Dương Vật Cong Có Bình Thường Không? – Thông Tin Bạn Cần Biết

Tham vấn y khoa: Tiến sĩ, Bác sĩ Trịnh Tùng ngày 22/01/2022

Dương vật cong là tình trạng khá phổ biến ở nam giới. Thông thường, khi cương cứng dương vật sẽ cong nhẹ sang trái hoặc phải. Tuy nhiên nếu dương vật bị cong gây đau ảnh hưởng đến chức năng sinh lý, tiểu tiện thì đây là biểu hiện của bệnh lý Peyronie cong dương vật.

Bệnh Peyronie (dương vật cong) là gì?

Cong dương vật là khi cương cứng, trục của dương vật tạo với mặt phẳng ngang một góc lớn hơn 0 độ.  Mức độ nặng hay nhẹ của bệnh phụ thuộc vào độ cong dương vật và những triệu chứng đi kèm. Thông thường khi dương vật bị cong trên 20 độ sẽ gây đau và ảnh hưởng tới chức năng sinh lý của nam giới. Đây là trường hợp bệnh lý cần được chỉ định điều trị sớm.

Dương Vật Cong Có Bình Thường Không?

Bệnh dương vật cong (Peyronie) hay là bệnh gây ra mô sẹo bên trong dương vật và tinh hoàn, đặc biệt là ở gốc dương vật. Mô sẹo ngày càng dày, dương vật sẽ càng bị cong hoặc lệch đi.

Mô sẹo của bệnh Peyronie chỉ là mô dạng xơ nang lành tính, không phải bệnh truyền nhiễm và không lây qua đường tình dục. Sự kích thích ở dương vật dẫn đến việc hình thành mô sẹo xơ làm dương vật cong, gây khó khăn cho việc giao hợp, có thể đau đớn không thể duy trì lâu dài “cuộc yêu”.

Triệu chứng biểu hiện của bệnh dương vật cong là như thế nào?

Các dấu hiệu của bệnh cong dương vật có thể biểu hiện từ từ theo thời gian hoặc đột ngột, dữ dội.

Triệu chứng biểu hiện của bệnh dương vật cong là như thế nào?

Những triệu chứng điển hình của bệnh dương vật cong – Peyronie cụ thể như:

  • Xuất hiện khối u cứng có thể cảm nhận được ở dưới da dương vật hoặc một dải mô cứng dày lên tại trục dương vật
  • Dương vật bị cong đáng kể khi cương cứng. Có thể cong lên trên, xuống dưới hoặc sang 1 bên trái, phải. Tuy nhiên thường gặp nhất là cong lên trên.
  • Đau tức ở dương vật, nhất là khi cương cứng.
  • Chiều dài hoặc đường kính dương vật bị thu hẹp lại, trông trở nên ngắn hơn.

Dương vật bị cong có bình thường không?

Nếu dương vật của bạn có hơi cong khi cương cứng, nhưng không đau, không ảnh hưởng đến khả năng tình dục, thì bác sĩ sẽ yêu cầu bạn nên quan sát thêm ít nhất 6 – 12 tháng. Nếu không xuất hiện triệu chứng hoặc biến chứng bạn có thể yên tâm và không cần điều trị. Ngược lại trong quá trình theo dõi thấy dương vật đau, đau khi quan hệ bác sĩ cần chỉ định phương pháp can thiệp kịp thời.

Dương vật bị cong có bình thường không?

Bệnh Peyronie không được chữa trị, tiếp tục kéo dài tình trạng này có thể dẫn đến rối loạn cương dương ở nam giới. Thông thường, đối với trường hợp có dương vật bị cong từ 30 độ trở lên kèm theo có vấn đề trong quan hệ tình dục buộc phải can thiệp điều trị, không thể tự khỏi. Áp dụng điều trị bằng thuốc hay phẫu thuật sẽ phụ thuộc vào tình trạng bệnh và biến chứng tại thời điểm đó.

Nguyên nhân nào gây ra bệnh cong dương vật?

Nguyên nhân gây bệnh Peyronie hiện nay các bác sĩ vẫn chưa xác định được chính xác. Tuy nhiên có một vài kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng các chấn thương lặp đi lặp lại ở dương vật có liên quan đến tình trạng dương vật cong ở nam giới. Dương vật có thể bị tổn thương trong một số hoàn cảnh như:  Quan hệ tình dục thô bạo, hoạt động thể thao mạnh hoặc do gặp tai nạn. Và trong quá trình điều trị và hồi phục các chấn thương, mô sẹo cũng có thể hình thành một cách vô tổ chức khiến tình trạng dương vật bị cong ngày càng nghiêm trọng.

Nguyên nhân nào gây ra bệnh cong dương vật?

