Làm thế nào để hết đau bụng kinh ngay tại nhà?
Làm thế nào để hết đau bụng kinh là vấn đề được chị em quan tâm. Những ngày “đèn đỏ” bị đau bụng kinh, phái đẹp có thể áp dụng một số mẹo để cải thiện triệu chứng khó chịu như chườm đá, massage vùng bụng, uống nước ấm, uống trà gừng ấm… Dưới đây là 10 cách chữa đau bụng kinh tại nhà để giúp chị em phụ nữ trải qua ngày “đèn đỏ” dễ chịu hơn.
Vì sao nữ giới bị đau bụng kinh?
Trước khi giải đáp câu hỏi làm thế nào để hết đau bụng kinh, chị em cần hiểu nguyên nhân vì sao mình bị đau bụng kinh. Hiện tượng này rất phổ biến, có thể ảnh hưởng tới tất cả chị em đang ở trong độ tuổi sinh sản. Bạn có thể kiểm soát đau bụng kinh bằng cách hiểu rõ tác nhân gây ra. Dưới đây là một số tác nhân điển hình:
- Do chế độ ăn uống, sinh hoạt không phù hợp: Ăn đồ lạnh, uống nước lạnh, uống ít nước,… là một trong những tác nhân gây đau bụng kinh.
- Do vận động mạnh hoặc ít vận động: Trong kỳ kinh nguyệt, phụ nữ vận động mạnh, chạy nhảy hoặc làm việc nặng hoặc ngồi một chỗ là tác nhân gây đau bụng kinh.
- Hẹp cổ tử cung: Do bẩm sinh, một số phụ nữ bị hẹp cổ tử cung có thể ngăn cản dòng chảy kinh nguyệt, dẫn tới đau bụng kinh.
- Do nội tiết, sự gia tăng bất thường progesterone và prostaglandin trong máu tác động đến cơ tử cung, dẫn tới đau bụng kinh.
- U xơ tử cung: Tình trạng phát triển các tế bào không bị ung thư trong thành tử cung, là tác nhân gây đau bụng kinh.
- Viêm vùng chậu: Nhiễm khuẩn của cơ quan sinh dục nữ do vi khuẩn lây truyền qua đường tình dục
10 cách giảm cơn đau bụng kinh ngay tại nhà
Làm thế nào để hết đau bụng kinh là câu hỏi được nữ giới quan tâm. Với cuộc sống bận rộn, chị em thường tìm đến các loại thuốc để cải thiện đau bụng kinh. Tuy nhiên, thói quen này diễn ra thường xuyên có thể trở thành mối nguy hại đối với sức khỏe. Thay vào đó, chị em có thể áp dụng 10 cách chữa đau bụng kinh tại nhà trong nội dung dưới đây.
1. Xoa bóp vùng bụng để cải thiện cơn đau
Xoa bóp bụng là cách giảm đau bụng kinh được thực hiện khá phổ biến. Chị em có thể sử dụng tinh dầu có tính ấm như quế, bạch đàn, khuynh diệp,… kết hợp động tác massage.
Tác dụng: Tăng cường lưu thông máu, thư giãn cơ trơn tử cung, giảm mức độ đau bụng kinh.
2. Giảm đau bụng kinh bằng cách chườm nóng
Chườm nóng lên thắt lưng và bụng dưới để cải thiện đau bụng kinh, cải thiện đau nhức cột sống ngày “đèn đỏ”. Nhiệt độ ấm từ túi chườm giúp thư giãn cơ trơn của tử cung, nới giãn không gian cột sống, thúc đẩy tuần hoàn máu.
Ngoài ra, trước khi ngủ, chị em nên tắm nước ấm để điều hòa hoạt động co bóp của tử cung. Tạo cảm giác dễ chịu, thư giãn, giúp giấc ngủ sâu hơn.
Theo thống kê, nữ giới bị đau bụng kinh có thói quen tắm nước ấm trước khi ngủ thường dễ đi vào giấc ngủ, ngủ sâu hơn, cơn đau giảm đáng kể khi thức giấc.
