bào Leydig bị mất đi khiến tinh hoàn nhỏ lại.

Với nguyên nhân do rối loạn hormone các bác sĩ có thể hướng bạn điều trị bằng liệu pháp thay thế testosterone, dùng estrogen…

[Shortcode tư vấn nam khoa]

Các triệu chứng lâm sàng của bệnh teo tinh hoàn

Bệnh teo tinh hoàn diễn ra khá âm thầm trong một thời gian dài. Vì thế nam giới cần chú ý quan sát kỹ càng những bất thường của cơ thể , bởi có thể đó là những dấu hiệu nhận biết bệnh sớm để kịp thời điều trị.

Các triệu chứng lâm sàng của bệnh teo tinh hoàn

Một số biểu hiện của bệnh teo tinh hoàn nam giới thường thấy như:

  • Kích thước tinh hoàn bị thay đổi: Nam giới nếu để ý sẽ thấy kích thước tinh hoàn một bên hoặc cả hai bên bị nhỏ hơn so với bình thường.
  • Suy giảm chức năng sinh lý: Giảm ham muốn tình dục, không đạt khoái cảm khi quan hệ, rối loạn cương dương, xuất tinh sớm hoặc khó xuất tinh.
  • Biểu hiện triệu toàn thân: Đau nhức tinh hoàn, sờ thấy tinh hoàn mềm hơn, sốt, buồn nôn, giảm khối lượng cơ bắp, râu, lông kém phát triển….
  • Dấu hiệu hiếm muộn, khó có con: Vợ chồng quan hệ đều đặn, không sử dụng biện pháp tránh thai, trên 6 tháng vẫn chưa có con. Rất có thể người chồng bị teo tinh hoàn, số lượng và chất lượng tinh trùng suy giảm, gây khó khăn trong việc thụ thai.

Teo tinh hoàn được đánh giá là căn bệnh “an cư” một thời gian dài mới gây những biến chứng năng. Do đó nam giới nên nắm bắt khoảng thời gian đầu bệnh chưa biến chứng kịp thời can thiệp điều trị để không ảnh hưởng đến khả năng sinh sản sau này.

Những biến chứng nguy hiểm của teo tinh hoàn 

Teo tinh hoàn có nguy hiểm không? Đây là nỗi lo sợ chung của nhiều nam giới đang hoặc có nguy cơ mắc bệnh teo tinh hoàn. Bệnh không những gây ra những phiền toái trong sinh hoạt hàng ngày, mà còn tiềm ẩn nhiều nguy hiểm cho sức khỏe sinh sản.

  • Ảnh hưởng tâm lý và cuộc sống

Nam giới bị teo tinh hoàn thường có bất ổn về nội tiết dẫn đến bất thường trong tâm lý dễ cáu gắt, nóng tính hơn. Ngoài ra, tình trạng tinh hoàn teo ngày càng nghiêm trọng khiến quý ông thường xuyên lo lắng, bất an, không tập trung cho công việc, cuộc sống hằng ngày.

Ảnh hưởng tâm lý và cuộc sống

  • Ảnh hưởng tình cảm gia đình

Khi tinh hoàn bị teo, nam giới thường giảm ham muốn tình dục, rối loạn chức năng sinh lý, xuất tinh sớm… làm giảm chất lượng tình dục, ảnh hưởng ít nhiều đến tình cảm vợ chồng, hạnh phúc lứa đôi.

  • Rối loạn hormone giới tính

Việc sản xuất, điều tiết hormone sinh dục nam là testosterone do tinh hoàn chịu trách nhiệm. Khi tinh hoàn bị teo,  lượng hormone sinh dục nam bị giảm, thậm chí là không sản xuất khiến nam giới bị nữ tính hóa.

Rối loạn hormone giới tính

  • Tăng khả năng vô sinh – hiếm muộn

Tinh hoàn bị teo chắc chắn tinh trùng sẽ bị ảnh hưởng về cả số lượng và chất lượng. Khiến việc thụ thai trở nên khó khăn, tinh trùng yếu không thể di chuyển đến gặp trứng dẫn đến vô sinh – hiếm muộn.

Teo tinh hoàn có quan hệ được không?

Nhiều nam giới khi nhận thấy kích thước tinh hoàn bị nhỏ dần, kèm với việc hết hứng thú với quan hệ, thường sợ hại teo tinh hoàn có quan hệ được không?

Bác sĩ Lê văn Minh đã chia sẻ như sau: “ Tinh hoàn là một bộ phận thuộc cơ quan sinh sản, hơn nữa đây còn được coi như nhà máy sản xuất tinh trùng và hormone testosterone. Khi tinh hoàn bị tổn thương nghiêm trọng khả năng mất vĩnh viễn chức năng tình dục là hoàn toàn có thể xảy ra.

