Sa Búi Trĩ Và Cách Chữa Trị Nhanh Chóng Hiệu Quả Nhất Là Gì?

Tham vấn y khoa: Tiến sĩ, Bác sĩ Trịnh Tùng ngày 21/01/2022

Sa búi trĩ là hiện tượng phổ biến xảy ra ở hậu môn trực tràng do bệnh trĩ lâu ngày và không được chữa trị khiến bệnh phát triển nặng làm cho búi trĩ sa xuống gây đau đớn, khó chịu và vướng víu cho người bệnh trong cuộc sống, sinh hoạt cũng như công việc. Nếu không chữa trị sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khỏe và tinh thần của người bệnh.

Sa búi trĩ có nguy hiểm không là vấn đề mà rất nhiều người bệnh lo lắng khi gặp phải tình trạng này. Tình trạng búi trĩ sa ra khỏi hậu môn khiến người bệnh khổ sở và cảm thấy rất phiền toái, khó chịu, không tự tin trong cuộc sống cũng như công việc. Vậy, sa búi trĩ phải làm sao? Giải pháp nào an toàn và hiệu quả cho người bị sa trĩ? Đáp án sẽ có trong nội dung bài viết dưới đây, mọi người hãy cùng theo dõi.

Nhận diện sa búi trĩ là gì?

Các chuyên gia hậu môn trực tràng cho biết: Sa búi trĩ là hiện tượng búi trĩ bị lòi ra ngoài và sa xuống hậu môn khi người bệnh đi đại tiện hoặc vận động mạnh. Trường hợp bị bệnh trĩ nặng thì búi trĩ thường trực ở hậu môn và không thể quay trở lại bên trong hậu môn được khiến người bệnh cảm thấy đau nhức và vướng víu khó chịu ở hậu môn.

Nhận diện sa búi trĩ là gì?

Búi trĩ hình thành là do sự căng giãn quá mức các tĩnh mạch trong ống hậu môn trực tràng do thường xuyên phải chịu áp lực quá lớn nên căng phồng và gẫy gập lại. Ban đầu, búi trĩ là những cục thịt nhỏ màu hồng, theo thời gian sẽ phát triển và to dần sau đó sa xuống hậu môn.

Hiện tượng sa búi trĩ khiến người bệnh gặp khó khăn khi đi đại tiện, ngứa ngáy hậu môn và có thể dẫn đến xung huyết nhiễm trùng, làm gia tăng nguy cơ ung thư hậu môn trực tràng nếu không được giải quyết sớm.

Sự Thật: Tư vấn test trĩ online hoàn toàn miễn phí

Các dấu hiệu sa búi trĩ là gì?

Theo các chuyên gia hậu môn trực tràng, tình trạng sa búi trĩ được chia thành nhiều cấp độ khác nhau tương ứng với từng giai đoạn cụ thể của bệnh trĩ.

1. Hiện tượng sa búi trĩ nội

Bệnh trĩ nội là một dạng của bệnh trĩ hình thành phía trên đường lược trong ống hậu môn. So với bệnh trĩ ngoại thì trĩ nội khó nhận biết hơn do búi trĩ nằm sâu trong ống hậu môn, người bệnh khó phát hiện sớm được. Đến khi thăm khám thì bệnh thường đã ở giai đoạn nặng rồi nên việc chữa trị rất khó khăn.

Căn cứ vào các triệu chứng biểu hiện và mức độ nguy hiểm của bệnh trĩ nội mà các chuyên gia hậu môn trực tràng đã chia thành 4 cấp độ với các dấu hiệu sa búi trĩ khác nhau

Trĩ nội cấp đội 1: Tĩnh mạch hậu môn bị căng giãn quá mức và bắt đầu hình thành búi trĩ. Do đây là giai đoạn đầu nên búi trĩ còn nhỏ và chưa có các triệu chứng đau đớn. Người bệnh chỉ có thể nhận biết qua hiện tượng chảy máu hậu môn.

Trĩ nội cấp đội 2: Búi trĩ bắt đầu phát triển lớn hơn, gây ra hiện tượng ngứa rát hậu môn, đại tiện ra máu,…Sau mỗi lần đại tiện, búi trĩ có dấu hiệu sa ra ngoài sau đó có thể tự co lại vào trong hậu môn.

Trĩ nội cấp đội 3: Búi trĩ phình to và phát triển với kích thước lớn hơn, sa ra ngoài hậu môn khi người bệnh đi đại tiện nhưng không thể tự co lên được mà người bệnh dùng tay đẩy búi vào bên trong hậu môn. Tình trạng sa búi trĩ xảy ra ngẫu nhiên, người bệnh không thể kiểm soát được, gây cảm giác khó chịu, vướng víu và bất tiện…

Trĩ nội cấp đội 4: Đây là tình trạng sa búi trĩ nặng nhất và có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Búi trĩ sa ra ngoài hậu môn và không thể co lại được ngay cả khi người bệnh không đi đại tiện. Sự thường trực của búi trĩ bên ngoài hậu môn khiến người bệnh luôn cảm thấy đau đớn. Nếu không khắc phục sớm sẽ gây ra các biến chứng nguy hiểm đến sức khỏe.

