Giun kim ở hậu môn: Nguyên nhân, triệu chứng và cách chữa trị
Tìm hiểu nguyên nhân, triệu chứng và cách bệnh phòng tránh giun kim là cách tốt nhất để mọi người có thể có thể chủ động phòng ngừa và chữa trị bệnh hiệu quả.
I. Nguyên nhân nào dẫn đến hiện tượng mắc giun kim ở hậu môn?
Giun kim ở hậu môn là bệnh lý do ký sinh trùng gây ra trong cơ thể, chúng sống ký sinh trong đường ruột vật chủ người, hút chất dinh dưỡng làm cơ thể suy nhược, xanh xao, gầy yếu.
Nguyên nhân gây giun kim ở hậu môn chủ yếu qua một số con đường sau:
1. Qua đường ăn uống
Việc vệ sinh thực phẩm không đảm bảo an toàn, trứng giun trong môi trường bên ngoài có thể xâm nhập vào cơ thể qua thức ăn.
Người bệnh dùng tay gãi hậu môn trong đó có chứa trứng giun kim, sau đó lại cầm vào thức ăn hoặc mút tay ở trẻ nhỏ.
2. Đường truyền nhiễm khác
Trứng giun kim sau khi được sinh ra và phát triển thành ấu trùng, giun kim tại nếp hậu môn sẽ xâm nhập ngược lên manh tràng và phát triển thành giun trưởng thành.
- Đặc điểm giun kim:
Thân có màu trắng sữa, đầu hơi phình và thân có khía nhỏ. Miệng giun kim có cấu tạo 3 môi.
Giun đực có chiều dài khoảng 2-5mm, đuôi cong và có gai sinh dục khoảng 7mm. Giun cái dài khoảng 9-12 mm có đuôi dài và nhọn.
Giun kim cái trưởng thành sẽ chui ra rìa hậu môn để đẻ trứng chủ yếu vào ban đêm khi cơ thể nằm ngủ, nhiệt độ ấm ở hậu môn là môi trường thích hợp lý tưởng nhất để trứng giun kim phát triển và nở thành trứng mang ấu trùng
Khi giun cái để trứng thường tiết ra chất dịch gây kích ứng dẫn đế ngứa ngáy hậu môn và sưng tấy hậu môn làm cho người bệnh cảm thấy khó chịu.
Giun kim có khả năng lây nhiễm ở nhiệt độ 30C, độ ẩm 70% nên người mắc giun kim thường xuyên bị ngứa hậu môn dữ dội vào đêm.
II. Nhận biết các triệu chứng khi bị mắc giun kim ở hậu môn
Giun kim trưởng thành sống ký sinh trong ruột non, sau đó di chuyển xuống ruột già, chúng giao phối với nhau ở trong ruột, sau đó giun đực chết, còn giun cái mang trứng đã thụ tinh ra rìa hậu môn đẻ khoảng 4.000 – 200.000 trứng.
Vì vậy, người có giun kim cái đẻ ở hậu môn rất dễ bị tái nhiễm lại, đặc biệt là trẻ nhỏ do hay dùng tay gãi hậu môn, nghịch bẩn, móng tay nhiễm trứng giun sau đó lại cầm vào bát đũa, dụng cụ ăn uống, thức ăn hoặc mút tay. Ấu trùng giun kim sẽ phát triển thành giun kim trưởng thành trong ruột và tiếp tục gây bệnh.
Nhận biết triệu chứng khi bị mắc giun kim:
- Rìa hậu môn tấy đỏ, sung huyết
- Phân nát hoặc lỏng, có thể gây tiêu chảy, đôi khi có máu hoặc chất nhày như mũi, do kích thích nhu động ruột.
- Người bệnh chán ăn hoặc ăn không tiêu,
- Đau bụng âm ỉ, có dấu hiệu buồn nôn hoặc nôn
- Ngứa quanh hậu môn, nhất là vào ban đêm do lúc này là thời điểm giun cái ra hậu môn đẻ trứng
- Trẻ em bị nhiễm giun kim ở hậu môn thường quấy khóc về đêm, quan sát rìa hậu môn có thể thấy giun kim cái.
- Đi đại tiện thấy ấu trùng giun kim trong phân.
III. Tác hại nguy hiểm của giun kim ở hậu môn là gì?
Các chuyên gia y tế cho biết: Bệnh giun kim ở hậu môn tưởng chừng đơn giản nhưng lại gây ra những hậu quả khôn lường nếu không phát hiện và chữa trị kịp thời.