3. Uống nước ấm trong ngày “đèn đỏ”
Thiếu nước có thể làm nghiêm trọng các triệu chứng trong ngày “đèn đỏ”. Vì vậy, chị em nên uống nước ấm thường xuyên để cung cấp chất lỏng cho cơ thể. Nhiệt độ ấm làm tăng lưu lượng máu, thư giãn cơ trơn của tử cung, giảm mức độ đau…
Ngoài ra, chị em có thể bổ sung một số loại nước ép từ rau củ quả và trái cây tươi… bù nước, cân bằng điện giải, điều hòa hoạt động co bóp vùng bụng dưới.
4. Tập thể dục giảm đau bụng kinh nhanh chóng
Trước và trong kỳ kinh, cơ thể nữ giới tiết nhiều hormone estrogen. Chị em thường cảm thấy đau nhức cột sống, nhức mỏi cơ thể, buồn chán, ủ rũ… Nên nhiều chị em sẽ ngừng tập thể dục trước và trong ngày “đèn đỏ”.
Tuy nhiên, theo bác sĩ sản phụ khoa, tập thể dục nhẹ nhàng trong thời gian này có thể thúc đẩy bài tiết máu kinh, giảm hoạt động co bóp của tử cung, tạo cảm giác hưng phấn, ức chế dẫn truyền tín hiệu đau…
Giải pháp: Chị em nên đi bộ, ngồi thiền, tập yoga, thực hiện một số động tác nhẹ nhàng…
5. Cách giảm đau bụng kinh ngay lập tức – Uống trà gừng ấm
Đây là mẹo dân gian khá phổ biến. Trà gừng chứa hoạt chất Cineol có tác dụng: thư giãn hệ thần kinh trung ương, ức chế dẫn truyền cơn đau, cải thiện chất lượng giấc ngủ…
Uống trà gừng có thể làm giảm cơn đau bụng kinh, giảm cơn đau thắt lưng, nhức mỏi cơ thể…
Ngoài ra, trà gừng chứa nhiều chất chống oxy hóa, tinh dầu có mùi thơm đặc trưng. Uống trà gừng ấm những ngày “đèn đỏ” không chỉ làm giảm cơn đau, còn cải thiện triệu chứng chán ăn, buồn nôn, khó chịu…
6. Làm thế nào để hết đau bụng kinh – Dành thời gian nghỉ, ngủ
Thời gian hành kinh, chị em nên giảm bớt khối lượng công việc và dành thời gian nghỉ ngơi. Làm việc quá sức và căng thẳng có thể khiến cơ thể mệt mỏi, khiến cơn đau bụng kinh nghiêm trọng hơn.
Bên cạnh đó, những ngày “đèn đỏ”, chị em nên cố gắng ngủ trước 23:00, đảm bảo giấc ngủ kéo dài ít nhất 7 tiếng. Tác dụng: điều hòa hoạt động co thắt tử cung, phục hồi cơ thể, giảm cơn đau…
Ngược lại, chị em có thói quen thức khuya, ngủ không đủ giấc, tử cung thường xuyên co thắt dữ dội, tăng cơn đau, khiến cơ thể uể oải, thiếu sức sống…
7. Ăn gì để giảm đau bụng kinh hiệu quả?
Ngoài yếu tố cơ địa, đau bụng kinh còn phụ thuộc vào chế độ ăn uống, sinh hoạt. Vì vậy, trước kỳ kinh, chị em hãy lên kế hoạch ăn uống lành mạnh, khoa học để giảm tần suất và mức độ cơn đau.
