Hậu Môn Có Thịt Dư Là Bệnh Gì? Có Nguy Hiểm Không?
Hậu môn có thịt dư là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh lý khác nhau, phụ thuộc vào các triệu chứng đi kèm. Phần thịt dư ở lỗ hậu môn sẽ khiến người bệnh cảm thấy khó chịu, vướng víu đôi khi là đau kèm chảy máu. Theo các chuyên gia các bệnh lý vùng hậu môn – trực tràng không quá nguy hiểm, tuy nhiên nếu không điều trị dứt điểm kích hoạt tế bào ung thư hình thành khối u ác tính nguy hiểm đến tính mạng.
Hậu môn có thịt dư là bệnh gì?
Hậu môn có thịt dư có thể xuất phát do viêm nhiễm trùng hoặc do tạo áp lực lớn cho vùng hậu môn gây phình tĩnh mạch. Với mỗi triệu chứng đi kèm hiện tượng có cục thịt ở hậu môn sẽ cảnh báo bệnh lý khác nhau.
Dưới đây là 5 bệnh lý vùng hậu môn trực tràng có biểu hiện điển hình là có thịt dư ở hậu môn:
Bệnh trĩ
Theo thống kê của Hội hậu môn trực tràng, hiện nay có trên 50% dân số Việt Nam đang sống chung với bệnh trĩ. Biểu hiện điển hình nhất của bệnh trĩ là khối búi trĩ sa ra ngoài lỗ hậu môn gây đau kèm chảy máu. Trĩ vốn là cấu tạo bình thường của cơ quan hậu môn, tuy nhiên do áp lực lớn đè lên vùng hậu môn khiến các khối tĩnh mạch giãn nở căng phồng, hình thành búi trĩ.
Bệnh trĩ được chia thành 3 dạng dựa trên sự xuất phát của búi trĩ, gồm:
- Trĩ nội: là những búi trĩ có chân nằm phía trên đường lược, trong lỗ hậu môn. Khi bệnh nặng, trĩ độ 3 và 4 kích thước búi trĩ tăng lên và bị sa ra ngoài.
- Trĩ ngoại: đám rối tĩnh mạch nằm phía dưới đường lược, rìa lỗ hậu môn dễ dàng sờ thấy hoặc nhìn thấy búi trĩ. Theo thời gian, kích thước búi trĩ sẽ ngày càng to dần gây ra đau tức, khó chịu có thể còn tắc nghẹt búi trĩ.
- Trĩ hỗn hợp: Là dạng kết hợp cả trị nội và trĩ ngoại, các chân búi trĩ bị chồng chéo lên nhau khiến tắc nghẽn búi trĩ, khó khăn cho việc điều trị.
Khi bị bệnh trĩ người bệnh sẽ có một số biểu hiện đi kèm như: Đại tiện ra máu (ban đầu chỉ rỉ ít máu trên giấy lau thấm, sau đó có thể chảy máu thành dòng, tia), hậu môn sưng tấy, đau rát, tiết dịch có mùi hôi, ngứa ngáy khó chịu.
U nhú hậu môn
U nhú hậu môn cũng là một bệnh lý hậu môn – trực tràng khá phổ biến song lại dễ bị nhầm lẫn với bệnh bệnh trĩ.
U nhú hậu môn hình thành do viêm nhiễm. Các khối u có hình dáng như đầu vú, có 3 cạnh hình trụ, bề mặt trắng, không gây đau hay chảy máu.
Khi mắc u nhú hậu môn người bệnh sẽ cảm thấy căng tức hậu môn, ngứa và hậu môn bài tiết dịch ướt át khó chịu. Nếu người bệnh duy trì tình trạng này trong thời gian dài có thể gây ra tắc nghẽn hậu môn đại tiện khó, đi cầu ra máu kèm mủ, lở loét và có nguy cơ nhiễm trùng tụ mủ.
Da thừa tại hậu môn
Da thừa ở hậu môn có thể xuất phát từ khối trĩ ngoại, nứt kẽ hậu môn bị nhiễm trùng viêm, phù nề. Khi bị viêm nhiễm khối da thừa bị phù sau đó xơ hóa sẽ hình thành các mảnh da thừa hậu môn bị xơ hóa.
Khối da thừa này nếu không được loại bỏ sớm, trước hết sẽ gây vướng víu đau nhức và tiềm ẩn nguy cơ cao nhiễm trùng, hoại tử vùng hậu môn.
Bệnh sùi mào gà
Hậu môn có thịt dư rất có thể là dấu hiệu của bệnh sùi mào gà. Nếu trước đây bạn có lịch sử quan hệ tình dục bừa bãi, tiếp xúc với các đối tượng bị sùi mào gà, thì nguy cơ rất cao các khối thịt dư này là nốt sùi mào gà.
