{ Nước Tiểu Có Màu Đỏ } – 15 Nguyên Nhân Bất Thường Gây Ra
Nước tiểu được bài tiết ra ngoài qua hệ bài tiết có màu vàng nhạt đến màu hổ phách. Màu sắc của nước tiểu bị thay đổi có thể do dùng thực phẩm có màu đậm, dùng một số loại thuốc nào đó hoặc bệnh lý.
Hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về những bất thường trong nước tiểu nguyên nhân do đâu, nước tiểu có màu đỏ cảnh báo bệnh gì?
Nước tiểu có màu đỏ bất thường là như thế nào?
Màu sắc của nước tiểu được biểu hiện nhờ sắc tố urochrome được pha loãng hay đậm đặc, dải màu sẽ nằm trong khoảng từ vàng nhạt đến đậm (màu hổ phách).
Trong thực phẩm và các loại thuốc nhất định có chứa các sắc tố và hợp chất khác nhau có thể làm thay đổi màu sắc của nước tiểu. Đáng kể đến như: Củ cải đường, dâu là một trong các loại thực phẩm có khả năng ảnh hưởng đến màu sắc nước tiểu nhất. Hoặc một số loại thuốc khi sử dụng cũng tạo nhiều màu sắc khác nhau cho nước tiểu như màu đỏ, vàng hoặc màu xanh lam.
Ngoài ra màu sắc nước tiểu bất thường có thể là một dấu hiệu của bệnh lý. Ví dụ như nước tiểu có màu đỏ đậm hay màu nâu là một đặc điểm nhận diện của porphyria, một rối loạn di truyền hiếm gặp của các tế bào hồng cầu.
Một số trường hợp nước tiểu có màu sắc bết thường bạn cần đi thăm khám và làm các xét nghiệm ngay, gồm:
- Trong nước tiểu xuất hiện máu: đây là triệu chứng phổ biến của nhiễm trùng đường tiết niệu và sỏi thận. Và các triệu chứng kèm theo như đau rát, dòng nước tiểu đi đến đâu buốt đến đấy. Nếu chảy máu không đau buốt có thể đang cảnh báo vấn đề nghiêm trọng là ung thư.
- Nước tiểu tối màu hoặc màu cam: Nếu nước tiểu có kèm theo phân nhạt màu, da vàng, mắt vàng, có thể do rối loạn chức năng gan.
Nguyên nhân gây ra màu sắc nước tiểu bất thường?
Dưới đây là các nguyên nhân phổ biến nhưng không phải tất cả các nguyên nhân gây tình trạng nước tiểu có màu đỏ hoặc sẫm màu. Vì thế nếu vẫn chưa tìm ra nguyên nhân chính xác hãy liên hệ với bác sĩ chuyên khoa để được giải đáp và tư vấn kỹ hơn về tình trạng của bạn.
Một số nguyên nhân gây ra hiện tượng nước tiểu có màu sắc bất thường như:
- Alcapton niệu
Alcapton niệu là bệnh di truyền hiếm gặp do sự tích tụ acid homogentisic, khiến cơ thể không có khả năng chuyển đổi tyrosine thành dẫn chất. Cuối cùng hình thành nên chứng alcapton niệu làm nước tiểu có màu sẫm. Nguyên nhân là do cơ thể thiếu một enzym quan trọng.
- Bệnh Porphyria
Porphyria cũng là một rối loạn liên quan đến bệnh máu di truyền hiếm gặp gây ra khiếm khuyết trong tổng hợp hemoglobin.
Các triệu chứng thường gặp của tình trạng này bao gồm: Đau bụng, nhạy cảm với ánh sáng, có thể bị co giật, rối loạn tâm thần.
- Thiếu máu
Trường hợp thiếu máu tán huyết do sự phân hủy của các tế bào hồng cầu, có thể dẫn đến sự thay đổi màu sắc nước tiểu thành màu sẫm hoặc màu đỏ. Lúc này nước tiểu có các dấu vết của máu bị lẫn trong nước tiểu.
- Nhiễm trùng đường tiết niệu
Nhiễm trùng đường tiết niệu có thể làm thay đổi màu sắc của nước tiểu, khiến nó có màu sẫm hơn. Tác nhân gây nhiễm trùng đường nước tiểu chủ yếu là vi khuẩn hoặc nấm và thường gặp ở phụ nữ nhiều hơn nam giới.
Khi bị nhiễm trùng đường tiết niệu, người bệnh sẽ xuất hiện một số triệu chứng đi kèm như: tiểu nhiều lần cả ngày lẫn đêm, tiểu buốt, tiểu rắt, tiểu ra máu….
