[CẢNH BÁO] Nấm âm đạo khi mang thai và những hệ lụy nguy hiểm

Tham vấn y khoa: Tiến sĩ, Bác sĩ Trịnh Tùng ngày 22/01/2022

Nấm âm đạo khi mang thai là bệnh lý khá gặp ở nữ giới, khi mang thai phụ nữ bị mất cân bằng nội tiết tố tạo điều kiện cho vi khuẩn, virus, nấm tấn công. Nấm âm đạo khiến mẹ bầu cảm thấy lo lắng sẽ ảnh hưởng đến thai nhi. Vậy cách chữa nấm âm đạo như thế nào hay nấm âm đạo có ảnh hưởng đến thai nhi không? Bài viết dưới đây sẽ bổ sung thông tin cũng như giải đáp các thắc mắc của bạn.

Nấm âm đạo khi mang thai là gì?

Nấm âm đạo là do sự phát triển của nấm men (thường là nấm Candida), acid trong âm đạo đến mức gây kích thích. Trong quá trình thai kỳ, nồng độ estrogen tăng cao khiến môi trường âm đạo thay đổi tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công gây nên bệnh nấm âm đạo khi mang thai.

Nấm âm đạo khi mang thai là gì?

Do cấu trúc âm đạo phức tạp nên phụ nữ nói chung và phụ nữ khi mang thai nói riêng rất dễ mắc các bệnh viêm nhiễm âm đạo. Có khoảng 75% phụ nữ bị nhiễm nấm âm đạo ít nhất một lần trong đời, có nhiều nguyên nhân khác nhau, nhưng chủ yếu là do nội tiết tố thay đổi.

Nguyên nhân của nấm âm đạo khi mang thai là gì? 

Nấm âm dạo khi mang thai là do vấn đề nội tiết trong cơ thể tăng giảm đột ngột, thay đổi hệ thống miễn dịch khiến cho nấm,vi khuẩn xâm nhập gây khó khăn cho bà bầu. Phụ nữ khi mang thai khiến nồng độ pH trong âm đạo và nội tiết thay đổi khiến môi trường âm đạo biến đổi dễ gây các bệnh phụ khoa, đặc biệt là nấm âm đạo khi mang thai. Ngoài ra còn có thể kể đến một số nguyên nhân sau:

  • Mắc các bệnh lây qua con đường tình dục
  • Độ ẩm của vùng kín quá cao
  • Dùng nhiều thuốc kháng sinh, thuốc kích dục
  • Phụ nữ mắc các bệnh lý nên như bệnh xã hội: HIV/AIDS, giang mai, lậu,..
  • Lượng đường đưa vào cơ thể tăng nhanh hoặc giảm cũng là nguyên nhân gây viêm nhiễm âm đạo khi mang thai.

Nguyên nhân của nấm âm đạo khi mang thai là gì?

Dù là bất cứ nguyên nhân nào, nấm âm đạo khi mang khi thai nếu không được phát hiện và điều trị sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và thai nhi. Nếu mẹ bầu nhận thấy cơ thể có những dấu hiệu của viêm âm đạo cần đến ngay các cơ sở y tế để điều trị kịp thời.

Dấu hiệu của nấm âm đạo khi mang thai

Dấu hiệu của nấm âm đạo khi mang thai thường bị nhầm sang các bệnh lý phụ khoa khác, tuy nhiên dù là bất cứ bệnh lý nào đều gây ảnh hưởng nhất định cho thai phụ và thai nhi. Bạn có thể mắc nấm âm đạo nếu:

  • Ra nhiều khí hư, có màu trắng dục, có mùi hôi gây khó chịu
  • Vùng kín bị ngứa ngáy
  • Cảm giác đau, rát, nóng khi quan hệ hay đi vệ sinh
  • Âm đạo xuất hiện nốt sần, màu đỏ

Dấu hiệu của nấm âm đạo khi mang thai

Khi mang thai, thai phụ ra nhiều khí hư là điều bình thường nhưng nếu xuất hiện cùng các dấu hiệu trên thì bà bầu nên chú ý.

Nấm âm đạo khi mang thai ảnh hưởng đến thai nhi không?

Hầu hết bị nấm âm đạo khi mang thai không ảnh hưởng nhiều đến mẹ và bé. Bệnh sẽ gây cảm giác khó chịu cho mẹ bầu ảnh hưởng đến tâm lý, sức khỏe dẫn đến cơ thể mẹ không sản sinh được các dưỡng chất cho thai nhi.

Nhiều mẹ bầu cũng băn khoăn không biết bị nấm khi mang thai có sinh thường được không? Câu trả lời là tùy theo mức độ bị nấm và sức khỏe của người mẹ, bcs sĩ sẽ đưa ra phương pháp sinh thường hay đẻ mổ để an toàn nhất cho mẹ và thai nhi. Đặc biệt, nếu bị nấm âm đạo trong thời gian sắp sinh, khi sinh thường, bé sinh ra có thể bị tưa miệng, viêm da,…Lúc này bác sĩ có thể điều trị bằng kem chống nấm cho mẹ và thuốc kháng liều nhẹ cho bé.