Bệnh sùi mào gà do virus HPV gây ra lây truyền chủ yếu qua đường quan hệ tình dục không an toàn. Nếu quan hệ bằng hậu môn, virus HPV sẽ xâm nhập vào hậu môn và gây bệnh với biểu hiện là các nốt sùi có hình giống mào gà hoặc bông súp lơ.
Tuy nhiên sùi mào gà có thời gian ủ bệnh rất lâu từ 2 – 9 tháng kể từ khi virus HPV xâm nhập. Khi mới phát bệnh, vùng hậu môn sẽ xuất hiện những mụn nhỏ li ti, mọc đơn lẻ có màu giống niêm mạc, sờ thấy thô ráp. Sau đó các nốt mụn này phát triển liên kết thành một đám lớn giống như mào gà dễ bị vỡ chảy mủ và máu khi đụng vào.
Bệnh sùi mào gà có diễn biến bệnh rất nhanh, chỉ sau 1 tháng biểu hiện bệnh cấp tính sùi mào gà sẽ gây các biến chứng chuyển thành mãn tính gây khó khăn trong việc điều trị và nguy hiểm cho người bệnh. Do đó nếu có nghi ngờ bản thân bị nhiễm sùi mào gà, bạn cần chủ động thăm khám làm xét nghiệm và điều trị kịp thời.
Áp xe hậu môn
Áp xe hậu môn thường là biến chứng của bệnh trĩ và nứt kẽ hậu môn. Khi các búi trĩ, hậu môn gặp tình trạng nhiễm khuẩn ở những mô mềm xung quanh hậu môn gây sưng phồng ứ mủ.
Khi bị áp xe hậu môn người bệnh sẽ thấy có các cục thịt ở hậu môn cứng, đau rát, ngứa, chảy mủ, sưng tấy… Nếu không điều trị có thể gây ra nhiễm trùng hậu môn, rò lỗ môn, thậm chí là ung thư hậu môn – trực tràng.
Hậu môn có thịt dư có nguy hiểm không?
Hậu môn có thịt dư có nguy hiểm không, là thắc mắc của rất nhiều người bệnh. Theo các chuyên gia chia sẻ, các bệnh lý hậu môn trực tràng mặc dù không có nguy hiểm trực tiếp đến tính mạng nhưng lại gây nhiều phiền toái, đau đớn trong sinh hoạt hàng ngày.
Tuy nhiên không vì thế mà người bệnh chủ quan với tình trạng này, bởi cơ thể là một khối thống nhất, nếu một vùng bị bệnh không được điều trị sẽ ảnh hưởng đến các cơ quan khác gây suy giảm sức khỏe, hệ miễn dịch tăng nguy cơ bị ung thư.
Nếu không điều trị dứt điểm tình trạng hậu môn xuất hiện thịt dư, người bệnh có thể phải đối mặt với một số biến chứng như:
- Cục thịt thừa phát triển to theo thời gian với tốc độ tương đối nhanh, khiến các triệu chứng biểu hiện càng dữ dội, ví dụ như: đại tiện đau rát, chảy máu, đứng lên ngồi xuống khó khăn…
- Các khối thịt dư khi va chạm, có sát với phân cứng có thể bị trầy xước, rách chảy mủ và máu tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập gây viêm nhiễm, lở loét hậu môn. Biến chứng nguy hiểm là chuyển biến thành khối u ác tính gây ung thư, mặc dù tỷ lệ không quá cao, nhưng người bệnh vẫn nên có phương án dự phòng rủi ro.
- Đau đớn ở vùng hậu môn chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến cảm xúc khi quan hệ, khiến “cuộc yêu” của bạn không được trọn vẹn, hoặc thậm chí tồi tệ không có cảm giác.
- Các khối u thịt thừa cản trở quá trình đào thải phân ra ngoài sẽ ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa, nhu động ruột, nhu động trực tràng bị rối loạn
Hậu môn có thịt dư nên làm gì?
Hậu môn có thịt dư nên làm gì? Nếu tình trạng này là bệnh lý việc tốt nhất cần làm là thăm khám và điều trị dứt điểm. Đồng thời kết hợp chế độ ăn uống sinh hoạt điều độ khoa học để ngăn chặn tình trạng tái phát.
Khi thấy hậu môn xuất hiện các khối thịt dư, người bệnh nên thực hiện những điều sau:
Thăm khám kiểm tra sức khỏe và điều trị bệnh
Thăm khám kiểm tra sức khỏe là cách chẩn đoán chính xác nhất hậu môn có thịt thừa là bệnh gì. Qua kiểm tra lâm sàng, cận lâm sàng và các xét nghiệm cần thiết, bác sĩ sẽ tìm ra được nguyên nhân gây bệnh và điều trị đúng phương pháp.