- Rau xanh, trái cây tươi: Nhóm thực phẩm này chứa nhiều chất chống oxy hóa, axit amin, khoáng chất, vitamin… Thành phần dinh dưỡng này tăng cường thể trạng, nâng cao hệ miễn dịch, tăng sức chống chịu cơn đau, cân bằng nồng độ hormone…
- Các loại thảo dược: Trước kỳ kinh 7 ngày, chị em hãy bổ sung gừng, nghệ, đinh hương, quế… vào chế độ ăn. Tác dụng: giảm nhẹ cơn đau bụng kinh, cải thiện mệt mỏi, buồn nôn…
- Đậu nành và các loại hạt: Bổ sung đậu nành để cân bằng nồng độ estrogen, progesterone. Từ đó làm giảm hoạt động co thắt tử cung và cải thiện cơn đau. Một số loại hạt: đậu xanh, đậu đen, đậu trắng, hạnh nhân…
- Thực phẩm giàu Omega 3: Không chỉ tốt cho tim mạch, xương khớp, mắt… còn hỗ trợ bài tiết máu kinh của nữ giới, cải thiện viêm niêm mạc tử cung, cải thiện cơn đau bụng kinh…
Chị em tuyệt đối hạn chế đồ uống và thực phẩm:
- Rượu, bia, đồ ngọt có gas, cà phê, trà đặc…
- Thức ăn nhanh, đồ đóng hộp, nhiều gia vị, dầu mỡ
- Thức ăn chứa nhiều đường như socola, bánh kẹo, mứt…
- Đồ uống và thức ăn quá nóng hoặc quá lạnh: kem, đồ uống có đá, thức ăn nhiều tiêu, ớt…
8. Cách chữa đau bụng kinh dữ dội – Sử dụng miếng dán nóng
Khi sử dụng, chị em dán trực tiếp sản phẩm vào vùng bụng dưới. Sau vài phút, miếng dán sẽ tỏa nhiệt giúp thư giãn thành tử cung, tăng cường tuần hoàn máu, cải thiện cơn đau…
9. Cải thiện đau bụng kinh bằng sữa nghệ ấm
Tác dụng: giảm tình trạng máu kinh vón cục, chảy ít hoặc chảy ồ ạt. Ngoài ra, hoạt chất curcumin trong nghệ giúp điều hòa hoạt động tử cung, ức chế viêm, giảm căng thẳng thần kinh…
10. Cách giảm đau bụng kinh bằng thuốc
Hiện nay, một số loại thuốc giảm đau bụng kinh thường được sử dụng: Ibuprofen, Naproxen, Paracetamol, Diclofenac.
Lưu ý: Các loại thuốc đau bụng kinh thường không ảnh hưởng chức năng sinh sản. Tuy nhiên, lạm dụng thuốc có thể ảnh hưởng xấu tới chức năng gan, thận, tăng nguy cơ viêm loét dạ dày…
Đau bụng kinh – Khi nào đi gặp bác sĩ?
Như vậy, làm thế nào để hết đau bụng kinh đã có câu trả lời. Tuy nhiên, những cách trên chỉ là giải pháp hỗ trợ tại nhà. Cách tốt nhất, chị em nên chủ động thăm khám bác sĩ chuyên khoa, đặc biệt khi xuất hiện các triệu chứng dưới đây:
- Đau bụng kinh ở mức độ dữ dội và không đáp ứng với thuốc giảm đau
- Buồn nôn, ói mửa
- Âm đạo đau rát
- Thường xuyên ra khí hư có mùi, đặc, màu bất thường
- Máu kinh có màu đen và mùi hôi khó chịu
Hy vọng qua 10 cách làm thế nào để hết đau bụng kinh, chị em đã có thể dễ dàng đối diện với các triệu chứng xảy ra trong ngày “đèn đỏ”. Song song biện pháp cải thiện tạm thời, chị em nên thiết lập lối sống lành mạnh để điều hòa kinh nguyệt trong những lần hành kinh kế tiếp.
Các tìm kiếm liên quan đến làm thế nào để hết đau bụng kinh
- Ăn gì để giảm đau bụng kinh
- Cách giảm đau bụng kinh ngay lập tức
- Cách chữa đau bụng kinh dữ dội
- Vuốt môi trên hết đau bụng kinh
- Tư thế nằm giúp giảm đau bụng kinh
- Nguyên nhân đau bụng kinh
- Cách trị đau bụng kinh vĩnh viễn
- Bấm huyệt giảm đau bụng kinh
- Miếng dán nóng giảm đau bụng kinh
- Massage giảm đau bụng kinh
- Cách nấu nước gừng trị đau bụng kinh
- Quan hệ có làm giảm đau bụng kinh