Nấm âm đạo khi mang thai ảnh hưởng đến thai nhi không?

Điều trị nấm âm đạo khi mang thai an toàn, hiệu quả

Với nền y học hiện đại, nấm âm đạo khi mang thai có thể điều trị hoàn toàn nếu phát hiện và điều trị bệnh kịp thời, sẽ không gây những ảnh hưởng đến mẹ và bé. Tuy nhiên cần lưu ý rằng, trong giai đoạn này cơ thể mẹ rất yếu các phương án điều trị cần được lựa chọn rõ ràng, dưới đây là các phương pháp được các bác sĩ điều trị bệnh nấm ở bà bầu.

bác sĩ Lê Thị Nhài – Sản phụ khoa tại phòng khám Đa Khoa Quốc Tế Cộng Đồng

Các bác sĩ khuyên mẹ bầu khi mang thai nên sử dụng các loại như kem kháng nấm và thuốc đặt âm đạo. Phương pháp này đã được giới chuyên gia, bác sĩ nguyên cứu và điều trị thành công không ảnh hưởng đến mẹ và bé. Tuy nhiên mẹ bầu không nên tự ý mua thuốc, chuyển thuốc hay dừng thuốc mà không có chỉ định của bác sĩ, bởi các thành phần trong thuốc có thể gây kích ức nếu cơ địa không phù hợp.

  • Thuốc Imidazole: Theo nghiên cứu nhóm thuốc tác dụng tại chỗ này trên bệnh nhân trong 3 tháng đầu mang thai (tam kỳ thứ nhất) không gây hại cho thai nhi. Điều trị trong khoảng 10-14 ngày các triệu chứng nấm âm đạo giảm rõ rệt.
  • Dạng thuốc đặt âm đạo Clotrimazole: trong thử nghiệm, thuốc không gây ảnh hưởng đến thai phụ trong giai đoạn tam kỳ thứ hai và thứ ba, rất hiệu quả và an toàn. Người bệnh không nên dùng trong giai đoạn tam kỳ thứ nhất, bởi chưa có kết quả nghiên cứu điều trị ở giai đoạn này có gây ảnh hưởng đến thai nhi hay không. Thời gian điều trị trong vòng 7-14 ngày.
  • Thuốc đặt âm đạo Miconazol: Thuốc được dùng nhiều trong giai đoạn tâm ca thứ nhất, điều trị tại chỗ nên an toàn cho sức khỏe của mẹ và bé. Điều trị trong khoảng 7-10 ngày.

Các phương pháp điều trị chỉ có tác dụng đối với thai phụ mắc bệnh trong giai đoạn đầu và được kê đơn thuốc phù hợp. Khi nhận thấy cơ thể có sự thay đổi bất thường nên nên đến ngay cơ sở y tế gần nhất để điều trị

Phòng ngừa nấm âm đạo khi mang thai như thế nào?

Bị nấm âm đạo khi mang thai không chỉ  gây ra những khó khăn cho bà bầu mà còn ảnh hưởng nhiều đến tâm lý. Vì vậy, để hạn chế tối đa bị nấm khi mang thai, bạn nên có các biện pháp phòng ngừa sau:

  • Quan hệ tình dục an toàn, không quan hệ trong quá trình đặt thuốc điều trị
  • Vệ sinh vùng kín sạch sẽ
  • Mặc đồ lót bằng chất liệu cotton, thoáng mát, không quá chật
  • Dừng ngây khi sử dụng dung dịch vệ sinh gây ngứa và kích ứng da
  • Tập thể dục để nâng cao sức đề kháng
  • Kiểm soát lượng đường đưa vào cơ thể
  • Trong quá trình mang thai mẹ bầu không chỉ cần một lượng lớn dưỡng chất để nuôi dưỡng cơ thể và thai nhi mà còn phải bổ sung chất dinh dưỡng giúp cân bằng môi trường âm đạo. Ăn nhiều rau xanh, thực phẩm có nhiều vitamin, sữa chua… là chìa khóa giúp cơ thể khỏe mạnh và hạn chế những các bệnh nấm, nhiễm khuẩn.
[Shortcode tư vấn phụ khoa]

Cuối cùng để mẹ và thai nhi phát triển một cách bình thường, mẹ bầu nên thăm khám sức khỏe định kỳ, khi bị nấm âm đạo khi mang thai cần nghiêm chỉnh thực hiện  quá trình điều trị theo chỉ định của bác sĩ. Chúc mẹ bầu vượt cạn thành công, thai nhi khỏe mạnh

Để không mất cước phí điện thoại

Bạn hãy để lại số điện thoại tại đây
Bác sĩ chuyên khoa sẽ gọi ngay cho bạn

Cam kết bảo mật thông tin tuyệt đối