Ngoài ra, đã có nghiên cứu cho thấy bệnh cong dương vật có thể do rối loạn cơ chế tự miễn gây ra. Thông thường, hệ thống miễn dịch có chức năng xác định và tiêu diệt các tác nhân gây bệnh và vật thể lạ gây hại cho cơ thể. Nếu mắc bệnh tự miễn dịch, lúc này hệ miễn dịch có thể nhầm lẫn và tấn công các mô tế bào khỏe mạnh, ví dụ tại mô tế bào dương vật sẽ gây ra viêm, sẹo xấu khiến dương vật bị cong.

Đối tượng có nguy cơ mắc bệnh dương vật cong

Bệnh dương vật cong có thể gặp ở mọi lứa tuổi, những thường gặp nhất là nam giới > 40 tuổi. Ngoài ra các vận động viên thể thao cũng có khả năng cao bị cong dương vật. Bởi họ thường xuyên vận động mạnh, nguy cơ cao gây chấn thương dương vật. Các chấn thương không chắc chắn sẽ dẫn đến cong dương vật, nhưng cộng hưởng với những yếu tố tác động sẽ khiến dương vật bị tích tụ mô sẹo gây cong dương vật.

Đối tượng có nguy cơ mắc bệnh dương vật cong

Một số yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc bệnh dương vật cong như:

  • Yếu tố di truyền: Nếu bố hoặc anh em trai ruột đang có bệnh dương vật cong, bạn cũng có nguy cơ cao mắc bệnh
  • Rối loạn mô liên kết: Nam giới bị rối loạn mô liên kết có nguy cơ cao mắc bệnh dương vật cong
  • Tuổi tác: Khi tuổi càng cao các liên kết mô càng lỏng léo, những chấn thương khó lành, thường để lại sẹo tăng nguy cơ dương vật bị cong.
  • Phẫu thuật chấn thương: ví dụ như phẫu thuật tuyến tiền liệt cũng có thể khả năng để lại di chứng cong dương vật .

Điều trị hiệu quả bệnh Peyronie (dương vật cong)

Bệnh dương vật cong hoàn toàn có thể chữa khỏi giúp nam giới lấy lại “bản lĩnh đàn ông. Bệnh được chẩn đoán chính xác và có phương pháp điều trị thích hợp sau khi có kết quả thăm khám lâm sàng và xét nghiệm.

Bác sĩ CKI Lê Văn Minh

Tình trạng dương vật bị cong gây nhiều khó khăn và đau đớn trong khi quan hệ. Nếu duy trì tình trạng kéo dài có thể khiến nam giới mất chức năng sinh lý, không thể thực hiện được giao hợp.

Chẩn đoán bệnh cong dương vật như thế nào?

Một số phương pháp chẩn đoán tìm nguyên nhân gây bệnh dương vật cong, cụ thể như sau:

  • Thăm khám biểu hiện lâm sàng: Kiểm tra dương vật của bệnh nhân lúc không cương để xác định vị trí và số lượng mô sẹo. Chẩn đoán ban đầu này giúp xác định xem dương vật đã bị rút ngắn hay chưa.
  • Tiến hành thực hiện các kiểm tra cận lâm sàng: Siêu âm khi dương vật cương cứng. Kiểm tra này có thể cho thấy hình ảnh rõ ràng các vết sẹo, lưu lượng máu đến dương vật và những bất thường khác.

Chẩn đoán bệnh cong dương vật như thế nào?

Khám dương vật khi cương có thể phát hiện thấy:

  • Các khối u xơ cứng nằm ở mặt lưng, mặt bụng hoặc hai mặt bên của dương vật.
  • Xác định được độ cong của dương vật bằng thước đo góc
  • Sờ được chỗ lồi chỗ lõm trên thân dương vật do các khối u nang phát triển không đều

Phương pháp điều trị dương vật bị cong không phẫu thuật

Điều trị không cần phẫu thuật được chỉ định cho nam giới bị cong dương vật, nhưng ở mức độ nhẹ, chưa bị đau hoặc chưa ảnh hưởng đến khả năng tình dục.

Phương pháp điều trị dương vật bị cong không phẫu thuật

Một số phương pháp điều trị không phẫu thuật được chỉ định bao gồm:

  • Sử dụng thuốc uống hoặc tiêm: Bác sĩ có thể kê một số loại thuốc giúp làm giảm độ cong của dương vật.

Ví dụ như: Thuốc uống vitamin E; Potassium para-aminobenzoate (Potaba); Tamoxifen; Colchicine; Acetyl-L-carnitine. Thuốc dạng tiêm Verapamil; Interferon alpha 2b; Steroid; Collagenase (Xiaflex)

  • Liệu pháp sốc sóng ngoại bào (ESWT): Phương pháp sử dụng máy quét siêu âm chiếu trực tiếp lên vùng khối u hoặc các mảng lồi lên ở dương vật, làm tiêu sơ, tiêu khối u nang.