Bác sĩ CKI Lê Văn Minh

Do đó, bệnh teo tinh hoàn biểu hiện với dấu hiệu giảm ham muốn, rối loạn cương dương…duy trì tình trạng này kéo dài có thể dẫn đến liệt dương, lãnh cảm, không còn ham muốn tinh dục.”

Các chuyên gia khuyến cáo bệnh lý về tinh hoàn là những bệnh lý nguy hiểm đe dọa trực tiếp đến chức năng sinh lý và khả năng sinh sản của phái mạnh. Nguy cơ vô sinh nam là vô cùng cao.

Bị teo tinh hoàn cần làm gì?

Bị teo tinh hoàn nên làm gì? Điều đúng đắn và tốt nhất phái mạnh nên làm là đến các cơ sở y tế chuyên khoa để thăm khám, kiểm tra tìm ra nguyên nhân gây bệnh. Từ đó nhận tư vấn và lộ trình điều trị từ bác sĩ. Bệnh teo tinh hoàn không thể tự khỏi, nếu nam giới vì e ngại tự ti mà giấu bệnh có thể sẽ mất đi “bản lĩnh đàn ông” vĩnh viễn.

Những điều nam giới nên làm khi gặp tình trạng teo tinh hoàn, gồm:

1. Chẩn đoán bệnh teo tinh hoàn

Thăm khám nam khoa là phương pháp chẩn đoán chính xác nhất bệnh lý đang mắc phải. Đầu tiên, bác sĩ sẽ thăm hỏi các triệu chứng, thói quen sinh hoạt cũng như tình dục… Sau đó sẽ kiểm tra các thông số của tinh hoàn như kích thước, độ cứng, kết cấu. Dựa vào kết quả khám lâm sàng, bác sĩ sẽ đưa ra những phỏng đoán và tiên lượng bệnh lý mà chỉ định các xét nghiệm cần thiết.

Đừng đi khám phụ khoa ngay

Một số xét nghiệm cơ bản kiểm tra tinh hoàn, gồm:

  • Siêu ẩm tinh hoàn quan sát bất thường và lưu lượng máu qua hình ảnh trực quan
  • Xét nghiệm máu, nước tiểu để đánh giá viêm nhiễm và xác định tác nhân gây viêm nhiễm
  • Xét nghiệm mức độ hormone

Qua những xét nghiệm cơ bản này nếu bác sĩ phát hiện những gì bất thường nghiêm trọng sẽ yêu cầu bệnh nhân thực hiện xét nghiệm chuyên sâu, chẩn đoán chính xác bệnh lý.

2. Điều trị teo tinh hoàn bằng thuốc Tây y

Đối với những trường hợp teo tinh hoàn do viêm nhiễm, bác sĩ sẽ ưu tiên sử dụng thuốc kháng sinh đặc trị để tiêu viêm, ức chế và loại bỏ vi khuẩn.

Thuốc kháng sinh điều trị áp xe hậu môn

Nếu nam giới bị teo tinh hoàn do rối loạn hormone, bác sĩ có thể chỉ định bạn điều trị theo liệu pháp thay thế hormone testosterone, sử dụng hormone estrogen…

3. Điều trị teo tinh hoàn bằng can thiệp phẫu thuật

Phương pháp điều trị ngoại khoa luôn là phương án cuối cùng khi các biện pháp nội khoa không có hiệu quả. Một số trường hợp bị viêm nhiễm năng có biến chứng, bác sĩ sẽ chỉ định can thiệp ngoại khoa điều trị tổn thương, dẫn lưu mủ ra ngoài.

Một số trường hợp bị xoắn tinh hoàn, có thể bạn phải phẫu thuật tháo xoắn, lưu thông máu cải thiện tình trạng teo tinh hoàn.

4. Thuốc Đông y hỗ trợ cải thiện tình trạng teo tinh hoàn

Song song với điều trị theo lộ trình của bác sĩ, bạn có thể tham khảo ý kiến bác sĩ về việc sử dụng các bài thuốc Đông y để hỗ trợ điều trị bệnh. Thuốc Đông y vốn lành tính, an toàn và có khả năng hỗ trợ điều trị bệnh thúc đẩy quá trình hồi phục.