[Shortcode tư vấn hậu môn]

2. Hiện tượng sa búi trĩ ngoại

Trĩ ngoại là một dạng của bệnh trĩ nhưng búi trĩ hình thành phía dưới đường lược trong ống hậu môn. Búi trĩ ngoại nằm ngay rìa hậu môn dưới lớp da mỏng nên người bệnh có thể dễ dàng quan sát bằng mắt thường được. 

Bệnh trĩ ngoại giai đoạn nhẹ: Búi trĩ mới hình thành nên có kích thước nhỏ như hạt đậu, có thể xẹp xuống khi dùng tay ấn vào.

Trĩ ngoại ở giai đoạn nặng: Búi trĩ phình to, căng mọng và sa hẳn ra ngoài không thể đẩy vào trong, làm mất nếp nhăn tự nhiên ở hậu môn khiến người bệnh cảm thấy đau rát, và bị sưng tấy hậu môn. Trường hợp nặng có thể gây tắc nghẽn lỗ hậu môn.

Mỗi dạng bệnh trĩ ở từng cấp độ khác nhau sẽ có các biểu hiện sa búi trĩ khác nhau. Tuy nhiên, khi bệnh phát triển đến giai đoạn sa trĩ có nghĩa là đã ở giai đoạn nặng cần được thăm khám và điều trị càng sớm càng tốt để tránh các biến chứng nặng hơn.

Tình trạng sa búi trĩ có nguy hiểm không?

Các chuyên gia hậu môn trực tràng cho biết: Sa búi trĩ là biểu hiện bệnh trĩ đang ở cấp độ nặng. Nếu bệnh để lâu và kéo dài sẽ gây ra các biến chứng vô cùng nguy hiểm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và cuộc sống hàng ngày của người bệnh:

  • Gây tắc tĩnh mạch

Búi trĩ khi phát triển lớn và sa xuống hậu môn sẽ gây chèn ép lên các mạch máu khiến quá trình lưu thông máu bị cản trở, các tế bào niêm mạc hậu môn không được cung cấp đầy đủ máu, nếu kéo dài lâu ngày sẽ dẫn đến bị hoại tử hậu môn và có thể gây biến chứng sang ung thư.

  • Nghẹt búi trĩ

Tình trạng sa búi trĩ nội hay sa búi trĩ ngoại kết hợp với sự phát triển ngày càng to lên của búi trĩ do sự co bóp của cơ thắt hậu môn khiến máu không thể lưu thông đến búi trĩ làm cho nó càng bị căng phồng to hơn và không thể quay trở lại bên trong hậu môn thậm chí còn gây tắc nghẽn hậu môn khiến người bệnh vô cùng đau đớn, và khó chịu. Gây ảnh hưởng đến cơ chế bài tiết và đào thải phân ra ngoài.

  • Hoại tử búi trĩ

Hiện tượng sa búi trĩ ra khỏi hậu môn sẽ làm tăng hiện tượng tiết dịch hậu môn, khiến hậu môn luôn trong tình trạng ẩm ướt tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn gây bệnh sinh sôi và phát triển dẫn đến viêm nhiễm hậu môn, nguy cơ bị hoại tử rất nguy hiểm.

  • Gây nhiễm trùng máu

Đây là biến chứng nguy hiểm nhất mà của tình trạng sa búi trĩ gây ra đối với sức khỏe của người bệnh. Nguyên nhân là do tình trạng búi trĩ phát triển to gây thuyên tắc búi trĩ, nghẹt hậu môn dẫn đến tình trạng nứt hậu môn và áp xe hậu môn, vi khuẩn gây bệnh sẽ thâm nhập vào mạch máu qua vết nứt hoặc rách dẫn đến biến chứng nhiễm trùng máu, nguy hiểm đến tính mạng.

  • Gây thiếu máu trầm trọng

Tình trạng sa búi trĩ kết hợp với biểu hiện đại tiện ra máu, búi trĩ sa nhiều thì hiện tượng chảy máu càng gia tăng, nếu kéo dài cơ thể người bệnh sẽ bị mất máu dẫn đến thiếu máu nghiêm trọng. Nguy cơ mắc một số bệnh như suy nhược cơ thể, mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt, chán ăn, sức khỏe suy giảm vàng da, xanh xao, ốm vặt,…

[Shortcode tư vấn 2]
  • Gây ảnh hưởng xấu đến chất lượng cuộc sống

Tình trạng sa búi trĩ gây nên cảm giác đau đớn, và khó chịu, tác động và ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống vợ chồng và chất lượng cuộc sống của người bệnh.