Nhiễm trùng đường tiết niệu nếu không điều trị hoặc điều trị không dứt điểm, sẽ dễ dàng viêm nhiễm ngược lên bàng quang và bể thận.
- Sỏi bàng quang
Khi đi tiểu tiện, những viên sỏi nhỏ có thể được đào thải cùng ra bên ngoài và cọ xát với đường vận chuyển nước tiểu gây chảy máu. Từ đó xuất hiện tình trạng tiểu lẫn máu, nước tiểu có màu đỏ.
- Bệnh lý gan
Nếu nước tiểu sẫm màu đậm, da hoặc mắt có màu vàng. Đây đều là biểu hiện bệnh lý về gan như: Viêm gan do virus, viêm gan do rượu, xơ gan…
- Sỏi mật
Những bệnh nhân bị sỏi mật thường có các dấu hiệu như: nước tiểu sậm màu, bạn cũng có thể bị đau bụng, sốt, ngứa da và vàng da.
Sỏi mật được hình thành do sự dư thừa cholesterol trong túi mật. Bình thường cholesterol có nhiệm vụ giữ cứng thành mạch, tuy nhiên khi dư thừa chứng sẽ tạo thành những khối xơ cứng (được gọi là sỏi mật) cản trở chức năng hoạt động của tuyết mật gây tắc nghẽn ống dẫn mật.
- Sự tắc nghẽn ống dẫn mật
Các ống dẫn mật có tác dụng vận chuyển dịch mật do gan tổng hợp đổ vào tá tràng xuống ruột non để phân hủy, tiêu hóa thức ăn trong cơ thể.
Khi những ống dẫn này bị tắc, người bệnh sẽ gặp các vấn đề về tiêu hóa cũng như bài tiết nước tiểu. Nước tiểu của người bệnh sẽ chuyển sang sẫm màu gần màu đỏ.
- Viêm tụy cấp
Bệnh viêm tuy vốn không có triệu chứng tiểu tiện ra máu. Tuy nhiên khi tình trạng viêm, nhiễm trùng cấp tính gây biến chứng xuất huyết ở tụy, trong xoang bụng, trong ống tiêu hóa dẫn đến tổn thương các thành mạch gây ra hiện tượng đi tiểu ra máu.
- Nhiễm Chlamydia
Chlamydia là bệnh lý lây truyền qua đường tình dục cần phải điều trị ngay lập tức. Nếu không có thể gây những biến chứng nghiêm trọng và vĩnh viễn tới bộ phận sinh sản, dẫn đến vô sinh.
Các dấu hiệu biểu hiện sớm nhất khi bị nhiễm Chlamydia gồm: Tiểu buốt, tiểu rắt, nóng rát khi đi tiểu, đặc biệt nước tiểu có màu đỏ của máu tĩnh mạch…
máu.
- Mất nước
Màu sắc của nước tiểu sẽ phụ thuộc vào độ pha loãng của urochrome với nước. Khi cơ thể được cung cấp đủ nước, nước tiểu sẽ có màu vàng nhạt hoặc thậm chí trong đến gần như không màu. Cơ thể càng mất nước nhiều, màu sắc của nước tiểu càng đậm.
Bị mất nước nghiêm trọng cơ thể sẽ có những biểu hiện là: cảm thấy cơ thể mệt mỏi, chóng mặt, mờ mắt thậm chí có thể bị ngất xỉu.
- Do thực phẩm
Chế độ dinh dưỡng hàng ngày cũng ảnh hưởng không nhỏ đến màu sắc của nước tiểu. Một số loại thực phẩm đậm màu (củ dền, nghệ, gấc..) sử dụng trong thời gian dài có thể thay đổi màu sắc nước tiểu.
Ngoài ra, việc bổ sung chất tạo màu như anthocyanin và curcumin trong thực phẩm hàng ngày cũng là nguyên nhân dẫn đến nước tiểu sậm màu.
- Nguyên nhân do sử dụng thuốc
Một số hóa chất được tìm thấy trong các loại thuốc thông thường có thể góp phần làm biến đổi màu nước tiểu. Các hóa chất bao gồm: iốt, thuốc chống sốt rét, ngộ độc phenol và methocarbamol, hoặc một số vitamin bổ sung cũng có thể dẫn đến nước tiểu sậm màu.