Một số phương pháp điều trị với mỗi diện bệnh cụ thể như:
- Viêm nhiễm hậu môn: Phương pháp ưu tiên sẽ là sử dụng thuốc kháng sinh điều trị. Một số trường hợp biến chứng, tổn thương thực thể bác sĩ cần phải kết hợp can thiệp ngoại khoa để điều trị vết thương bên ngoài.
- Bệnh trĩ: Nếu búi trĩ nhỏ, mức độ nhẹ bác sĩ có thể chỉ định dùng thuốc tiêu xơ búi trĩ dạng uống, bôi hoặc tiêm. Nếu bệnh trĩ ở cấp độ 3 và 4 cần mọi phương pháp nội khoa đều thất bại sẽ cần phẫu thuật cắt bỏ búi trĩ.
- Áp xe hậu môn: Bác sĩ cần dẫn lưu mủ ra ngoài, sau đó điều trị tiêu viêm bằng kháng sinh dạng tiêm hoặc uống
- Sùi mào gà: Hiện nay sùi mào gà chưa có kháng sinh đặc trị. Lộ trình kháng sinh sẽ được bác sĩ kê dựa trên kháng sinh đồ với độ nhạy cao nhất. Nếu người bệnh đã xuất hiện các nốt sùi, cần thực hiện đốt, cắt loại bỏ vết sùi triệt để tránh lây lan và tái phát.
Thời điểm chữa bệnh chính là điểm mấu chốt của hiệu quả điều trị. Vì thế, người bệnh cần chủ động thăm khám và điều trị bệnh càng sớm càng tốt, hạn chế tối đa các biến chứng nguy hiểm.
Thay đổi chế độ dinh dưỡng
Xuất hiện khối thịt dư ở hậu môn có thể do bệnh trĩ, áp xe, polyp hậu môn. Lúc này người bệnh nên thay đổi chế độ ăn uống hợp lý để giảm thiểu những áp lực cho hậu môn khi đi đại tiện.
Các thực phẩm để cải thiện tình trạng khó đại tiện bác sĩ khuyên sử dụng như:
- Bổ sung chất xơ: chất xơ có vai trò quan trọng trong tiêu hóa, giúp làm mềm phân và giảm áp lực khi đại tiện. Do đó người bệnh bổ sung nhiều rau xanh và hoa quả tươi vào thực đơn hàng ngày
- Uống đủ nước: người bệnh nên bổ sung đủ 2 lít nước/ ngày. Điều này giúp duy trì một lượng chất lỏng nhất định trong ruột kết và giảm tình trạng táo bón, giảm áp lực khi đại tiện, ngăn chặn khô, nứt hậu môn.
Đồng thời người bệnh cũng nên hạn chế các loại thực phẩm và thức uống như: Thực phẩm cay nóng, nhiều dầu mỡ và gia vị, rượu, bia, cà phê, trà đặc, thực phẩm đóng gói, đồ ăn nhanh… để tránh tình trạng chướng bụng, đầy hơi, táo bón…
Xây dựng lối sống khoa học
Một lối sống khoa học sẽ giúp bạn phòng ngừa mọi bệnh tật, trong đó có các bệnh về hậu môn – trực tràng.
Vì vậy để phòng bệnh cũng như hỗ trợ điều trị bệnh bạn nên xây dựng các thói quen khoa học như:
- Đi vệ sinh ngay khi có nhu cầu và tuyệt đối không nhịn đi vệ sinh.
- Nên tập thói quen đi đại tiện cụ thể vào thời gian nhất định trong ngày. Nhằm điều hòa nhu động ruột và đảm bảo chức năng tiêu hóa.
- Hạn chế căng thẳng, stress kéo dài, cân bằng thời gian làm việc và nghỉ ngơi hợp lý, đảm bảo ngủ đủ 7 – 8 giờ/ ngày.
- Tránh hút thuốc lá vì nicotin trong khói thuốc sẽ khiến mạch máu hư hại và có nguy cơ phình giãn nghiêm trọng hơn.
- Nên kiểm soát cân nặng, không để cơ thể tăng cân đột ngột, tăng áp lực lên các tĩnh mạch hậu môn hình thành búi trĩ
Trên đây là những chia sẻ về vấn đề hậu môn có thịt dư là bệnh gì. Hi vọng với những thông tin có thể giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về tình trạng này và có cách khắc phục kịp thời hiệu quả. Hãy trân trọng sức khỏe bản thân bằng cách thăm khám sức khỏe định kỳ, đặc biệt khi cơ thể có biểu hiện bất thường để phát hiện bệnh sớm điều trị kịp thời. Cuối cùng, nếu bạn đọc còn bất cứ thắc mắc gì về các vấn đề sức khỏe hãy liên hệ với các bác sĩ chuyên khoa của chúng tôi để nhận được tư vấn và hỗ trợ miễn phí.