Các phương pháp điều trị sa búi trĩ an toàn hiệu quả

Hiện nay có rất nhiều cách chữa sa búi trĩ khác nhau. Tùy vào tình trạng cụ thể mà bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp chữa trị thích hợp nhằm mang lại hiệu quả tốt nhất cho bệnh nhân.

1. Cách điều trị sa búi trĩ bằng phương pháp nội khoa

Đối với các trường hợp sa búi trĩ nhẹ ở cấp độ 1-2, bác sĩ sẽ chỉ định cho người bệnh điều trị bằng các loại thuốc uống hoặc thuốc bôi, giúp làm teo búi trĩ.

Thuốc có tác dụng điều trị tại chỗ như:

  • Thuốc kháng sinh: Framycetin; Neomycin…có tác dụng chống viêm nhiễm, và kháng khuẩn búi trĩ
  • Thuốc giảm ngứa, giảm viêm, hạn chế chảy máu hậu môn: dung dịch ephedrin sulfat 0,1-0,125%, phenylephrin HCl 0,25%
  • Thuốc chống viêm:  hydrocortison 0,25-1% có tác dụng giảm ngứa, ngăn ngừa nhiễm trùng

Thành phần giảm đau: Paracetamol, NSAIDs

Thành phần làm bền mạch, giúp giãn nở tĩnh mạch: một số Flavonoid như Hesperidin, OPCs, Diosmin, Daflon…

Cách chữa bệnh trĩ tại nhà bằng thuốc tây y

Các loại thuốc trị sa búi trĩ có tác dụng rất nhanh, người bệnh có thể cảm nhận hiệu quả tức thời sau 1 – 2 liều sử dụng. Tuy nhiên, các chữa bệnh bằng thuốc không phải là giải pháp có tính bền vững, có thể gây ra một số tác dụng phụ ảnh hưởng làm suy nhược cơ thể.

Người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa trước khi sử dụng thuốc, không tự ý mua thuốc về sử dụng tránh trường hợp gây ra tác dụng phụ không mong muốn.

2. Cách điều trị sa búi trĩ bằng phương pháp ngoại khoa

Nếu trường hợp bị sa búi trĩ ở cấp độ nặng, người bệnh không thể đáp ứng cách điều trị nội khoa thì bác sĩ buộc phải chỉ định can thiệp ngoại khoa để loại bỏ búi trĩ.

Phẫu thuật cắt búi trĩ là phương án điều trị cuối cùng, thường được bác sĩ chỉ định cho những trường hợp mắc bệnh trĩ ở cấp độ 4, tình trạng sa búi trĩ đã quá nặng. Phương pháp phẫu thuật sẽ dựa trên nguyện vọng của bệnh nhân.

Bệnh trĩ khi nào được chỉ định phẫu thuật?

Hiện nay có nhiều phương pháp phẫu thuật cắt trĩ khác nhau trong đó có có cả phương pháp hiện đại và truyền thống, mỗi phương pháp chữa bệnh sẽ có những ưu nhược điểm khác nhau, vì vậy người bệnh nên tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa trước khi lựa chọn phương pháp chữa bệnh phù hợp cho bản thân.

Hiện nay tại phòng khám Đa khoa Quốc tế Cộng Đồng, các bác sĩ chuyên khoa hậu môn trực tràng đang triển khai áp dụng điều trị sa búi trĩ bằng kỹ thuật xâm lấn tối thiểu HCPT. Đây là phương pháp chữa bệnh tiên tiến và hiện đại với chi phí hợp lý được giới chuyên môn đánh giá cao về mức độ an toàn và hiệu quả chữa bệnh.

Kỹ thuật xâm lấn tối thiểu HCPT chữa bệnh trĩ hỗn hợp không sử dụng dao mổ cắt trĩ mà dùng dòng điện cao tần hoạt động với mức nhiệt 70-80 độ C sẽ làm đông và thắt nút các mạch máu, sau đó kéo búi trĩ xuống và cắt bằng dao điện, hàn gắn tổn thương mà không gây ảnh hưởng đến các vùng xung quanh, thời gian điều trị nhanh, ít đau, hạn chế chảy máu, rút ngắn thời gian chữa bệnh, bảo tồn được chức năng của hậu môn.

Trên đây là những thông tin chia sẻ về tình trạng sa búi trĩ ở người mắc bệnh trĩ. Hy vọng qua bài viết này, mọi người sẽ trang bị được cho mình những kiến thức quan trọng về bệnh trĩ để có biện pháp phòng ngừa và chữa trị hiệu quả.

Cùng tham khảo bài viết:  Top 5 Bác sĩ chữa bệnh trĩ giỏi ở Hà Nội

Để không mất cước phí điện thoại

Bạn hãy để lại số điện thoại tại đây
Bác sĩ chuyên khoa sẽ gọi ngay cho bạn

Cam kết bảo mật thông tin tuyệt đối