Làm thế nào để phân biệt trĩ nội và trĩ ngoại?
Phân biệt trĩ nội và trĩ ngoại như thế nào? Đây là câu hỏi được rất nhiều người quan tâm và tìm hiểu trong thời gian gần đây. Theo thống kê từ Hội Hậu môn trực tràng Việt Nam, trĩ là căn bệnh phổ biến với tỷ lệ mắc lên tới 55% dân số. Trong bài viết hôm nay, chúng ta cùng tìm hiểu cách phân biệt bệnh trĩ nội và trĩ ngoại.
Bệnh trĩ là gì?
Trĩ là bệnh sa tĩnh mạch vùng trực tràng, hậu môn. Bình thường, máu giàu oxy theo động mạch đến nuôi các mô rồi trở về tim theo đường tĩnh mạch. Bằng một tác động nào đó mà quá trình này bị cản trở dẫn tới máu ứ lại và gây tăng áp lực tĩnh mạch hậu môn. Theo thời gian đám rối tĩnh mạch ở trực tràng sẽ bị giãn, phình ra tạo thành các búi trĩ.
Có mấy loại trĩ?
Thông thường bệnh trĩ chia làm 2 thể là trĩ nội và trĩ ngoại. Nếu mắc cả hai thì gọi chung là trĩ hỗn hợp.
Một số tình trạng trĩ cũng được gọi với các tên khác:
- Trĩ thuyên tắc: các mạch máu ở búi trĩ bị tắc nghẽn hoặc vỡ ra tạo cục máu đông gây tắc mạch.
- Trĩ vòng: nếu bệnh nhân có trên 3 búi trĩ và chiếm hết gần như toàn bộ vòng hậu môn.
Phân biệt trĩ nội và trĩ ngoại như thế nào?
Phân biệt trĩ nội và trĩ ngoại không khó. Điểm khác nhau cơ bản giữa trĩ nội và trĩ ngoại là vị trí xuất hiện. Trĩ nội có chân búi trĩ nằm trên đường lược. Ngược lại trĩ ngoại nằm ở phần dưới đường lược và có thể dùng tay sờ thấy được. Ngoài ra, sự khác nhau giữa trĩ nội và trĩ ngoại còn thể hiện ở triệu chứng bệnh cũng như mức độ đau. Sau đây chúng ta cùng tìm hiểu kỹ hơn về 2 loại trĩ này.
Trĩ nội
Trĩ nội được hình thành ở phía trên của đường lược (còn gọi là đường hậu môn – trực tràng). Chân búi trĩ nằm trên bề mặt của niêm mạc phía trong ống hậu môn. Khu vực này không có dây thần kinh cảm giác do đó trĩ nội thường ít khi gây đau.
Trĩ nội chia làm 4 mức độ từ nhẹ đến nặng:
- Độ 1: Các tĩnh mạch giãn mức độ nhẹ, búi trĩ nằm hoàn toàn trong ống hậu môn. Lúc này các triệu chứng rất kín đáo, không đau nên khó phát hiện nếu không được nội soi hậu môn – trực tràng. Đôi khi bệnh nhân sẽ thấy có máu dính trong phân nhưng thường không đáng kể.
- Độ 2: Kích thước búi trĩ đã to hơn. Khi đi cầu, do sự chèn ép của phân khiến búi trĩ sa ra ngoài. Tuy nhiên búi trĩ vẫn có thể tự co lên được khi đứng dậy.
- Độ 3: Búi trĩ to, không tự co lên được mỗi khi đại tiện xong mà phải dùng tay đẩy vào.
- Độ 4: Búi trĩ thường xuyên nằm ngoài hậu môn, dùng tay đẩy cũng không co lên được. Bệnh nhân có nguy cơ nhiễm trùng và viêm tắc mạch hoại tử búi trĩ.
Trĩ nội càng nặng thì nguy cơ chảy máu càng cao. Bệnh nhân thường mệt mỏi, xanh xao do chảy máu, thiếu máu.
Trĩ ngoại
Trĩ ngoại có chân nằm dưới đường lược nơi có lớp biểu mô lát tầng và các dây thần kinh cảm giác. Do đó, khác với trĩ nội, trĩ ngoại thường gây đau và có thể dùng tay sờ thấy được nên dễ nhận biết hơn. Trĩ ngoại không chia độ như trĩ nội nhưng cũng có các mức độ nặng – nhẹ.
- Mức độ nhẹ: búi trĩ mới hình thành, kích thước bằng hạt đỗ. Các triệu chứng thường gặp: chảy máu khi đại tiện, hậu môn chảy dịch gây ngứa ngáy, khó chịu thậm chí có thể viêm nhiễm.
- Mức độ nặng: búi trĩ to hơn, thường xuyên sưng đau, ngứa ngáy, có thể mọc thêm nhiều búi trĩ mới che kín hậu môn. Các búi trĩ sậm màu, xơ cứng, gây đau đớn cho bệnh nhân khi đi đại tiện. Trĩ ngoại để càng lâu càng dễ gây viêm nhiễm.
Nhìn chung, có thể phân biệt trĩ nội và trĩ ngoại một cách nhanh chóng dựa theo bảng tổng kết sau đây:
Phân biệt | Trĩ nội | Trĩ ngoại |
Vị trí | Trên đường lược | Dưới đường lược |
Bề mặt | Niêm mạc ống hậu môn.