1. Đối với trẻ nhỏ
Trẻ bị nhiễm giun kim rất dễ bị còi xương, suy dinh dưỡng, da xanh, chậm phát triển cả về thể chất lẫn tinh thần.
Trẻ thường quấy khóc bứt rứt, khó chịu, thần kinh bị kích thích làm cho trẻ khó ngủ, ngủ ít, giấc ngủ không sâu hay giật mình và dễ khóc đêm.
2. Đối với người lớn
Giun kim ở hậu môn dễ dàng chui vào âm đạo phụ nữ mang theo mầm bệnh gây ngứa ngáy, viêm nhiễm, rối loạn kinh nguyệt, đau bụng kinh, rong kinh kéo dài…
Nếu bị giun kim ở hậu môn kéo dài có thể gây thiếu máu do giun ăn chất dinh dưỡng trong cơ thể, người bệnh có biểu hiện hoa mắt, chóng mặt.
Nam giới bị mắc bệnh giun kim ở hậu môn có thể bị di tinh
Nguy hiểm nhất là khi giun chui vào ruột thừa sẽ gây nên viêm ruột thừa cấp tính, rất nguy hiểm.
IV. Điều trị bệnh giun kim ở hậu môn như thế nào cho hiệu quả?
Biện pháp thông dụng để điều trị bệnh giun kim ở hậu môn là dùng thuốc tẩy giun. Một số loại thuốc phổ biến và thông dụng, hiệu quả như:
- Mebendazole 500mg liều duy nhất cho cả trẻ em và người lớn, uống nhắc lại sau 1 tháng.
- Albendazole 400mg liều duy nhất cho cả trẻ em và người lớn, uống nhắc lại sau một tháng.
Lưu ý: Thuốc trị giun kim ở hậu môn Mebendazole và Albendazole không dùng cho trẻ em dưới 2 tuổi, phụ nữ mang thai 3 tháng đầu hoặc cho con bú, người mẫn cảm với Benzimidazole, người có tiền sử nhiễm độc tủy xương. Thận trọng với các đối tượng suy thận, suy gan.
Người bệnh không nên tự ý dùng thuốc sẽ không có lợi cho sức khỏe nhất là trẻ em rất cần được thăm khám và làm các xét nghiệm để có chỉ định dùng thuốc thích hợp.
Nguyên tắc điều trị giun kim ở hậu môn: Nếu trong gia đình hoặc tập thể có nhiều người cùng bị mắc giun kim thì cần điều trị đồng loạt để tránh tình trạng lây nhiễm chéo và lây lan bệnh trong cộng đồng.
V. Cách phòng chống bệnh giun kim ở hậu môn an toàn, hiệu quả
Theo các bác sĩ chuyên khoa thì biện pháp dự phòng giun kim ở hậu môn trong cộng đồng, theo Cục Y Tế Dự Phòng – Sở y tế mọi người cần đặc biệt chú ý:
- Chú ý giữ vệ sinh bản thân sạch sẽ, thực hiện ăn chin uống sôi
- Vệ sinh nhà cửa giường chiếu và quần áo trẻ em luôn sạch sẽ, gọn gàng
- Thực hiện vệ sinh cá nhân đúng cách và an toàn bằng cách cắt ngắn móng tay, rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.
- Giữ vệ sinh cho trẻ nhỏ, không mặc quần hở đũng, vệ sinh hậu môn cho trẻ hàng ngày bằng xà phòng.
- Người lớn và trẻ em trên 2 tuổi cần thực hiện tẩy giun ở hậu môn 6 tháng/ lần
- Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, không đi đại tiện hay phóng uế bừa bãi gây nhiễm giun kim trong cộng đồng
Bệnh giun kim ở hậu môn là một bệnh phổ biến hay gặp ở nhiều người trong đó trẻ nhỏ là đối tượng có nguy cơ cao nhất do trẻ chưa biết cách tự phòng bệnh và phát hiện bệnh nên là nguồn lây nhiễm chính trong cộng đồng. Do đó cha mẹ nên chú ý chăm sóc trẻ cẩn thận chu đáo và chủ động phòng bệnh cho bản thân và con em mình.
Cảm ơn bạn đã theo dõi các bài viết của Phòng khám Hậu môn trực tràng. Các thông tin của chúng tôi mang tính tham khảo, bạn cần đến các cơ sở y tế uy tín để thăm khám và chữa trị kịp thời