Liệu pháp sốc sóng ngoại bào (ESWT)

Phương pháp phẫu thuật điều trị cong dương vật

Phẫu thuật là phương án cuối cùng của bác sĩ, khi mọi phương án điều trị dương vật cong đều thất bại. Những trường hợp được chỉ định phẫu thuật thường có dương vật cong nhiều, bị đau và ảnh hưởng đến khả năng tình dục.

Phương pháp phẫu thuật điều trị cong dương vật

Hiện nay đang có các phương pháp phẫu thuật để điều trị bệnh, bao gồm:

  • Khâu gấp nếp vật hang
  • Rạch cắt mảng xơ và vá che phủ
  • Đặt vật hang nhân tạo giúp nắn thẳng dương vật
  • Liệu pháp ion hóa sử dụng một dòng điện yếu để đưa một verapamil và dexamethasone qua da;
  • Sử dụng sóng âm thanh cường độ cao để phá vỡ các mô sẹo
  • Sử dụng các thiết bị để kéo dài dương vật
  • Sử dụng các thiết bị chân không.

Rạch cắt mảng xơ và vá che phủ

Nếu nam giới phải thực hiện phẫu thuật chỉnh hình dương vật, thì sau phẫu thuật cần lưu ý:

  • Không tùy ý chạm vào vết rạch, chăm sóc vết rạch theo đúng hướng dẫn của bác sĩ, hạn chế  nguy cơ bị nhiễm trùng.
  • Hạn chế vận động mạnh làm vết rạch bị tổn thương
  • Hậu phẫu nếu có các dấu hiệu bất thường cần liên hệ ngay với bác sĩ. Ví dụ như:  Đau nhiều không giảm khi dùng thuốc, sưng đỏ dương vật, chảy máu bất thường từ dương vật, sốt, khó đi tiểu, vết khâu bị đứt.
  • Không quan hệ tình dục đến khi khỏi hoàn toàn. Thông thường, sau phẫu thuật khoảng 6 tuần vết thương đã lành hẳn và có thể thực hiện giao hợp bình thường.
[Shortcode tư vấn nam khoa]

Những phương án dự phòng bệnh dương vật cong

Dương vật cong là điều ám ảnh của rất nhiều đấng mày râu vừa gây ra bất tiên trong sinh hoạt vừa làm mất đi “bản lĩnh”. Do đó, phòng ngừa bệnh dương vật cong là điều cần thiết mà mỗi nam giới nên làm.

Hạn chế thủ dâm, uốn nắn dương vật

Các cách phòng tránh dương vật bị cong, bao gồm:

  • Hạn chế thủ dâm, uốn nắn dương vật. Ngay cả khi chúng bị cong nhẹ
  • Quan hệ tình dục lành mạnh, tần suất vừa phải. Không nên quan hệ thô bạo, thực hiện các tư thế khó tránh dương vật bị tổn thương
  • Hạn chế vận động mạnh, tránh tối đã các nguy cơ chấn thương cho dương vật trong vận động thể thao
  • Thường xuyên tập luyện thể dục thể thao ít nhất 30 phút mỗi ngày, với cường độ vừa phải để nâng cao sức khỏe, ngăn ngừa các bệnh về hệ miễn dịch.
  • Duy trì lối sống lành mạnh: Ăn uống đủ dinh dưỡng thực phẩm sạch, hạn chế sử dụng các đồ ăn nhanh, đóng gói và các chất kích thích, đồ uống có cồn, có ga… để có hệ miễn dịch khỏe mạnh.
  • Nếu thấy dương vật có biểu hiện bị cong, nên chủ động đến các cơ sở y tế thăm khám và điều trị. Tuyệt đối không tự chữa, nắn bóp tại nhà gây ra những hậu quả nghiêm trọng cho dương vật

Duy trì lối sống lành mạnh

Trên đây là những thông tin về bệnh lý dương vật cong, hi vọng đã giúp nam giới hiểu rõ hơn về căn bệnh này. Từ đó có phương án điều trị bệnh phù hợp nhất hoặc có phương án dự phòng bệnh hiệu quả. Cuối cùng nếu bạn đọc còn bất cứ thắc mắc gì về các vấn đề sức khỏe hãy liên hệ ngay với các bác sĩ chuyên khoa của chúng tôi để nhận được tư vấn và hỗ trợ kịp thời.

Để không mất cước phí điện thoại

Bạn hãy để lại số điện thoại tại đây
Bác sĩ chuyên khoa sẽ gọi ngay cho bạn

Cam kết bảo mật thông tin tuyệt đối