Sử dụng các bài thuốc Đông y

Dưới đây là 3 bài thuốc Đông Y bạn có thể tham khảo

Bài thuốc 1

Dược liệu cần dùng:

  • Cỏ mần trầu 8g
  • Gừng tươi 2g
  • Lá muỗng trầu 4g
  • Trần bì
  • Củ sả
  • Rễ cỏ tranh

Các thực hiện bài thuốc 1 chữa teo tinh hoàn:

  • Các nguyên liệu thu hoạch về đem phơi khô, dùng dần. Gừng sử dụng gừng tươi
  • Mỗi ngày sử dụng 1 thang thuốc như trên, hãm uống như trà hàng ngày
  • Uống ngày 2 lần, có thể uống thay nước lọc nhưng cần đảm bảo uống đủ 2 lít nước

Bài thuốc 2

Dược liệu cần dùng:

  • Rễ cây đinh lăng 10g
  • Xa tiền tử 6g
  • Quế 4g
  • Ngũ gia bì 4g
  • Ngài điệp 4g
  • Thổ linh 4g
  • Thiên niên kiện 4g
  • Cam thảo 4g
  • Bạch linh 4g

Cách thực hiện bài thuốc 2 chữa teo tinh hoàn:

  • Nguyên liệu rửa sạch, cho vào ấm sắc với 250ml nước
  • Sắc đến khi cạn còn 150ml
  • Thuốc đã sắc chia làm 3 phần uống trong ngày

Bài thuốc 3

  • Dược liệu cần dùng:
  • Quế 4g
  • Thỏ ty tử 8g
  • Nam tục 10g
  • Lệ chi
  • Ngài điệp
  • Hoài sơn
  • Biển đậu
  • Trần bì
  • Cẩu tích
  • Bạch linh

Cách thực hiện:

  • Các nguyên liệu rửa sạch cho vào ấm đổ sấp sấp nước
  • Đun cạn đến khi còn ½ thì tắt bếp
  • Thuốc đã sắc sử dụng uống trong ngày thành nhiều lần nhỏ

Lưu ý khi sử dụng thuốc Đông y, nam giới hãy chú ý lựa chọn các phòng khám Đông y uy tín để mua được dược liệu thuốc, bài thuốc trị đúng căn nguyên gây bệnh.

5. Xây dựng lối sống lành mạnh chữa và phòng tránh teo tinh hoàn

Việc điều trị bệnh là quan trọng, nhưng để hiệu quả và ngăn nguy cơ tái phát người bệnh cần có cuộc sống lành mạnh, ăn uống khoa học, giờ giấc sinh hoạt điều độ và quan hệ tình dục an toàn.

Các chuyên gia khuyên nam giới nên thực hiện các điều sau để chăm sóc cũng như phòng tránh tình trạng teo tinh hoàn:

  • Tiêm vắc xin phòng quai bị và kiểm soát biến chứng sau khi bị quai bị: Bởi virus gây quai bị có thể gây biến chứng teo tinh hoàn, vô sinh ở nam giới
  • Bổ sung thực phẩm giàu protein vào thực đơn hàng ngày: thịt nạc, thịt gia cầm, cá hồi, cá ngừ…
  • Cung cấp cho cơ thể các thực phẩm giàu arginine – axit amin như mầm lúa mì, sữa, phô mai… để tăng cường hormone, giãn nở mạch máu cải thiện kích thước dương vật
  • Cung cấp thực phẩm chứa nhiều vitamin C để tăng sức đề kháng: đu đủ, dứa, súp lơ, các loại quả có múi (cam, bưởi, quýt..)
  • Không lạm dụng các chất có cồn như bia rượu hoặc các chất kích thích có cafein như cà phê, thuốc lá… khiến rối loạn chức năng sinh lý, thoái hóa tế bào mầm tinh hoàn
  • Hạn chế các hoạt động mạnh với dương vật như quan hệ thô bạo, thủ dâm thường xuyên, thả rông khi chơi thể thao mạnh, nguy hiểm…
  •  Quan hệ tình dục an toàn chung thủy 1 vợ 1 chồng để tránh mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục gây tổn thương tinh hoàn
  • Thăm khám sức khỏe nam khoa khi thấy bất kỳ bộ phận sinh sản nào có triệu chứng bất thường.

Trên đây là toàn bộ những thông tin về vấn đề teo tinh hoàn, hi vọng có thể giúp nam giới có cái nhìn tổng quan và hiểu về bệnh lý này. Teo tinh hoàn có thể dẫn đến rất nhiều hậu quả xấu, đặc biệt là vô sinh. Do đó, nam giới hãy chủ động thăm khám sức khỏe để dự phòng hoặc phát hiện bệnh sớm để điều trị. Cuối cùng, nếu bạn đọc còn gì thắc mắc về vấn đề sức khỏe hãy liên hệ với các bác sĩ chuyên khoa của chúng tôi để nhận được tư vấn và hỗ trợ kịp thời.

Để không mất cước phí điện thoại

Bạn hãy để lại số điện thoại tại đây
Bác sĩ chuyên khoa sẽ gọi ngay cho bạn

Cam kết bảo mật thông tin tuyệt đối