- Nước tiểu sẫm màu trong thai kỳ
Trong thai kỳ, nước tiểu sậm màu cũng có thể là kết quả của cơ thể người mẹ bị thiếu nước, đặc biệt là vì phụ nữ mang thai cần nhiều chất lỏng hơn. Thiếu nước cũng có thể là dấu hiệu của bệnh ốm nghén và nôn nhiều, triệu chứng phổ biến trong thai kỳ.
Các phương pháp phân tích, xét nghiệm chẩn đoán bệnh
Các phân tích xét nghiệm cơ bản để chẩn đoán tình trạng nước tiểu có màu đỏ, màu sẫm bất thường, bao gồm:
- Phân tích nước tiểu
Các kỹ thuật viên sẽ thực hiện xét nghiệm nước tiểu để tìm kiếm tế bào hồng cầu trong máu, nồng độ protein cao và các khoáng chất bài tiết có trong nước tiểu. Từ các thông số này có thể cho thấy thận hoặc đường tiết niệu có hay không có vấn đề. Đồng thời xét nghiệm mẫu nước tiểu cũng có khả năng phát hiện vi khuẩn gây nhiễm trùng.
- Xét nghiệm máu
Xét nghiệm máu đo nồng độ creatinin và nitrogen niệu trong máu. Đây là các sản phẩm chất thải tích tụ trong máu khi thận bị hư hỏng và không lọc đúng cách.
Ngoài ra bác sĩ cũng có thể làm các xét nghiệm máu để kiểm tra men gan và các tình trạng khác như bệnh tiểu đường.
- Thăm dò bằng hình ảnh
Các phương pháp được sử dụng như: Siêu âm, chụp bụng không chuẩn bị, chụp thận ngược dòng có bơm thuốc cản quang , chụp thận có thuốc (UIV), chụp cắt lớp điện toán đa lát cắt, chụp cắt lớp CT, chụp cộng hưởng từ hạt nhân (MRI)…để dựng hình mạch máu thận.
Từ hình ảnh có thể tìm kiếm sỏi, khối u bàng quang, dấu hiệu ung thư tuyến tiền liệt, viêm bàng quang cấp và mạn tính, lạc nội mạc tử cung, rò ruột – bàng quang, xác định tiểu ra máu từ 1 thận hay 2 thận.
Điều trị chứng nước tiểu có màu đỏ bất thường
Các phân tích về nguyên nhân gây ra hiện tượng nước tiểu có màu đỏ có thể do chế độ dinh dưỡng sinh hoạt, nhưng cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh lý. Do đó người bệnh cần hết sức lưu ý lắng nghe cơ thể và chủ động thăm khám khi thấy các triệu chứng không có xu hướng thuyên giảm.
Khi thấy xuất hiện hiện tượng nước tiểu sậm màu, các chuyên gia khuyên bạn nên thực hiện các bước sau đây:
- Bước 1: Kiểm tra lại những loại thực phẩm đã sử dụng gần đây, loại thuốc nào đang sử dụng trong điều trị bệnh. Nhớ lại bạn có thường xuyên uống nước hay không. Nếu tìm được nguyên nhân là 1 hoặc cả 3 yếu tố này, hãy thay đổi để cải thiện tình trạng nước tiểu có màu sắc bất thường.
- Bước 2: Nếu bạn không tìm ra nguyên nhân hoặc nghi ngờ nước tiểu có màu sắc bất thường là do bệnh lý nào đó, hãy liên hệ với bác sĩ chuyên khoa để nhận được tư vấn và giải thích. Nên đến các cơ sở y tế uy tín để thăm khám và điều trị bệnh sớm nhất có thể.
Để phòng tránh hiện tượng bất thường trong màu sắc nước tiểu, bạn có thể xây dựng lối sống khoa học theo các khuyến cáo dưới đây:
- Bù đủ lượng nước, ít nhất 2 lít nước mỗi ngày
- Duy trì chế độ ăn uống tốt, tập thể dục đều đặn hàng ngày đồng thời giảm lượng rượu bia.
- Chế độ sinh hoạt hợp lý, không thức quá khuya, ngủ đủ ít nhất 7 -8 tiếng mỗi ngày.
Trên đây là những thông tin cung cấp về tình trạng nước tiểu có màu đỏ, màu sẫm bất thường. Hi vọng có thể giúp bạn đọc nắm rõ về chứng bệnh, có phương án phòng ngừa hay điều trị phù hợp. Nếu bạn đọc còn bất cứ thắc mắc gì về các vấn đề sức khỏe hãy liên hệ với bác sĩ chuyên khoa của chúng tôi để nhận được giải đáp và tư vấn nhanh chóng, chính xác đáng tin cậy.