Không có dây thần kinh cảm giác. |
Mô lát tầng.
Có dây thần kinh cảm giác. |
Triệu chứng | Không sờ thấy búi trĩ.
Sa búi trĩ khi đại tiện sau đó búi trĩ tự co lên. Ít đau hơn so với trĩ ngoại. Chảy máu tươi. Viêm vùng hậu môn. |
Búi trĩ sờ thấy được.
Búi trĩ luôn ở ngoài hậu môn, kích thước tùy theo mức độ trĩ. Đau rát, đau tăng khi đại tiện. Chảy máu khi đại tiện kèm theo ngứa, viêm vùng hậu môn. |
Cấp độ | 4 cấp độ | Không chia cấp độ |
Bệnh trĩ có nguy hiểm không?
Trĩ là bệnh lành tính không gây nguy hiểm trực tiếp đến tính mạng của bệnh nhân. Tuy nhiên các triệu chứng của bệnh vô cùng phiền toái và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Nếu không được chữa trị kịp thời, trĩ có thể gây các biến chứng nguy hiểm như:
- Áp xe hậu môn.
- Thiếu máu mạn tính.
- Hoại tử tắc mạch trĩ.
Thông thường trĩ nội khó phát hiện hơn trĩ ngoại, do đó bệnh nhân thường chủ quan. Khi có các triệu chứng rõ ràng, bệnh tiến triển nặng thì mới đi khám dẫn tới nguy cơ ảnh hưởng tới sức khỏe.
Điều trị bệnh trĩ như thế nào?
Hiện nay có rất nhiều phương pháp điều trị bệnh trĩ. Tùy thuộc vào mức độ bệnh, loại bệnh trĩ và tình trạng sức khỏe của bệnh nhân, bác sĩ sẽ đưa ra hướng điều trị phù hợp. Do đó cần những phương pháp chẩn đoán, phân biệt trĩ nội và trĩ ngoại để điều trị hiệu quả. Thông thường bệnh nhân sẽ sống chung với bệnh, chỉ điều trị khi trĩ có biểu hiện triệu chứng và gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.
Điều trị nội khoa
Trong trường hợp các triệu chứng trĩ ở mức độ nhẹ và chưa quá nghiêm trọng, bệnh nhân có thể sử dụng một số loại thuốc, gel bôi làm dịu búi trĩ kết hợp với các thuốc làm tăng sức bền thành mạch. Trong điều trị bảo tồn, việc thay đổi lối sống, chế độ ăn là yếu tố quyết định đến kết quả điều trị.
Phẫu thuật
Với các trường hợp bị trĩ với triệu chứng nặng hoặc trĩ có biến chứng tắc mạch, bác sĩ sẽ chỉ định can thiệp ngoại khoa. Một số thủ thuật được sử dụng:
- Tiêm xơ: chỉ áp dụng cho trĩ nội độ 1,2. Phương pháp này có mục đích ngăn cản, làm xơ hóa mạch máu đến nuôi búi trĩ. Tuy nhiên phương pháp này tiềm ẩn nguy cơ biến chứng hoại tử đồng thời tỷ lệ tái phát cao.
- Cắt trĩ bằng phương pháp truyền thống: thường áp dụng cho trĩ ngoại, cắt búi trĩ bằng dao phẫu thuật thông thường gây đau và chảy máu nhiều.
- Phương pháp khâu treo triệt mạch trĩ THD: áp dụng trong trĩ nội độ 3,4. Phương pháp này dùng siêu âm doppler phát hiện động mạch trĩ sau đó khâu lại, giúp thu nhỏ búi trĩ và phục hồi tổ chức liên kết ở ống hậu môn. THD có nhiều ưu điểm vượt trội, ít gây mất máu, ít đau và không gây biến chứng hậu phẫu.
- Cắt trĩ bằng kỹ thuật HCPT: thay vì dùng dao phẫu thuật thông thường, kỹ thuật HCPT dùng sóng cao tần để thắt các mạch máu nuôi búi trĩ mà không ảnh hưởng đến các mô xung quanh. Do đó, phương pháp này ít gây đau, chảy máu và rút ngắn thời gian hồi phục sau mổ.
Nếu bạn đang khổ sở vì bệnh trĩ và có mong muốn điều trị dứt điểm, đừng chần chừ hãy đến ngay phòng khám đa khoa Quốc tế Cộng Đồng ở địa chỉ số 193C1 Bà Triệu, Hai Bà Trưng, Hà Nội. Phòng khám đa khoa Quốc tế Cộng Đồng là địa chỉ khám chữa bệnh uy tín với các bác sĩ là chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực hậu môn – trực tràng. Phòng khám sử dụng 2 kỹ thuật hiện đại nhất hiện nay là HCPT và THD, không đau, không chảy máu, rút ngắn thời gian phẫu thuật chỉ từ 20 – 30 phút.
Bài viết đã gợi ý về cách phân biệt trĩ nội và trĩ ngoại. Hy vọng bạn đọc sẽ có thêm kiến thức bảo vệ sức khỏe cho bản thân và những người xung quanh. Nếu còn vấn đề cần giải đáp, bạn vui lòng gọi hotline 0243.9656.999 để gặp trực tiếp bác sĩ chuyên khoa.